Về số lượng, nội dung và cáchthức đánh giá

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam (Trang 111 - 115)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG

4.3. Đánh giá thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tíchhiệu quả kinh doanh tạ

4.3.1. Về số lượng, nội dung và cáchthức đánh giá

Xét tổng thể, thực trạng HTCT phân tích HQKD ở hầu hết các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam chưa đầy đủ và toàn diện. Tuy nhiên đối với một số ít cơng ty cổ phần sữa niêm yết trên thị trường chứng khốn thì việc tuân thủ quy định của Nhà nước về số lượng các chỉ tiêu, tên gọi, nội dung, phương pháp tính một số chỉ tiêu phân tích HQKD khá đầy đủ, rõ ràng, nhất quán theo quy định chung về công bố

64% 25%

11%

101

thông tin của Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước. Các DN này tuân thủ kịp thời quy định về công bố thông tin đối với các công ty cổ phần niêm yết.

Mặt khác, một số DN lớn đã bước đầu xây dựng được mục tiêu, chiến lược phát triển ngắn và dài hạn của DN căn cứ vào định hướng phát triển chung của ngành, nhu cầu của thị trường và lợi thế của DN. Trên cơ sở đó, các DN cũng đã xây dựng những chỉ tiêu và thước đo nhằm đánh giá hiệu quả theo mục tiêu đã đề ra. Đây là một quan điểm đánh giá HQKD và quản trị hiện đại. Hoạt động phân tích nói chung và HTCT phân tích HQKD nói riêng cần gắn với mục tiêu của DN sẽ giúp đo lường, đánh giá HQKD của DN một cách chuẩn xác nhất.

Với một số DN sữa có phương pháp quản trị hiện đại như Vinamilk thì quan điểm đánh giá HQKD cũng có nhiều tiến bộ hơn các DN khác trong ngành. Khi tiến hành đánh giá HQKD của DN, ngồi các chỉ tiêu tài chính theo quy định bắt buộc về cơng bố thơng tin của Nhà nước thì DN này đã sử dụng một số chỉ tiêu phi tài chính giúp đánh giá HQKD của DN một cách đầy đủ hơn gắn với mục tiêu đã đề ra. Các chỉ tiêu mà Vinamilk thường sử dụng là các chỉ tiêu đánh giá về khía cạnh khách hàng, thị trường, khía cạnh nhân viên và các chỉ tiêu đánh giá về trách nhiệm, đóng góp đối với xã hội, cộng đồng. Quan điểm đánh giá HQKD của DN theo hướng phát triển lâu dài bền vững, gắn mục tiêu, sự phát triển của DN với mục tiêu, sự phát triển của xã hội, của cộng đồng là quan điểm rất tiến bộ và đúng đắn, phù hợp. Chính vì vậy các DN sản xuất và chế biến sữa có quy mơ lớn, hoạt động lâu năm, có kinh nghiệm như Vinamilk hay những DN mới nổi như TH True milk cũng đều nhận thức đúng mức về chiến lược phát triển lâu dài bền vững cho DN và các DN này cũng có có nhiều hoạt động chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng. Đây là những ưu điểm vượt trội của các DN lớn so với những DN nhỏ. Điều này xuất phát từ nhận thức của lãnh đạo các DN, từ định hướng phát triển và năng lực tài chính của DN.

Bên cạnh những thành cơng đạt được, hệ thống chỉ tiêu phân tích HQKD tại các DN sản xuất và chế biến sữa Việt Nam còn một số tồn tại sau:

- Số lượng, nội dung các chỉ tiêu chưa đầy đủ:

HTCT phân tích HQKD của các DN Sữa cịn nhiều hạn chế: số lượng các chỉ tiêu chưa đầy đủ, chi tiết, chưa bao quát các mặt của HQKD, đặc biệt tại các DN sản xuất và chế biến sữa có quy mơ nhỏ. Số lượng, nội dung các chỉ tiêu phân tích cịn

102

hạn chế, chỉ bảo gồm các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả tổng thể về mặt tài chính theo các quy định về cơng bố thơng tin đối với các loại hình DN. Các DN chưa xây dựng được chỉ tiêu phân tích, đánh giá hiệu quả ở từng khía cạnh: về khách hàng, quy trình nội bộ, nhận thức và phát triển. Mặc khác, các chỉ tiêu tài chính sử dụng cũng chưa đầy đủ, chưa cung cấp được nhiều thông tin phục vụ cho quản trị DN và ra quyết định của nhà đầu tư.

HTCT phân tích mà số lượng các chỉ tiêu không đầy đủ, không phù hợp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của hoạt động phân tích. Khi đánh giá, phân tích hiệu quả từng bộ phận thì cần thiết phải sử dụng các chỉ tiêu phân tích hiệu quả phù hợp với từng bộ phận chi phí, đồng thời muốn đánh giá hiệu quả thực hiện mục tiêu chiến lược thì phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu giúp đo lường, đánh giá chuẩn xác các mục tiêu mà DN đã đề ra. Ở mỗi thời kỳ khác nhau, mục tiêu, chiến lược của DN cũng thay đổi thì cần thiết phải xây dựng số lượng các chỉ tiêu nhiều hay ít phù hợp với nội dung của mục tiêu đề ra. Song song với các chỉ tiêu đánh giá mục tiêu, chiến lược tổng thể đã đề ra thì cần thiết xây dựng HTCT phân tích giúp đánh giá tồn diện các mặt HQKD của DN.

- Căn cứ xây dựng chỉ tiêu chưa khoa học:

Các chỉ tiêu phân tích chưa được xây dựng dựa trên mục tiêu của DN, không giúp đo lường hiệu quả thực hiện mục tiêu của DN. Các chỉ tiêu phân tích HQKD ở hầu hết các DN chưa gắn với mục tiêu của DN. Điều này xuất phát từ nguyên nhân là hầu hết các DN sữa đều chưa xây dựng mục tiêu cụ thể cho từng năm, đặc biệt là mục tiêu cụ thể trên từng khía cạnh BSC mà chủ yếu căn cứ vào mục tiêu tài chính theo phương pháp so sánh mức tăng trưởng năm sau so với năm trước. Hầu hết chưa có sự kết nối giữa các mục tiêu với nhau đặc biệt là mục tiêu tài chính và các mục tiêu khác.

Ở một số DN lớn như Vinamilk, Hanoimilk, TH True Milk cũng đã xây dựng mục tiêu dài hạn và từng năm để định hướng hoạt động. Tuy nhiên các DN này cũng chưa xây dựng các chỉ tiêu giúp đo lường hiệu quả thực hiện mục tiêu trên tất cả các khía cạnh. Điển hình như Vinamilk, khi xây dựng mục tiêu cụ thể cho từng năm thì cũng chỉ xây dựng các chỉ tiêu giúp đo lường và đánh giá hiệu quả ở khía cạnh tài chính, khía cạnh khách hàng và một phần về khía cạnh nhân viên chứ chưa xây dựng

103

các chỉ tiêu một cách đồng bộ để có thể đo lường và phân tích kết quả thực hiện mục tiêu ở tất cả các khía cạnh của BSC, từ đó có thể chỉ ra được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu và nguyên nhân của kết quả đó.

Các chỉ tiêu phân tích HQKD hiện tại ở hầu hết các DN chủ yếu là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính ngắn hạn mà khơng giúp phân tích HQKD dài hạn

- HTCT phân tích HQKD cịn phiến diện:

Kết quả khảo sát cho thấy HTCT phân tích HQKD tại hầu hết DN chưa bao gồm các chỉ tiêu phi tài chính và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bộ phận.

Ở các DN này chủ yếu là các chỉ tiêu tài chính mà rất ít hoặc khơng sử dụng các chỉ tiêu phi tài chính để đánh giá, do đó các thơng tin tài chính mang lại chỉ giúp đưa ra những đánh giá, phân tích về HQKD của DN trong ngắn hạn, cụ thể là đánh giá HQKD trong quá khứ, hiện tại mà không thể dự báo cho tương lai và trong dài hạn. Điều này xuất phát từ đặc thù của các thơng tin tài chính. Nó là những con số cụ thể đánh giá HQKD của DN trong quá khứ thông qua những chỉ tiêu đo lường cụ thể, nó khơng có cơ sở để phân tích những ngun nhân dẫn đến kết quả đó là do đâu và cũng không thể dự báo được trong tương lai các chỉ tiêu tài chính đó có đảm bảo thực hiện được hay khơng.

Để có thể đánh giá và dự báo được HQKD dài hạn của DN trong tương lai thì cần phải có cơ sở để đánh giá. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào các thông tin từ các chỉ tiêu phi tài chính cung cấp: các chỉ tiêu đánh giá về thị trường, khách hàng giúp đánh giá khả năng gia tăng thị phần, tăng doanh thu như thế nào; các chỉ tiêu đánh giá các khía cạnh khác của hoạt động kinh doanh giúp điều chỉnh kịp thời những khâu yếu kém, khơng hiệu quả trong quy trình sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ nhằm giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận; giúp đo lường và đánh giá mức độ đáp ứng của nhân viên về chuyên môn nghiệp vụ; sự ổn định về lao động, khả năng đáp ứng của nhân sự hiện tại đối với mục tiêu tăng doanh thu sản phẩm chất lượng cao…Tất cả những chỉ tiêu này cho phép nhà quản lý đánh giá và dự báo chuẩn xác nhất khả năng đạt được kết quả thực hiện mục tiêu đề ra như thế nào đồng thời điều chỉnh các giải pháp nhằm đạt được kết quả cao nhất.

Ngoài ra, HTCT hiện tại của các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam cũng chưa đầy đủ, chi tiết, hầu hết các DN đều chưa sử dụng các chỉ tiêu đánh giá

104

hiệu quả bộ phận. Điều này là một hạn chế rất lớn trong việc giúp lãnh đạo DN đo lường, đánh giá hiệu quả của từng bộ phận trong DN, từ đó sẽ có các giải pháp điều hành kịp thời nhằm tăng hiệu quả của tất cả các bộ phận của DN.

- Phương pháp phân tích đơn giản:

Tại các DN sản xuất và chế biến sữa Việt Nam, phương pháp phân tích được sử dụng ở các DN này chủ yếu là phương pháp so sánh đại số nhằm xác định biến động của các chỉ tiêu kỳ này so với kỳ trước chứ không so sánh thực tế đạt được với mục tiêu đã đề ra. Trên cơ sở tính tốn các chỉ tiêu tài chính cơ bản của kỳ này so sánh với kết quả của kỳ trước xem mức độ biến động của các chỉ tiêu đó ra sao: tăng, giảm bao nhiêu để đưa ra những nhận xét, đánh giá. Việc xác định hiệu quả kinh doanh của DN kỳ này tốt hay không tốt so với kỳ trước là hoàn toàn căn cứ vào kết quả so sánh đại số các chỉ tiêu ở các kỳ với nhau mà khơng gắn kết quả đó với mục tiêu chiến lược của DN cũng như là mối quan hệ với các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ở các khía cạnh khác. Đây là một hạn chế rất lớn trong hoạt động phân tích HQKD của các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam hiện nay có ảnh hưởng đến chất lượng thơng tin phân tích mà các DN này cung cấp.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)