Kết quả khảo nghiệm biện pháp 4

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 110 - 163)

STT Nội dung MĐ cần thiết MĐ khả thi

ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH

1

Hiệu trưởng nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để các lực lượng tổ chức HĐTN

3,84 ,371 4 3,59 ,493 1

2 Giáo viên cần nhận thức được vai trò,

tầm quan trọng của HĐTN 3,88 ,329 3 3,51 ,578 2

3 Học sinh phải tích cực, chủ động

tham gia HĐTN 3,73 ,443 6 3,16 ,820 5

4 Tổ chức HĐTN phải phù hợp với

năng lực, tâm lý học sinh 3,55 ,610 7 3,33 ,742 3 5 Tổ chức HĐTN cần thu hút sự phối

hợp, tham gia của phụ huynh học sinh 3,45 ,610 8 2,90 ,792 7

6

Tổ chức HĐTN cần phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

3,94 ,241 2 2,88 ,748 8

7 Tổ chức HĐTN cho HS rất cần CSVC,

STT Nội dung MĐ cần thiết MĐ khả thi ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH

8 Lựa chọn địa điểm, thời điểm tổ chức

HĐTN phải phù hợp 3,76 ,431 5 3,20 ,835 4

Điểm trung bình chung 3,76 3,19

Biểu đồ: 3.1: Kết quả khảo nghiệm các biện pháp tổ chức HĐTN

Qua bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 cho thấy kết quả khảo nghiệm biện pháp cho thấy các nội dung trong biện pháp được cán bộ quản lý, giáo viên tham gia khảo sát đánh giá theo các mức độ từ thấp đến cao trong thang đo, mức “cần thiết” và “rất khả thi”; với điểm trung bình 3,76 và mức độ “khả thi” với điểm trung bình 3,19. Cụ thể như sau: Tất cả các tiêu chí của biện pháp đều được đánh giá ở mức “cần thiết” và “ khả thi”. Với tiêu chí “Tổ chức HĐTN cho học sinh rất cần CSVC, trang thiết bị hiện đại và kinh phí” có điểm trung bình cao nhất 3,96 điểm ở mức “cần thiết” và 3,02 điểm ở mức “khả thi” cho thấy, để tổ chức hiệu quả HĐTN cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học trên địa bàn Quận 9 rất cần sự hỗ trợ về kinh phí cũng như trang thiết bị cơ sở vật chất.

Tiếp theo đó là nội dung tổ chức HĐTN cần phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường có điểm trung bình là 3,94 điểm ở mức rất cần thiết cũng được đánh giá cao cho thấy cần phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường là rất cần thiết để tổ chức HĐTN cho học sinh. Việc giáo viên cần nhận thức được vai trị, tầm quan trọng của HĐTN có điểm trung bình 3,88 điểm ở

mức rất cần thiết và 3,51 điểm ở mức khả thi. Học sinh phải tích cực, chủ động tham gia HĐTN cũng được đánh giá cao có điểm trung bình mức rất cần thiết 3,73 điểm và 3,33 điểm ở mức khả thi.

3.5. Thực nghiệm biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 ở trường tiểu học Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh

3.5.1. Mục đích và nội dung thực nghiệm sư phạm

Mục đích tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi, phù hợp của các biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 tại các trường tiểu học trên địa bàn Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.

Cụ thể là đánh giá tính khả thi của biện pháp 3: “Thực hiện quy trình tổ chức

HĐTN cho học sinh lớp 5 ở trường tiểu học”.

3.5.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm

Nhằm tạo cơ hội cho học sinh tham gia các hoạt động với không gian rộng hơn giúp HS được tăng cơ hội trải nghiệm cũng như thể hiện bản thân nên người nghiên cứu đã tham mưu với Hiệu trưởng nhà trường về tổ chức thực hiện kế hoạch trải nghiệm định kì theo quy mơ khối lớp 5 của nhà trường.

Để tổ chức HÐTN biện pháp 3, người nghiên cứu chọn 40 HS lớp 5 trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng làm lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Thời gian bắt đầu tổ chức thử nghiệm vào Học kỳ II (tháng 4 năm học 2020-2021).

Trước khi thực nghiệm, tác giả gặp các giáo viên dạy lớp 5 của trường để trao đổi một số vấn đề về kế hoạch, nội dung, đối tượng HS sẽ tham gia thực nghiệm; trao đổi, trình bày chia sẻ với giáo viên về ý tưởng thiết kế hoạt động trải nghiệm, giải đáp các thắc mắc của giáo viên về thực hiện kế hoạch trải nghiệm, hướng dẫn và thống nhất cách tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS. Sau thực nghiệm, tác giả khảo sát ý kiến của CBQL, giáo viên và học sinh đối với hoạt động trải nghiệm.

3.5.3. Nội dung và hình thức thực nghiệm

Tác giả đã tiến hành thực nghiệm quy trình tổ chức HĐTN cho học sinh lớp 5 với các nội dung trải nghiệm: Tham gia vào các hoạt động tìm hiểu học tập tại di tích lịch sử Bến Nhà Rồng; tìm hiểu khám phá cơng trình kiến trúc Bến Nhà Rồng; các hiện vật trưng bày trong di tích; tham gia vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại di

tích; chụp hinh, quay video clip; tham gia trị chơi rung chuông vàng, viết thu hoạch, cảm nhận...

Sau tiết thực nghiệm, tác giả khảo sát ý kiến của CBQL, giáo viên và học sinh đối với hoạt động trải nghiệm học tập thực tế.

3.5.4. Tiến trình thực nghiệm

Tổ chức HĐTN theo chủ đề cho học sinh lớp 5 với chủ đề: “Tự hào sử Việt ” Giai đoạn 1: Thiết kế HĐTN theo chủ đề (định kỳ)

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THAM QUAN CHỦ ĐỀ: EM TÌM HIỂU LỊCH SỬ BẾN NHÀ RỒNG

1. Mục tiêu:Sau buổi tham quan di tích Bến Nhà Rồng, học sinh có khả năng:

* Về năng lực đặc thù:

- Trình bày được các thơng tin về lịch sử của Bến Nhà Rồng nơi Bác Hồ ra đi tìm dường cứu nước, nguyên nhân Nguyễn Tất Thành (Bác Hồ) quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.

- Bổ sung, củng cố, khắc sâu thêm kiến thức về các môn học như: Lịch sử (Nước nhà bị chia cắt, Tiến vào Dinh Độc Lập), Tiếng Việt (Văn tả cảnh, kể chuyện), Mỹ thuật (Thưởng thức mĩ thuật; dùng màu sắc trong trang trí), Đạo đức (Em yêu Tổ quốc Việt Nam; Em u hịa bình; Hợp tác với mọi người xung quanh)

-Đề xuất được một số biện pháp để bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử.

- Phát triển kĩ năng thu thập thông tin, phỏng vấn, điều tra thực tế; kĩ năng trình bày thuyết trình vấn đề về lịch sử, viết báo cáo, thu hoạch; kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động trải nghiệm, kĩ năng giải quyết vấn đề.

* Về năng lực chung: Phát triển năng lực: giao tiếp và hợp tác; tự học, hoạt động nhóm

* Về phẩm chất:

- Học sinh hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động trong buổi trải nghiệm. bồi dưỡng cho HS lịng tự hào, lịng kính u, biết ơn Bác Hồ và những anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh vì q hương, đất nước Việt Nam. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa tại địa phương nơi sinh sống;

- Yêu quê hương đất nước; tôn trọng, giữ gìn các di tích lịch sử của đất nước, thực hiện các việc làm tốt chăm sóc, bảo vệ di tích lịch sử địa phương. HS nâng cao ý

thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, gìn giữ các di tích lịch sử và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Biết nhắc nhở mọi người cùng thực hiện hành vi ứng xử văn hóa khi tham quan các di tích lịch sử.

2. Chuẩn bị

2.1. Cơng tác phối hợp chuẩn bị môi trường, các nội dung trải nghiệm cho học sinh lớp 5

- Thời gian tổ chức: Thứ sáu, ngày 18 tháng 12 năm 2020

- Địa điểm tham quan học tập trải nghiệm: Di tích lịch sử Bến Nhà Rồng, tại Thành Phố Hồ Chí Minh

- Đối tượng tham dự: Tất cả học sinh Khối 5 của trường TH Đinh Tiên Hồng - Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với cơng ty Du lịch Cầu Vồng Việt để kí hợp đồng; phối hợp chuẩn bị các điều kiện: phương tiện di chuyển ( đảm bảo an toàn ho HS trong chuyến tham quan); về bàn, ghế, nước uống, sân khấu âm thanh

- Phối hợp Ban quản lý di tích cùng thống nhất: chương trình kế hoạch hình thức, nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong thời gian tham quan học tập trải nghiệm tại di tích.

2.2. Phân cơng tổ chức thực hiện

- Giáo viên chủ nhiệm các lớp 5 và Đoàn thanh niên, Tổng phụ trách Đội phối hợp cùng nhân viên của công ty Du lịch Cầu Vồng Việt, nhân viên tại Khu di tích để thiết kế các hoạt động; bảo đảm cho tất cả HS được tham gia HĐTN: xem phim tư liệu, nghe thuyết minh về di tích; tìm kiếm thêm các thơng tin; thực hiện phỏng vấn thêm để biết thêm các thông tin theo nhu cầu học tập của HS; Tham gia vào chương trình văn nghệ; các trị chơi cho HS: Rung chng vàng; trả lời câu đố; , trả lời các câu hỏi của ban tổ chức liên quan đến các nội dung học tập trải nghiệm tại di tích.

- Trước buổi trải nghiệm một tuần, GV liên hệ trước với Ban Quản lí di tích, gặp gỡ trao đổi với cán bộ hướng dẫn khu du tích, trình bày mục đích, yêu cầu của buổi học để thống nhất kế hoạch phối hợp; phổ biến r cho HS nội dung của buổi trải nghiệm; chia nhóm HS, giao nhiệm vụ và hướng dẫn tìm hiểu tư liệu cho từng nhóm.

* GV chuẩn bị về phương tiện, tài liệu: Phối hợp với Ban quản lý di tích để sinh

hoạt Nội quy tham quan; bố trí thêm máy chiếu, máy tính, bảng nhóm, giá treo, sắp xếp khơng gian để học sinh các lớp được tham gia hoạt động,

+ Chuẩn bị câu hỏi tổ chức trị chơi “rung chng vàng”; một số hình ảnh, video ( Bến Nhà Rồng, Bác Hồ); Quà tặng học sinh, phiếu, giấy màu

+ Phương tiện: Máy chiếu, máy tính, bảng nhóm...

- Trước buổi trải nghiệm một ngày, GV phổ biến lại mục đích, yêu cầu của buổi trải nghiệm tại Di tích lịch sử Bến Nhà Rồng. Thơng báo tới phụ huynh học sinh biết để phối hợp và tạo điều kiện cho buổi trải nghiệm diễn ra an toàn và hiệu quả.

* Học sinh chuẩn bị:

- Kiến thức kinh nghiệm liên quan đến chủ đề hoạt động, bút viết, tập vở ghi chép. HS giao lưu, chia sẻ và thể hiện kiến thức, kinh nghiệm của mình về mơn lịch sử; trực tiếp tham gia vào các hoạt động tìm hiểu về cuộc hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ.

- Thực hành trải nghiệm học tập tại khu di tích: kiến thức lịch sử giúp HS viết bài thu hoạch, làm các sản phẩm có ý nghĩa sau chuyến trải nghiệm

- HS các nhóm nhận nhiệm vụ, tự phân cơng nhóm trưởng và thư kí. Nhóm trưởng sẽ giao nhiệm vụ thực hiện cho từng thành viên để sưu tầm và xử lí nguồn tài liệu; chuẩn bị sổ sách ghi chép, mỗi thành viên tìm hiểu một nội dung; chuẩn bị sẵn các phương tiện, thiết bị cần thiết; các nhóm lên kế hoạch chuẩn bị bài thuyết trình... Chuẩn bị đồ dùng dụng cụ, phương tiện thiết bị phù hợp với yêu cầu của các hoạt động: Giấy A4, A0, bìa màu, bút dạ, giấy màu, kéo, băng dính, hồ dán Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được giao để chuẩn bị cho các hoạt động của chủ đề.

2.3. Chuẩn bị thực hiện đánh giá hoạt động

Ban giám khảo: mời 3 cán bộ quản lý của trường, 2 tổ trưởng chuyên môn thực hiện đánh giá hoạt động của HS lớp 5 trong buổi tham quan trải nghiệm và thực hiện đánh giá về tính hiệu quả của các HĐTN.

3. Nội dung và phương thức tổ chức HĐTN cụ thể

- Tìm hiểu những nét văn hố, cơng trình kiến trúc đặc sắc của khu di tích: HS tìm hiểu thêm các tư liệu, chụp hình, quay clip để viết bài thuyết trình ngắn ngọn về các sự kiện lịch sử liên quan tới Bác Hồ (thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành)

- Ghi chép, tìm kiếm thên các thơng tin hỗ trợ cho viết bài thuyết trình ( ngắn ngọn) về nguyên nhân vì sao người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước?

- HS xem phim tư liệu, nghe thuyết minh viên giới thiệu về khu di tích Bến Nhà Rồng, đồng thời ghi chép nhanh, ngắn gọn nội dung của thuyết minh viên và tự thuyết minh lại những nội dung ấn tượng nhất về khu di tích; về Bác Hồ kính yêu.

- HS xem chương trình văn nghệ; tham gia giải câu đố và trả lời các câu hỏi của GV; thi làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về di tích lịch sử Bến Nhà Rồng nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Ngồi ra, các nhóm đều có nhiệm vụ chung phỏng vấn và trả lời phỏng vấn; quay phim, chụp ảnh làm tư liệu để viết bài thu hoạch sau trải nghiệm.

Giai đoạn 2. Tổ chức tiến trình HĐTN theo kế hoạch

* Hoạt động 1:Tổ chức HĐTN thực tế cho HS

1. Giáo viên giới thiệu chủ đề trải nghiệm cho HS:

Giáo viên giới thiệu chủ đề trải nghiệm cho HS: Em biết gì về địa danh Bến Nhà Rồng? Em có biết nơi đây có sự kiện lịch sử tiêu biểu nào khơng? Cảm nghĩ của em như thế nào khi được đi tham quan tham di tích Bến Nhà Rồng?

GV tuyên bố lí do và thành phần tham dự buổi trải nghiệm: đại diện Ban Quản lí di tích; Ban giám hiệu nhà trường cùng các thàn viên khác trong Ban giám khảo; giới thiệu các GV hướng dẫn hỗ trợ là thuyết minh viên (sẽ hỗ trợ hướng dẫn các vị trí di tích, thuyết minh về di tích như trong kế hoạch đã thống nhất); giới thiệu khái quát nội dung; các hoạt động của buổi tham quan trải nghiệm và những quy định, yêu cầu khi tham gia vào các hoạt động trải nghiệm tại di tích cho HS

2. Tiến hành các HĐTN tại di tích lịch sử Bến Nhà Rồng

Tất cả HS đều tham gia trải nghiệm vào các hoạt động mà HS yêu thích và các hoạt động liên quan đến nhiệm vụ được GV giao dưới sự bao quát của giáo viên và các hướng dẫn viên của công ty du lịch Cầu Vồng Việt. Trong quá tình HS tham gia các hoạt động, giáo viên cần bao quát, hỗ trợ kịp thời cho cho HS và giải quyết các tình huống phát sinh

HS nghe thuyết minh, xem phim tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ; HS các nhóm đi tham quan trải nghiệm tại các phịng trưng bày: ghi chép, chụp hình,

đọc tư liệu quan sát các hiện vật được trưng bày tại các phòng lưu niệm gắn sự kiện lịch sử Bến Nhà Rồng nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

* Hoạt động 2: Tổ chức chia sẻ kinh nghiệm

Tập trung nghe báo cáo của kết quả của các nhóm:

Sau khi HS tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, giáo viên tổ chức cho HS được chia sẻ về kinh nghiệm đã trải qua. Nội dung chia sẻ hướng đến các kinh nghiệm của HS liên quan đến HĐTN mà các em đã trải qua bằng hệ thống các câu hỏi nhằm khai thác được kinh nghiệm, nhận thức của HS liên quan đến chủ đề, đề tài đã thực hiện: Buổi tham quan trải nghiệm sáng nay của các em nói về chủ đề gì? Có những hoạt động nào các em đã tham gia tại khu di tích? Em đã tham gia vào những hoạt động nào tại đây?

Học sinh chia sẻ kinh nghiệm như sau:

+ Nhóm 1: trình bày bài thuyết trình ngắn ngọn về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.

Tập trung vào nội dung: Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19 - 5 - 1890, trong một gia đình nhà nho yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Thời niên thiếu của Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân. Người sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 110 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)