(Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở kết quả nghiên cứu)
Phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành thông qua việc thu thập dữ liệu bằng số và sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm tóm tắt, tổng kết, phân tích kết quả của các dữ liệu định luợng thu thập được qua kết quả quan sát, khảo sát thực tế dưới dạng số hay biểu đồ, đồ thị để mô tả thực trạng HTCT phân tích HQKD
Cơ sở lý luận về HQKD và hệ thống chỉ tiêu phân tích HQKD
Nguyên tắc xây dựng và tiêu chí đánh giá hệ thống chỉ tiêu phân tích HQKD Thiết kế khảo sát và thang đo:
- DN: 27/40
- KTT, lãnh đạo, NĐT, chuyên gia: 71/101 Nghiên cứu định tính và định lượng
Thống kê mơ tả
Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu phân tích HQKD
Kết luận và đề xuất các giải pháp hồn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích HQKD trong các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam
52
tại các DN sản xuất và chế biến sữa. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành tính tốn, phân tích, sắp xếp để làm bộc lộ các mối liên hệ và xu thế của các nội dung, chỉ tiêu phân tích HQKD tại các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam. Số liệu nghiên cứu được tác giả trình bày dưới nhiều cách thức khác nhau, từ thấp đến cao, từ những con số rời rạc đến các bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị, phân tích chỉ số trung bình... Mục đích sử dụng phương pháp thống kê mơ tả là nhằm tóm tắt dữ liệu, mô tả mẫu nghiên cứu dưới dạng số hay đồ họa (biểu đồ, đồ thị) để cung cấp một bức tranh rõ ràng về thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích HQKD tại các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam hiện hành.
3.2. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu
Để tiến hành nghiên cứu luận án, trước hết tác giả tiến hành thu thập các thông tin về cơ sở lý luận; các quan điểm về HQKD; ý nghĩa của HQKD và phương pháp, nội dung đánh giá HQKD; các quan điểm về xây dựng HTCT phân tích HQKD. Mặt khác, tác giả cũng tiến hành tổng quan các cơng trình, đề tài nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan trực tiếp đến HQKD và HTCT phân tích HQKD. Trên cơ sở tổng quan các đề tài nghiên cứu, tác giả thực hiện việc tổng hợp, phân loại, sắp xếp và chia nhóm các cơng trình theo các nhóm như sau:
- Nhóm các cơng trình nghiên cứu trong nước - Nhóm các cơng trình nghiên cứu nước ngồi
Trong từng nhóm nghiên cứu trong nước và nghiên cứu nước ngoài tác giả lại chia thành các nhóm nhỏ theo nội dung đề tài nghiên cứu; quan điểm của các tác giả về HQKD, phân tích HQKD và quan điểm xây dựng chỉ tiêu phân tích HQKD khác nhau.
Tiếp đến, tác giả tiến hành thu thập các văn bản về quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành về phát triển DN trong thời kỳ hội nhập và đặc biệt là định hướng, chiến lược, kế hoạch phát triển ngành sữa của nước ta trong thời gian tới. Từ đó, tác giả có cái nhìn tổng quan về cơ sở lý luận để tiến hành nghiên cứu xây dựng HTCT phân tích HQKD cho các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam một cách đầy đủ, toàn diện và chuẩn xác nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả quản trị DN giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững cho các DN nội địa trong thời kỳ hội nhập ngày càng sâu rộng vào WTO và TPP. Việc thu thập các thông tin, dữ
53
liệu này được tác giả thực hiện thơng qua tìm hiểu các tài liệu,thông tin trên các trang web trong nước và nước ngồi, các trang web của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành, các hiệp hội…
Ngoài việc nghiên cứu, thu thập các tài liệu về cơ sở lý luận, các trường phái lý thuyết, quan điểm về HQKD nhằm bổ sung thêm cơ sở lý luận về HQKD và HTCT phân tích HQKD của các nghiên cứu trước, tác giả tiến hành nghiên cứu về lý thuyết Thẻ điểm cân bằng (BSC) của giáo sư Kaplan và Norton(Kaplan, 1983), (Kaplan, and Norton, 1992), (Kaplan, and Norton, 1993), (Kaplan, and Norton, 1996), (Kaplan, and Norton, 2001); các ưu điểm vượt trội của BSC trong việc đánh giá hiệu quả, HQKD của các DN cũng như những yêu cầu, điều kiện áp dụng BSC vào xây dựng HTCT phân tích HQKD cho các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam.
Ngoài ra, để hoàn thiện nghiên cứu đề tài luận án, tác giả cịn tiến hành thu thập thơng tin, dữ liệu thông qua điều tra, khảo sát và phỏng vấn sâu.
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phương pháp điều tra khảo sát, phỏng vấn sâu các kế toán trưởng, cán bộ kế toán, chuyên viên phân tích tài chính của các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam; lãnh đạo các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam; các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán và các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, phân tích tài chính của các cơng ty chứng khốn nhằm thu thập thơng tin, dữ liệu bổ sung cho cơ sở lý luận về HTCT phân tích HQKD và đánh giá thực trạng HTCT phân tích HQKD tại các DN sản xuất và chế biến sữa.
Trong số các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam có một số DN có quy mô và thị phần khá lớn trên thị trường là các công ty cổ phần đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, đồng thời cũng là những DN hoạt động rất hiệu quả, được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Do đó các thơng tin phân tích HQKD của DN cũng là một trong những kênh thông tin quan trọng hỗ trợ cho các nhà đầu tư trong việc ra quyết định. Họ là những người sử dụng và đánh giá chuẩn xác nhất về vai trò, tầm quan trọng của các báo cáo phân tích HQKD trong việc minh bạch thơng tin. Vì vậy, tác giả đã tiến hành khảo sát và phỏng vấn đối với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đã và đang quan tâm, đầu tư vào cổ phiếu của các DN sữa.
54
Tóm lại, nguồn thu thập số liệu của luận án dựa trên hai nguồn chính:
- Nguồn thứ cấp: tác giả sử dụng chủ yếu các số liệu trên báo cáo phân tích,
báo cáo tài chính đã kiểm toán; báo cáo của HĐQT; ban giám đốc; báo cáo của ban kiểm soát; bản cáo bạch, báo cáo thường niên, báo cáo bất thường…của các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam. Ngoài ra, tác giả cịn sử dụng các báo cáo phân tích của các cơng ty chứng khốn, các chun gia phân tích.
- Nguồn sơ cấp: tác giả thu thập thông tin từ các phiếu điều tra, khảo sát và
phỏng vấn sâu lãnh đạo DN; kế toán trưởng, cán bộ kế tốn, chun viên phân tích, chun gia, nhà đầu tư…Tác giả tiến hành thiết kế bảng hỏi nhằm thu thập những ý kiến đánh giá của đối tượng được khảo sátvề thực trạng HTCT phân tích HQKD tạicác DN sản xuất và chế biến sữa, đồng thời cũng chú trọng đến những đánh giá của họ về mức độ sử dụng, mức độ quan trọng của HTCT phân tích đối với quản trị DN, đối với nhà đầu tư để từ đó làm cơ sở xây dựng hoàn thiện HTCT phân tích HQKD tại các DN sản xuất và chế biến sữa nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu quản trị của lãnh đạo DN và nhà đầu tư.
Nhằm đảm bảo các thông tin, dữ liệu thu thập được mang tính đại diện và chuẩn xác, tác giả đã tiến hành khảo sát, phỏng vấn 03 nhóm đối tượng nghiên cứu chính: (01)kế toán trưởng, cán bộ kế tốn, chun viên phân tích tài chính của các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam; (02) lãnh đạo các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam; (03) các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán và các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, phân tích tài chính của các cơng ty chứng khốn, cụ thể như sau:
Thứ nhất,kế toán trưởng, cán bộ kế toán, chuyên viên phân tích tài chính của
các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam.
Với nhóm đối tượng này, tác giả đã tiến hành gửi phiếu điều tra, phỏng vấn đối với 40 đối tượng là các kế tốn trưởng, cán bộ kế tốn phân tích của các DN sản xuất và chế biến sữa. Kết quả, có 29 phiếu trả lời hợp lệ tương ứng với tỷ lệ phiếu đạt là 71%, các phiếu còn lại không hợp lệ do người được khảo sát từ chối trả lời hoặc trả lời không đầy đủ nội dung khảo sát.
55
Nhóm đối tượng này là các lãnh đạo của các DN sản xuất và chế biến sữa đang trực tiếp điều hành DN, là những người sử dụng các báo cáo phân tích HQKD của DN để quản trị DN do đó họ nắm rất rõ về thực trạng HTCT phân tích HQKD của các DN này, đồng thời cũng là những người đánh giá chính xác về mức độ quan trọng, mức độ sử dụng HTCT phân tích HQKD đối với quản trị DN hiện tại cũng như sự đánh giá về mức độ hài lòng của họ đối với các chỉ tiêu, những ý kiến đề xuất về mong muốn của họ trong việc hồn thiện các chỉ tiêu phân tích HQKD tại các DN. Ở nhóm đối tượng này, tác giả tiến hành khảo sát, phỏng vấn đối với 27 lãnh đạo DN, kết quả hợp lệ là 20, các đối tượng cịn lại khơng trả lời phiếu khảo sát.
Thứ ba, nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán và các chuyên gia trong lĩnh
vực tài chính, phân tích tài chính của các cơng ty chứng khốn, quản lý Nhà nước. Nhóm đối tượng này bao gồm 34 người được khảo sát và phỏng vấn, với tỷ lệ phiếu trả lời hợp lệ thu về là 22 phiếu (63%).
Cũng giống như đối tượng ở nhóm thứ hai, nhóm thứ ba là các nhà đầu tư, các chuyên gia, quản lý Nhà nước là những đối tượng cần thơng tin phân tích HQKD của các DN nhằm mục đích để đánh giá chuẩn xác bức tranh tài chính của DN để ra các quyết định. Nhà đầu tư cần các thông tin đầy đủ, kịp thời để quyết định đầu tư, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần thông tin để điều hành vĩ mơ. Chính vì vậy các thơng tin phân tích HQKD càng minh bạch bao nhiêu sẽ càng giúp cho họ ra quyết định chính xác bấy nhiêu.
Tác giả tiến hành thu thập thông tin thông qua việc gửi bản câu hỏi khảo sát cho đối tượng được khảo sát bằng 03 cách: đường bưu điện; gửi email và gặp trực tiếp. Với 03 phương pháp thu thập thông tin như trên thì việc gặp trực tiếp đối tượng khảo sát để khảo sát và phỏng vấn mang lại hiệu quả cao hơn do ngồi những thơng tin cứng trong bản hỏi thì tác giả có thể phỏng vấn sâu các đối tượng nhằm khai thác những thông tin hữu ích cho việc nghiên cứu, đồng thời cũng đảm bảo các phiếu khảo sát được trả lời đầy đủ, đạt chất lượng tốt hơn so với các phương pháp khác. Tuy nhiên do các DN sản xuất và chế biến sữa phân bố rải rác khắp các tỉnh thành, tập trung nhiều ở thành phố Hồ Chí Minh do đó việc tiếp cận trực tiếp đối tượng khảo sát cũng phần nào gặp khó khăn. Vì vậy tác giả thu thập thơng tin dữ liệu chủ
56
yếu thông qua gián tiếp gửi phiếu khảo sát. Phỏng vấn sâu chủ yếu được tiến hành đối với nhà đầu tư và các chuyên gia.
3.3 Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu
Dựa vào các phiếu điều tra, khảo sát và phỏng vấn sâu thu được, tác giả tiến hành sắp xếp, tổng hợp các thông tin, dữ liệu theo từng nội dung cụ thể. Tổng số phiếu điều tra, khảo sát phát ra là 101 phiếu, phiếu thu về hợp lệ là 71 phiếu (chiếm 70%).
Sau khi thu thập đầy đủ số liệu, dữ liệu tác giả nhập vào bảng excel, mã hóa các biến rồi chuyển vào phần mềm SPSS 16.0 với tổng số lượng mẫu là 71 phiếu. trong đó:
-Phân theo đối tượng khảo sát gồm: 29 phiếu kế toán trưởng, cán bộ kế tốn phân tích (chiếm 41%); 20 phiếu lãnh đạo DN (chiếm 28%); 22 phiếu nhà đầu tư, chuyên gia (chiếm 31%).
-Phân theo quy môDN gồm:7 DN nhỏ (chiếm 26%); 11 DN vừa (chiếm 41%); 9 DN lớn (chiếm 33%).
-Phân theo loại hìnhDN gồm 19 công ty cổ phần (chiếm 70%); 8 công ty trách nhiệm hữu hạn (chiếm 30%).
-Phân theo sở hữu vốn Nhà nước gồm: 01 DN có vốn Nhà nước (chiếm 3,7%); 26 DN khơng có vốn Nhà nước (chiếm 96,3%).
Căn cứ kết quả tổng hợp được, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá về thực trạng HTCT phân tích HQKD tại các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam: những ưu điểm và những mặt còn hạn chế cần hoàn thiện cũng như nguyên nhân chủ quan và khách quan của thực trạng đó. Tác giả đã tiến hành một số cơng cụ phân tích và kiểm định trên phần mềm SPSS bao gồm:
Thống kê mẫu: Mục đích của thống kê mẫu là nhằm thống kê và tính tốn tỷ lệ
57