6. Kết cấu đề tài
2.2.2. Hệ thống chỉ tiêu phân tíchhiệu quả kinh doanh
Để lột tả được đầy đủ, toàn diện và chuẩn xác HQKD của DN, HTCT phân tích phải bao gồm phân hệ các chỉ tiêu tài chính và phân hệ các chỉ tiêu phi tài chínhcho phép đánh giá HQKD trên tất cả các khía cạnh trọng yếu của hoạt động kinh doanh của DN.Trong đó, phân hệ các chỉ tiêu tài chính bao gồm: nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi, nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động, nhóm chỉ tiêu sử dụng cho nhà đầu tư; phân hệ các chỉ tiêu phi tài chính bao gồm: nhóm chỉ tiêu đánh giá khách hàng, thị trường, nhóm chỉ tiêu đánh giá về lao động và nhóm chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả xã hội.
2.2.2.1. Phân hệ các chỉ tiêu tài chính
Chỉ tiêu tài chính là các chỉ tiêu cơ bản nhất và được quan tâm hàng đầu khi xem xét, đánh giá HQKD của DN. Trong quá trình xây dựng HTCT phân tích
37
HQKD thì số lượng các chỉ tiêu tài chính được đánh giá là nhiều nhất nhưng lại chiếm ít thời gian và chi phí nhất. Bởi vìchúng ta có thể sử dụng các chỉ tiêu tài chính cơ bản, truyền thống đã được xây dựng và vận hành rất hiệu quả trong các mơ hình đánh giá trước đây. Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu đã xây dựng được các chỉ tiêu tài chính giúp đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của DN một cách đầy đủ, chính xác. Sự khác biệt ở đây chỉ là với mỗi thời kỳ nhất định, với mục tiêu tổng quát của DN và với đặc thù hoạt động kinh doanh của từng ngành, từng lĩnh vực thì các nhà quản lý cần đặt ra mục tiêu cụ thể với khía cạnh tài chính là thế nào. Với mục tiêu đó thì mục tiêu tài chính là cao hay thấp nhằm cân bằng với các mục tiêu cịn lại.Mục tiêu tài chính có phải là lựa chọn hay ưu tiên hàng đầu khi nhà quản lý xây dựng nhằm đạt được mục tiêu tổng quát hay không. Mục tiêu hiệu quả tài chính là mục tiêu cuối cùng và là mục tiêu lâu dài của DN.
Phân hệ các chỉ tiêu tài chính được chia thành các nhóm sau:
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi:
Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi giúp cung cấp thông tin để đánh giá HQKD của DN trong việc tạo ra LN, bao gồm các chỉ tiêu: tỷ suất sinh lợi của doanh thu thuần (ROS); tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA); tỷ suất sinh lợi của VCSH (ROE), sức sinh lợi của vốn đầu tư (ROI) (Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ, 2015).
Tỷ suất sinh lợi của
doanh thu thuần =
Lợi nhuận sau thuế
x 100 [2.1] Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu đồng
LNST. Chỉ tiêu này càng cao, khả năng sinh lợi của DN càng cao, DN đạt HQKD càng tốt và ngược lại.
Tỷ suất sinh lợi của
tài sản =
Lợi nhuận sau thuế
x 100 [2.2] Tài sản bình quân
Chỉ tiêu này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của DN. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ 100 đồng tài sản bình quân tạo ra bao nhiêu đồng LNST. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản của DN càng tốt.
Tỷ suất sinh lợi của
vốn chủ sở hữu =
Lợi nhuận sau thuế
x 100 [2.3] Vốn chủ sở hữu bình quân
38
Đây là chỉ tiêu cho phép đánh giá thực chất nhất HQKD của DN mà các nhà quản lý quan tâm. Với 100 đồng VCSH bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng LNST. Chỉ tiêu này càng cao nghĩa là DN sử dụng VCSH càng hiệu quả. Chỉ tiêu này càng cao thì HQKD của DN càng tốt. Tuy nhiên khi đánh giá cũng cần phải so sánh với mức bình quân của ngành và chi phí sử dụng vốn; hệ số sử dụng nợ, bởi vì khi chỉ tiêu này càng cao thì cũng đồng nghĩa với việc có thể DN có hệ số nợ lớn.
Tỷ suất sinh lợi của
vốn đầu tư =
Lợi nhuận sau thuế
x 100 [2.4] Vốn đầu tư bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Các nhà quản lý thường từ chối các cơ hội đầu tư nếu việc đầu tư thêm tài sản có thể làm cho ROI bị giảm xuống.
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động:
Năng lực hoạt động được đánh giá thông qua các chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất của tài sản hoặc các chỉ tiêu phản ánh sự quay vòng của tài sản. Các chỉ tiêu này chủ yếu được sử dụng đối với TSCĐ. Đối với TSLĐ, các DN thường sử dụng số vòng quay vốn trong năm hoặc thời gian của một vòng quay để đánh giá. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu: Số vòng quay tài sản; số vòng quay của TSCĐ; số vòng quay của TSNH; số vòng quay của HTK; số vòng quay khoản phải thu; kỳ thu tiền bình quân (Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà, 2015).
Số vòng quay tài sản = Doanh thu thuần [2.5]
Tài sản bình quân
Chỉ tiêu này cho biết, trong năm DN đạt được bao nhiêu vòng quay TS. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ tài sản vận động nhanh, tiết kiệm được vốn đầu tư vào TS do vậy nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn của DN.
Số vòng quay của
TSCĐ =
Doanh thu thuần
[2.6] TSCĐbình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng TS cố định tạo ra được bao nhiêu đồng DTT. Chỉ tiêu này thể hiện sức sản xuất của TSCĐ, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ DN sử dụng có hiệu quả TSCĐ. Chỉ tiêu này là nhân tố góp phần nâng cao HQKD của DN (Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà, 2015).
39
Số vòng quay của TSNH
=
Doanh thu thuần
[2.7] TSNH bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ phân tích DN đạt được bao nhiêu vòng quay đối với TSNH. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ DN quản lý tốt các loại tài sản ngắn hạn như tiền, HTK, các khoản phải thu (Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà, 2015).
Số vòng quay của
HTK =
Giá vốn hàng bán
[2.8] HTK bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay HTK đạt được trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao nghĩa là DN bán được nhiều hàng hoặc quản lý tốt HTK do đó tiết kiệm được số vốn đầu tư vào HTK. Trong công thức này, giá trị HTK bình qn được tính bằng trung bình của HTK đầu kỳ và cuối kỳ.
Số vòng quay khoản
phải thu =
Tổng tiền hàng bán chịu
[2.9] Nợ phải thu bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả quản lý các khoản phải thu của DN. Số vòng quay khoản phải thu lớn nghĩa là DN bán được nhiều hàng hóa, hoặc quản lý tốt khoản phải thu hoặc đồng thời cả hai. DN bán được nhiều hàng hóa đồng nghĩa với hoạt động kinh doanh của DN phát triển, thị trường được mở rộng. DN quản lý tốt việc thu nợ có nghĩa là vốn của DN ít bị chiếm dụng do đó tiết kiệm được vốn đầu tư vào TSNH.
Kỳ thu tiền bình quân = Thời gian kỳ phân tích [2.10]
Số vịng quay nợ phải thu
+ Nhóm chỉ tiêu sử dụng cho nhà đầu tư:
Để phục vụ thơng tin về phân tích, đánh giá HQKD của DN cho nhà đầu tư, các công ty cổ phần cịn phải sử dụng các chỉ tiêu phân tích liên quan đến cổ phần. Các chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa giá trị cổ phiếu của DN với lợi nhuận; luồng tiền và giá trị kế tốn của mỗi cổ phần. Thơng qua các chỉ tiêu này, các nhà quản trị và các cổ đông của DN có thể thấy rõ hơn thực chất HQKD của DN và dự đốn tình trạng tài chính và sự biến động giá cổ phiếu của DN trong tương lai. Các
40
chỉ tiêu này rất quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ nhà đầu tư ra quyết định.
Ngoài ra, các nhà phân tích cịn sử dụng các chỉ tiêu đo lường giá trị thị trường của cổ phần bao gồm: tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần; thu nhập trên một cổ phiếu phổ thông (EPS); giá trên thu nhập của cổ phiếu phổ thông (P/E); hệ số chi trả cổ tức; tỷ lệ cổ tức trên thị giá (Nguyễn Năng Phúc, 2011).
Tỷ suất lợi nhuận
trên vốn cổ phần =
Lợi nhuận sau thuế
x 100 [2.11] Vốn cổ phần bình quân
Chỉ tiêu này tương tự như chỉ tiêu ROE, nó cho biết cứ một đồng vốn cổ phần tạo ra được bao nhiêu đồng LNST. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện HQKD của DN càng tốt. Thu nhập trên một cổ phiếu phổ thông (EPS) = LNST - Cổ tức ưu đãi x 100 [2.12] Số lượng cổ phiếu phổ
thông đang lưu hành
Đây là chỉ tiêu đặc trưng của công ty cổ phần. Chỉ số này được sử dụng để đánh giá xem trong kỳ lợi nhuận đạt được trên mỗi cổ phần là bao nhiêu.
Hệ số giá trên thu
nhập cổ phiếu (P/E) =
Giá thị trường cổ phiếu
[2.13] Thu nhập mỗi cổ phiếu Thu nhập mỗi cổ phiếu
Chỉ tiêu này cho biết để có được một đồng lợi nhuận, nhà đầu tư phải bỏ ra bao nhiêu đồng để mua cổ phiếu. Mặt khác đây cũng là chỉ số phản ánh giá mà nhà đầu tư sẵn lòng trả cho một đồng lợi nhuận của DN.
Hệ số chi
trả cổ tức =
Cổ tức chi trả cho mỗi cổ phần phổ thông
[2.14] Thu nhập mỗi cổ phần phổ thông
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ chi trả cổ tức so với lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phần. Chỉ số này thể hiện xu hướng đầu tư hoặc tiêu dùng của DN. Nếu tỷ lệ chi trả cổ tức cao nghĩa là DN thiên về xu hướng tiêu dùng.
Tỷ lệ cổ tức trên thị
giá =
Cổ tức của mỗi cổ phần
x 100 [2.15] Giá thị trường mỗi cổ phần
41
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ cổ tức so với thị giá cổ phần. Đây là chỉ tiêu giúp nhà đầu tư quyết định nên chọn đầu tư vào DN nào. Nhà đầu tư có xu hướng tiêu dùng sẽ thích chọn mua cổ phiếu của những DN có tỷ lệ chi trả cổ tức cao.
2.2.2.2. Phân hệ các chỉ tiêu phi tài chính
Để đảm bảo cho DN phát triển vững chắc trong dài hạn thì cần phải đặt mục tiêu phát triển bền vững làm kim chỉ nam cho hoạt động của DN. Với mục tiêu đó DN cần phải kết hợp hài hịa, cân bằng giữa mục tiêu tài chính và mục tiêu phi tài chính, giữa hiệu quả kinh tế của DN với hiệu quả xã hội (Kaplan and Norton, 1993).
+ Nhóm chỉ tiêu đánh giá khách hàng, thị trường;
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh giữa các DN rất khốc liệt. Muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi các DN phải nỗ lực để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường, khách hàng. Khách hàng chính là người mang lại LN cho DN. Làm cách nào để DN có thể đạt được điều đó.
Ở khía cạnh khách hàng, thị trường các chỉ tiêu, thước đo cần xây dựng nhằm đo lường và đánh giá HQKD của DN phù hợp với mục tiêu là hết sức cần thiết. Với mỗi mục tiêu cụ thể sẽ có thước đo và chỉ tiêu đánh giá khác nhau. Các thước đo và chỉ tiêu sử dụng cơ bản bao gồm: các chỉ tiêu đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng; mức độ trung thành của khách hàng với sản phẩm của DN; số lượng khách hàng mới tăng thêm; các chỉ tiêu về tăng doanh số; các chỉ tiêu về chất lượng… Trong mỗi thời kỳ, với mục tiêu cụ thể,DNcần xây dựng và sử dụng các chỉ tiêu đo lường, đánh giá hiệu quả ở khía cạnh này một cách phù hợp, sát với mục tiêu nhất. Các chỉ tiêu cụ thể đánh giá về khía cạnh khách hàng, thị trường bao gồm:
-Tỷ lệ khách hàng hài lòng về chất lượng sản phẩm; -Tỷ lệ khách hàng hài lòng về giá sản phẩm;
-Tỷ lệ khách hàng hài lòng về dịch vụ giao hàng; -Tỷ lệ khách hàng khiếu nại về sản phẩm, dịch vụ; -Mức biến động thị phần từng loại sản phẩm; -Đánh giá của khách hàng về sản phẩm mới;
-Đánh giá của khách hàng về sản phẩm của DN so với các sản phẩm khác cùng loại;
42 -Tỷ lệ khách hàng cũ giảm đi;
-Tỷ lệ khách hàng phàn nàn về thời gian giao hàng; -Tỷ lệ khách hàng phàn nàn về chất lượng dịch vụ.
+ Nhóm chỉ tiêu đánh giá về lao động:
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, ngồi yếu tố cơng nghệ thì lao động là một trong những nhân tố hết sức quan trọng quyết định đến HQKD của DN bởi vì xuất phát từ vai trò số 1 của lao động trong việc tạo ra sản phẩm chất lượng với chi phí thấp nhất. Nhân tố lao động được xem xét trên góc độ rộng bao gồm cả nhân sự quản lý và nhân sự trực tiếp sản xuất. Xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng củalao động trong việc tạo ra HQKD cao cho DN, do đó khi phân tích, đánh giá HQKD cần thiết phải xem xét, đánh giá hiệu quả về khía cạnh lao động. Điều này sẽ giúp ích cho nhà quản trị rất nhiều khi phân tích nguyên nhân, nguồn gốc tạo nên hiệu quả chung tồn DN.
Trong nhóm chỉ tiêu này cần sử dụng các chỉ tiêu đánh giá về tình hình biến động của lao động trong kỳ; mức độ đáp ứng về kế hoạch lao động; mức thu nhập, các hoạt động đào tạo; nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ lãnh đạo, nâng cao tay nghề cho công nhân; các chỉ tiêu đánh giá mức độ hài lòng của người lao động về thu nhập, về môi trường làm việc...cụ thể như sau:
- Số giờ đào tạo nâng cao chuyên môn cho nhân viên;
- Số nhân viên tham gia các lớp đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ; - Số nhân viên tham gia vào các hiệp hội ngành, chuyên môn;
- Sự hài lịng của nhân viên với mơi trường làm việc; - Sự hài lòng của nhân viên về thu nhập;
- Sự hài lòng của nhân viên về chính sách đãi ngộ của DN; - Sự hài lịng của nhân viên với mơi trường làm việc; - Số ca tai nạn lao động trong năm;
- Lương bình quân;
- Mức biến động lao động trong năm.
+ Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội:
Hiệu quả xã hội là một phần rất quan trọng cấu thành nên HQKD chung của DN. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, các DN muốn tối đa hóa lợi
43
nhuận bằng mọi giá đôi khi họ bỏ qua các vấn đề khác như lợi ích của xã hội, của cộng đồng, các vấn đề về môi trường... điều này rất nguy hiểm và có tác hại ghê gớm đối với sự phát triển chung của toàn xã hội và đe dọa sự phát triển lâu dài bền vững của chính DN. Chính vì vậy, khi xem xét, đánh giá HQKD của DN, cần thiết phải gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội. Đây là một quan điểm đúng đắn và rất tiến bộ khi đánh giá HQKD của DN.
Khi xem xét, đánh giá hiệu quả xã hội của DN, cần xem xét trên các khía cạnh đánh giá những lợi ích mà DN mang lại cho xã hội:
(1) Lợi ích trong việc tạo được nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tạo mơi trường làm việc an tồn – hiệu quả cho người lao động, tạo cơ hội cho người lao động được học tập, nâng cao trình độ, tay nghề, trang bị cho người lao động kỹ thuật công nghệ hiện đại, tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên, xây dựng môi trường làm việc mà ở đó người lao động cảm thấy hài lòng nhất. Giải quyết được vấn đề lớn về lao động chính là góp phần khơng nhỏ vào đảm bảo trật tự, an sinh xã hội.
(2) Lợi ích xã hội trong việc đóng góp vào ngân sách Nhà nước các khoản thuế, các khoản nôp ngân sách khác. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách quốc gia, đóng thuế nhiều cho Nhà nước là góp phần tăng nguồn ngân sách, đây là một vấn đề rất quan trọng và có ý nghĩa lớn thể hiện trách nhiệm của DN với sự phát triển chung của xã hội. Một DN được đánh giá là hoạt động hiệu quả không chỉ căn cứ vào một số chỉ tiêu tài chính đơn thuần đánh giá hiệu quả tài chính của riêng DN mà cần đặt chúng trong mối liên hệ với hiệu quả mang lại cho cả xã hội. Đó mới là những DN hoạt động thực sự hiệu quả.
(3) Hiệu quả xã hội thơng qua lợi ích mà DN mang lại cho cộng đồngnhư các hoạt động chia sẻ với cộng đồng: các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, các quỹ khuyến học và đặc biệt là trách nhiệm của DN đối với bảo vệ môi trường, phát triển