Xuất tiêu chí đánh giá HS trong HĐTN

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 101 - 105)

Mức độ Nỗ lực thêm cố gắng Tốt Rất tốt 1. Cảm xúc của HS khi tham gia vào HĐTN

HS thể hiện được sự thích thú khi tham gia các hoạt động qua những biểu hiện về cử chỉ, nét mặt, điệu bộ

HS mạnh dạn giao tiếp, trao đổi thông tin với GV và bạn;

HS tự tin trình bày những ý kiến, thắc mắc, ý tưởng của mình với GV và bạn.

HS tự tin đi tìm các tài liệu, chụp hình, phỏng vấn 2. Sự chủ động, tích cực của HS khi tham gia HĐTN HS chủ động khám phá các đối tượng trải nghiệm

HS tự tin trình bày, thuyết trình hiểu biết của mình về đối tượng với GV và bạn HS cố gắng, nỗ lực hồn thành nhiệm vụ (cá nhân, nhóm) HS chủ động hỗ trợ, giúp đỡ bạn để hồn thành nhiệm vụ 3. Tính hiệu quả khi tham gia HĐTN

HS thực hiện được hoạt động HS giải quyết được các nhiệm vụ khi tham gia trải nghiệm

Stt Tiêu chí Chỉ số Mức độ Nỗ lực thêm cố gắng Tốt Rất tốt 4. Đánh giá kết quả HĐTN

HS có khả năng chia sẻ kể lại được quá trình thực hiện trải nghiệm; nêu được cảm xúc khi tham gia HĐTN

*Đánh gía hiệu quả của HĐTN

Việc đánh giá hiệu quả HĐTN dựa trên tỷ lệ HS trong lớp đạt được các tiêu chí đánh giá. Giáo viên quan sát HS tham gia hoạt động theo bảng đánh giá đã xây dựng ở trên. Dựa trên những biểu hiện ở các nội dung trong nội hàm mô tả của từng chỉ số sẽ đánh giá theo bốn mức độ:

Mức độ 1: Nỗ lực thêm: Quá trình đánh giá, giáo viên nhận thấy khơng có hoặc có rất ít HS (10% đến 20% trên tổng số HS) có những biểu hiện về nội dung trong nội hàm của từng chỉ số trong tiêu chí đánh giá.

Mức độ 2: Có cố gắng: Q trình đánh giá, giáo viên nhận thấy có dưới ½ tổng số HS có những biểu hiện về nội dung trong nội hàm của từng chỉ số trong tiêu chí đánh giá.

Mức độ 3: Tốt: Q trình đánh giá, giáo viên nhận thấy có trên ½ số trẻ có những biểu hiện về nội dung trong nội hàm của từng chỉ số trong tiêu chí đánh giá.

Mức độ 4: Rất tốt: Quá trình đánh giá, giáo viên nhận thấy hầu hết HS có những biểu hiện về nội dung trong nội hàm của từng chỉ số trong tiêu chí đánh giá. Hiệu quả HĐTN đạt được thể hiện qua mức độ đạt được ở mỗi tiêu chí. Với mỗi tiêu chí, số lượng HS trong lớp đạt được ở mức tốt từ 80% trở lên thì được xem như đạt hiệu quả.

3.2.4. Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ởtrường tiểu học trường tiểu học

Mục đích biện pháp

Giúp cho đội ngũ giáo viên hiểu r về mục đích, ý nghĩa, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức HĐTN, các điều kiện, quy trình tổ chức HĐTN theo hướng phát

triển phẩm chất, năng lực cho học sinh tiểu học.

Trên cơ sở nắm vững kiến thức lý luận, giáo viên cần có phương hướng rèn luyện, bồi dưỡng để hình thành và phát triển những năng lực thiết kế và tổ chức HĐTN. Cụ thể như: Lựa chọn, đặt tên cho hoạt động; xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức hoạt động; triển khai, tổ chức hoạt động; đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm; hợp tác, làm việc nhóm; phát hiện và giải quyết vấn đề; thu thập và xử lí thơng tin

Nội dung và cách thức thực hiện

Lãnh đạo quản lý, GV cần chủ động, tích cực tham gia tập huấn chuyên đề bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV: thông qua lớp tập huấn, các tài liệu của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục, phòng Giáo dục Đào tạo; tư giác, tích cực học tập đổi mơi các phương pháp, hình thức tổ chức HĐTN để có cơ sở lý luận vững chắc để tổ chức hoạt động trải nghiệm hiệu quả. Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng tập trung cụm trường, thơng qua sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn trường về tổ chức HĐTN; trang bị, cung cấp cho giáo viên tài liệu học tập tổ chức HĐTN; giáo viên tích cực tự nghiên cứu tài liệu, tự khai thác nguồn tài liệu của đồng nghiệp trên mạng internet, học qua giáo trình, tài liệu và các hình thức khác Tổ chức cho giáo viên giao lưu, học tập, chia sẻ kinh nghiệm với các trường bạn trong việc tổ chức HĐTN. Mỗi giáo viên cần tích cực tham gia thao giảng, dự giờ các tiết tổ chức HĐTN để trao đổi kinh nghiệm; giáo viên nghiên cứu viết sáng kiến về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức, đánh giá HĐTN cho học sinh.

Thiết kế và tổ chức linh hoạt các nội dung giáo dục trải nghiệm cho cho học sinh phù hợp với đặc điểm học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường, lớp học, địa phương giúp học sinh có cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; bồi dưỡng cho HS tình yêu đối với quê hương đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của dân tộc.

3.2.5. Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho tổ chức HĐTN hiệu quả

Mục đích biện pháp:

Nhà trường đảm bảo mơi trường thuận lợi để tổ chức cho học sinh tham gia các HĐTN sẽ mở ra cơ hội để học sinh được khám phá, tự hình thành kiến thức, rèn luyện

các kĩ năng và hình thành thái độ, hành vi đúng đắn Đồng thời đảm bảo đầy đủ về nhân lực và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tổ chức HĐTN cho HS; tạo điều kiện để tất cả HS được trải nghiệm tốt nhất. Yêu cầu đặt ra là lãnh đạo, quản lý nhà trường cần tạo được môi trường, điều kiện (huy động nhân lực, vật lực) và có sự phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm.

Nội dung biện pháp

Hoạt động trải nghiệm được tổ chức trong và ngoài nhà trường, trong hoạt động trải nghiệm cần đảm bảo tất cả học sinh được tham gia. Có thề tổ chức HĐTN linh hoạt theo các quy mơ khác nhau như: theo nhóm, theo lớp, theo khối lớp, theo trường Tổ chức HĐTN cần gắn liền với nội dung hoạt động của chủ điểm giáo dục; có tính định hướng, chuẩn bị cho các hoạt động của tuần và của tháng, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, làm cho mỗi học sinh đều sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực.

Cách thực hiện

Tổ chức hoạt động trải nghiệm rất cần có sự kết nối giữa ba mơi trường giáo dục: Nhà trường, gia đình và cộng đồng xã hội trong tổ chức tốt các Hoạt động trải nghiệm, có sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Mỗi lực lượng giáo dục có tiềm năng, thế mạnh riêng, sự phối hợp thống nhất, đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục trong việc thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm sẽ khai thác, phát huy được sức mạnh từng lực lượng giáo dục, đồng thời sẽ huy động được nguồn nhân lực, vật lực cần thiết để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh một cách hiệu quả.

LĐQL nhà trường cần xây dựng kế hoạch huy động tất cả các nguồn lực trong và ngoài nhà trường vào tổ chức HĐTN; quan tâm tạo điều kiện kinh phí cho GV đi tham quan thực tế các địa điểm, mơ hình, cơ sở sản xuất để có thêm kinh nghiệm về tổ chức HĐTN hiệu quả cho học sinh; Động viên, khen thưởng kịp thời những giáo viên có cách làm hay, hiệu quả về HĐTN để tạo động lực cho giáo viên tích cực, sáng tạo cho học sinh với phương pháp và hình thức ngày đa dạng hơn, thu hút, hấp dẫn tất cả học sinh tham gia tích cực.

3.3. Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất

3.3.1. Mục đích và nội dung khảo nghiệm

Mục đíc khảo nghiệm để giúp người nghiên cứu xác định đúng đắn tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp để xuất trước khi thực hiện các hoạt động trải nghiệm thực tế tại các trường tiểu học trên địa bàn Quận 9 (nay là Thành phố Thủ Đức), Thành phố Hồ Chí Minh.

Nội dung khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp sau: Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về HĐTN

Biện pháp 2: Tổ chức đa dạng các hình thức, phương pháp HĐTN phù hợp với điều kiện nhà trường và địa phương.

Biện pháp 3: Thực hiện quy trình tổ chức HĐTN cho HS lớp 5 ở trường tiểu học Biện pháp 4: Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho tổ chức HĐTN hiệu quả.

3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm và cách thức khảo nghiệm

Tác giả đã tiến hành khảo nghiệm bằng phiếu hỏi cho 147 đối tượng gồm:14 CBQL và 133 giáo viên dạy lớp 5 ở năm trường tiểu học trên địa bàn Quận 9 nhằm đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

Thống kê, phân tích các kết quả trên phiếu trưng cầu ý kiến. Kết quả khảo nghiệm được quy ước như sau:

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)