Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng kỹ năng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên tiểu học tại quận thủ đức thành phố hồ chí minh (Trang 119)

3 .1Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.4.1 Khái quát về thực nghiệm sư phạm

3.4.1.2 Nội dung thực nghiệm

Thực nghiệm quy trình bồi dưỡng KN viết mục tiêu và KN sử dụng các PPDH theo định hướng PTNL HS do trước đây GV chủ yếu sử dụng hình thức tự bồi dưỡng hoặc bồi dưỡng tập trung và chưa theo một quy trình rõ ràng, cụ thể nào. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, GV được bồi dưỡng theo quy trình 5 bước đã nêu ở mục 3.2.2

101

- Trước và sau khi tiến hành bồi dưỡng KNDH theo định hướng PTNL HS theo quy trình đã đề xuất, GV được khảo sát mức độ sử dụng hai KNDH này bằng việc thực hiện các test đầu vào (căn cứ để lấy điểm số trước khi thực nghiệm) và test kết thúc (căn cứ để lấy điểm số sau khi thực nghiệm) đã được thiết kế ở môđun bồi dưỡng.

- Để đánh giá khách quan, chính xác hiệu quả của quy trình bồi dưỡng, người nghiên cứu thực hiện phối hợp nhiều hình thức đánh giá như: thơng qua việc thực hiện các test đầu vào, test trung gian, test kết thúc, thông qua phỏng vấn, quan sát… và đánh giá cả quá trình bồi dưỡng của GV.

Dựa vào kết quả thực nghiệm quy trình của hai KNDH nêu trên, người nghiên cứu sẽ có những cơ sở, những căn cứ nhằm làm rõ tính khoa học, hiệu quả của quy trình, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng KNDH theo định hướng PTNL HS cho GV tiểu học.

Xử lý kết quả thực nghiệm: Sau khi có kết quả thực nghiệm, tác giả dùng

phần mềm Excel và SPSS 20.0 (Statistacal Package For The Scocial Sciences) để xử lý số liệu.Các phân tích thống kê được thực hiện ở 2 mức:

Mức 1: Mô tả dữ liệu

Mô tả dữ liệu Ký hiệu

Điểm thấp nhất (Minimum) Min

Điểm thấp nhất (Maximum) Max

Điểm trung bình (Mean) M

Độ lệch tiêu chuẩn (Standard Deviation) Sd

Mức 2: So sánh dữ liệu (kiểm nghiệm Independent T-Test)

Kiểm nghiệm giả thuyết (Kiểm nghiệm Independent T-Test) Đặt giả thuyết H0 với: µ1= µ2 và H1 với: µ1 ≠ µ2

Tính giá trị Sig, nếu Sig ≥ 0,05, ta chấp nhận H0: khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê trong ý kiến đánh giá về quy trình BD KNDH trước và sau khi thực nghiệm với độ tin cậy 95%.

102

Nếu Sig < 0,05, ta bác bỏ H0, chấp nhậnH1: µ1 ≠ µ2: có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê trong ý kiến đánh giá về quy trình BD KNDH trước và sau khi thực nghiệm với độ tin cậy 95%.

3.4.1.3 Đối tƣợng, địa bàn thực nghiệm

Đối tượng thực nghiệm là 30 GV của 6 trường tiểu học được khảo sát tại quận Thủ Đức. Mỗi trường cử 05 GV là 05 tổ trưởng chuyên môn của 5 khối lớp (từ khối 1 đến khối 5). Việc thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện học tập bình thường.

Bảng 3.1. Đặc điểm đối tượng thực nghiệm

Tiêu chí Tổ trƣởng chuyên môn. (TC: 30 GV) Số lượng Tỷ lệ (%) Trình độ chun mơn Trung học sư phạm / Cao đẳng / Đại học 30 100%

Thạc sỹ hoặc cao hơn /

Thâm niên công tác

Dưới 5 năm /

5 – 10 năm 7

10 – 20 năm 18

20 – 30 năm 5

Trên 30 năm /

Trung bình số năm cơng tác 16,5 năm

Thời gian thực nghiệm: 8 tuần của học kỳ II (từ tuần 24 đến hết tuần 31– từ

04.3.2017 đến hết ngày 23.4.2017).

3.4.1.4 Tiến trình thực nghiệm

Với mục đích, nội dung và đối tượng thực nghiệm nêu trên, quá trình thực nghiệm được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Tìm hiểu đối tượng: Chúng tơi đã tiến hành tìm hiểu 30 GV tham gia quy trình bồi dưỡng KNDH theo định hướng PTNL HS tại 6 trường tiểu học của quận Thủ Đức.

Bước 2: Biên soạn, sưu tầm, lựa chọn nội dungbồi dưỡng và thực hiện theo quy trình thực nghiệm như đã nêu ở bước 3 của mục 3.2.1

Bước 3: Xác định chuẩn và thang đánh giá: Đánh giá sự phát triển về KN viết mục tiêu và KN sử dụng các PPDH của GV trước và sau khi được BDtheo quy trình. Người nghiên cứu sử dụng thang đánh giá 10 bậc đang được sử dụng trong các

103

trường sư phạm hiện nay (chấm điểm từ 1 đến 10theo tiêu chí đánh giá). Chúng tơi xếp loại kết quả đánh giá trên theo 4 mức độ:

 Tốt (điểm 9, 10)  Khá (điểm 7, 8)

 Đạt yêu cầu (điểm 5, 6)

 Chưa đạt yêu cầu (dưới điểm 5)

Cụ thể nhƣ sau:

+ Yêu cầu: Thầy/Cô hãy viết mục tiêu bài học cho một bài dạy bất kỳ trong chương trình giáo dục phổ thơng cấp tiểu học.

+ Tiêu chí đánh giá:

*KN viết mục tiêu (thang điểm 10): Thời gian viết 15 phút, đánh giá căn cứ theo 3 tiêu chí cơ bản sau:

+ Xác định đúng mục tiêu bài học theo định hướng PTNL HS và diễn đạt theo đủ 3 thành tố: kiến thức, kỹ năng, thái độ: 4 điểm (thiếu 1 trong 3 thành tố: 0 điểm) + Sử dụng các động từ thể hiện rõ các mức độ phát triển năng lực chung và năng lực riêng của HS: 3 điểm

+ Diễn đạt xúc tích, cơ đọng, ngắn gọn, rõ ràng, dễ đo lường: 3 điểm.

*KN sử dụng các PPDH: dự giờ hoạt động dạy của 30 GV trước và sau khi thực nghiệm (mỗi GV dự giờ khoảng từ 15 - 20 phút). Tiêu chí đánh giá:

+ Lựa chọn PPDH phù hợp với mục tiêu và nội dung bài dạy: 3 điểm

+ Sử dụng phối hợp các PPDH theo hướng đưa HS vào các tình huống có vấn đề và tổ chức, định hướng cho HS giải quyết vấn đề: 3 điểm

+ HS phát triển được các năng lực cần thiết theo mục tiêu bài học: 3 điểm + HS chủ động, tích cực trong học tập: 1 điểm

Bước 4: Thống nhất với GV về mục đích, nội dung, cách tiến hành, tiến độ thực nghiệm. Cụ thể như sau:

+ Mục đích: Giúp GV hiểu ý nghĩa, hiệu quả mà quy trình bồi dưỡng mang lại cho cơng việc giảng dạy của họ. Từ đó, giúp họ có ý thức chủ động, tự giác và tích cực tham gia.

+ Nội dung: GV được bồi dưỡng 2 KNDH theo định hướng định hướng PTNL HS là KN viết mục tiêu và KN sử dụng các PPDH theo quy trình đề xuất của đề tài.

104 + Cách tiến hành và tiến độ thực nghiệm:

STT Ngày Thời

gian

Nội dung

1 04.3.2017 Sáng GV thực hiện test đầu vào KN viết mục tiêu. Người nghiên cứu lấy kết quả trước khi thực nghiệm. GV được bồi dưỡng TMĐ 1.1

Chiều GV được bồi dưỡng TMĐ 1.2 2 05.3.2017 Cả ngày GV được bồi dưỡng TMĐ 1.3 3 06.3.2017

Đến 10.3.2017

Cả ngày Người nghiên cứu tiến hành dự giờ thực tế - phỏng vấn, quan sát mức độ sử dụng KN sử dụng các PPDH theo định hướng PTNL HS của 30 GV tại các trường tiểu học trong quận Thủ Đức. Người nghiên cứu lấy kết quả trước khi thực nghiệm.

4 11.3.2017 Sáng GV được bồi dưỡng TMĐ 2.1 (nội dung 1) Chiều GV được bồi dưỡng TMĐ 2.1 (nội dung 2) 5 12.3.2017 Cả ngày GV được bồi dưỡng TMĐ 2.2

6 Từ 13.3.2017 đến 15.4.2017

GV chủ động

GV tự bồi dưỡng KN viết mục tiêu và KN sử dụng các PPDH theo định hướng PTNL HS tiểu học. 7 16.4.2017 Sáng GV thực hiện test kết thúc của môđun “Xác định

mục tiêu bài học” tại trường Bồi dưỡng GD Thủ Đức. Người nghiên cứu lấy kết quả sau khi thực nghiệm.

8 Từ 17.4.2017 đến 21.4.2017

Cả ngày GV thực hiện test kết thúc của môđun “Kỹ năng sử dụng các PPDH theo định hướng PTNL HS”. Người nghiên cứu lấy kết quả sau khi thực nghiệm.

9 23.4.2017 Sáng Tổng kết khóa bồi dưỡng

Bước 5: Tiến hành kiểm tra KN viết mục tiêu và KN sử dụng các PPDH của 30 GV (trước khi TN).

105

Bước 6: Tiến hành quy trình BD trong 8 tuần, bao gồm BD tập trung trong 2 tuần đầu; GV tự BD trong 4 tuần tiếp theo và GV thực hiện các test kết thúc trong 02 tuần cuối khóa BD.

Bước 7: Xử lý kết quả, đánh giá sự tiến bộ về KN viết mục tiêu và KN sử dụng các PPDH theo định hướng PTNL HS của GV sau khi được BD theo quy trình để kiểm định tính khả thi, tính đúng đắn và hiệu quả của quy trình.

3.4.2 Kết quả thực nghiệm

3.4.2.1 Phân tích kết quả trƣớc khi tác động sƣ phạm

Trước khi tiến hành các tác động sư phạm theo mục đích thực nghiệm, chúng tơi đã khảo sát mức độ sử dụng các KNDH theo định hướng PTNL HS của 30 GV theo tiêu chí đánh giá đã trình bày ở mục 3.4.1.4. Kết quả khảo sát như sau:

KN viết mục tiêu

Về mặt hình thức: Đa số GV chưa trình bày mục tiêu bài học theo 3 tiêu chí: kiến thức, kỹ năng, thái độ. GV viết thành một đoạn văn liên tục, hình thức trình bày chưa rõ ràng.

Về mặt nội dung: GV chưa xác định chính xác mục tiêu của bài học, mục tiêu cịn chung chung, khó đo lường, diễn đạt chưa xúc tích…

Kết quả điểm khảo sát của GV (xem bảng 3.2, bảng 3.3):

Bảng 3.2.Tần số điểm khảo sát KN viết mục tiêu của GV

Điểm 2 3 4 5 6 7

Tần số 6 5 7 7 4 1

Bảng 3.3.Kết quả khảo sát KN viết mục tiêu của GV - Descriptive Satitstics

N Minimum Maximum Mean Std.Deviation Kỹ năng viết mục tiêu trước

thực nghiệm

30 2,0 7,0 4,0333 1,44993

Kết quả cho thấy: Số GV có điểm dưới trung bình (dưới 5 điểm): 18/30 GV (tỷ lệ 60%). Điểm thấp nhất: 2, điểm cao nhất: 7. Điểm xuất hiện nhiều nhất là điểm 4 và điểm 5. Điểm trung bình là 4.03 điểm, độ lệch chuẩn (Sd) là 1,44. Kết quả cho thấy: điểm trung bình dưới 5 điểm, mức độ tập trung của các điểm số thấp

106

(Sd=1,44). Có thể nhận định bước đầu: KN viết mục tiêu dạy học theo định hướng PTNL của GV chưa đạt yêu cầu tại thời điểm khảo sát.

KN sử dụng các PPDH

Kết quả sau dự giờ 30 tiết dạy của GV (xem bảng 3.4 và 3.5):

Bảng 3.4. Tần số điểm khảo sát KN sử dụng các PPDH của GV

Điểm 5 6 7 8

Tần số 5 7 10 8

Bảng 3.5. Kết quả khảo sát KN sử dụng các PPDH của GV - Descriptive Satitstics

N Minimum Maximum Mean Std.Deviation Kỹ năng sử dụng các PPDH

trước thực nghiệm

30 5,0 8,0 6,70 1,05536

Kết quả khảo sát cho thấy: 100% GV đạt điểm từ 5 điểm trở lên (đạt yêu cầu), khơng có GV nào đạt điểm dưới trung bình.Điểm thấp nhất: 5, điểm cao nhất: 8, điểm xuất hiện nhiều nhất là điểm 7. Đa số GV đạt điểm 7 nhưng khơng có GV nào đạt điểm 9 trở lên.

Bảng phân tích số liệu trên cho thấy: điểm trung bình 6,7 (trung bình khá), độ lệch chuẩn 1,05. Như vậy, nếu căn cứ theo điểm trung bình thì GV đạt yêu cầu ở KN này. Tuy nhiên, nếu kết hợp xem xét với độ lệch chuẩn thì mức độ tập trung về điểm số KN sử dụng các PPDH của GV chưa cao.Từ đó có thể kết luận: KN sử dụng các PPDH của 30 GV được khảo sát là chưa đồng đều, cần được bồi dưỡng

theo quy trình để nâng cao hiệu quả sử dụng KNDH theo định hướng PTNL cho GV tiểu học.

Qua khảo sát, dự giờ kết hợp trò chuyện phỏng vấn CBQL, GV và quan sát HS, chúng tôi nhận định như sau:

+ Đa số GV sử dụng linh hoạt và phối hợp tốt các PPDH, tuy nhiên, chủ yếu GV thực hiện theo đổi mới PPDH, tức là giúp HS có hứng thú, tích cực học tập, lớp học sinh động, vui tươi, phù hợp với tâm lý HS tiểu học. Việc sử dụng các PPDH để đưa HS vào các tình huống có vấn đề và tổ chức, định hướng, giúp HS trải nghiệm,

107

khám phá vấn đề còn hạn chế. GV đa phần còn làm thay cho HS, trả lời giúp hoặc đưa ra đáp án khi HS còn lúng túng, đang suy nghĩ và chưa trả lời được.

+ PPDH đưa HS vào các tình huống có thực và kích thích HS vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống cịn hạn chế.

3.4.2.2 Phân tích kết quả sau khi tác động sƣ phạm

Sau khi tiến hành các tác động sư phạm theo quy trình mà đề tài đã đưa ra, chúng tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau (xem bảng 3.6):

Bảng 3.6. Tần số điểm khảo sát KN viết mục tiêu của GV

Điểm 7 8 9

Tần số 13 15 2

Điểm thấp nhất: 7, điểm cao nhất: 9, điểm xuất hiện nhiều nhất là 8. 100% GV tham gia bồi dưỡng theo quy trình đạt điểm khá trở lên, khơng có GV chưa đạt yêu cầu ở KN này sau khi tác động sư phạm.

Tiếp tục phân tích số liệu thống kê để làm rõ sự tiến bộ của GV về KN viết mục tiêu sau khi tác động sư phạm, kết quả như sau (xem bảng 3.7):

Bảng 3.7. Kết quả khảo sát KN viết mục tiêu của GV - Descriptive Satitstics

N Minimum Maximum Mean Std.Deviation

Kỹ năng viết mục tiêu 30 7,0 9,0 7,6333 0,6149

Trung bình điểm KN viết mục tiêu của 30 GV sau khi có tác động sư phạm là 7,63, độ lệch chuẩn Sd có giá trị là 0,6. Các chỉ số trên cho thấy rằng: GV đạt mức độ khá ở KN viết mục tiêu, điểm số tập trung hơn do độ lệch chuẩn Sd là 0,6. Điều này chứng tỏ: Điểm số KN viết mục tiêu của GV đã tập trung, kết quả đồng đều và đạt mức độ khá.

* So sánh kết quả KN viết mục tiêu trƣớc và sau khi có tác động sƣ phạm:

Sau khi có tác động sư phạm, điểm trung bình KN viết mục tiêu của 30 GV tăng 3,6 điểm (từ 4,03 tăng lên 7,63) – từ mức chưa đạt yêu cầu tăng lên mức khá; độ lệch chuẩn giảm 0,83 (từ 1,44 xuống còn 0,61) (xem bảng 3.8):

108

Bảng 3.8. Bảng so sánh kết quả khảo sát KN viết mục tiêu của GV

trước và sau khi tác động sư phạm - Descriptive Satitstics

N Minimum Maximum Mean Std.Deviation

Kỹ năng viết mục tiêu trước TN 30 2,0 7,0 4,0333 1,44993 Kỹ năng viết mục tiêu sau TN 30 7,0 9,0 7,6333 0,61495

Căn cứ vào số liệu của bảng so sánh, chúng tôi nhận định rằng: điểm trung bình KN viết mục tiêu của GV sau khi tác động sư phạm cao hơn so với trước khi có tác động sư phạm. Mặt khác, độ lệch chuẩn sau khi có tác động sư phạm giảm cịn 0,61 cho thấy mức độ tập trung về điểm số của KN viết mục tiêu sau tác động sư phạm cao hơn trước khi có tác động sư phạm. Chứng tỏ chất lượng về KN viết

mục tiêu của GV đã được nâng lên và đồng đều vì Sd = 0,061. Như vậy, KN viết mục tiêu của GV đã có tiến bộ nhưng sự tiến bộ này có phải do tác động của quy trình BD mà đề tài đã đề xuất hay do một số yếu tố ngẫu nhiên.

Để trả lời và kiểm tra tính khả thi của quy trình BD cũng như độ tin cậy của kết quả khảo sát, chúng tôi tiếp tục tiến hành kiểm định sự khác biệt về trị trung bình trong KN viết mục tiêu trước và sau khi TN với độ tin cậy 95%. Kết quả thu được như sau (xem bảng 3.9):

Bảng 3.9. Kiểm định sự khác biệt về trị trung bình của KN viết mục tiêu

trước và sau khi tác động sư phạm với độ tin cậy α =0,05

Paired Differences t df Sig.(2- tailed) Mean Std. Deviation Std. Error Mean 95% Cofindence Iterval of the Difference Lower Upper Pair 1. Kỹ năng

viết mục tiêu trước và sau khi TN

-3,60 1,133 0,207 -4,022 -3,177 -17,410 29 0,00

Kết quả kiểm định thể hiện: trước và sau khi có tác động sư phạm, GV tham gia mẫu khảo sát có giá trị Sig= 0,00<0,05. Điều này cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê trong ý kiến đánh giá về KN viết mục tiêu trước và sau khi thực nghiệm với độ tin cậy 95%. Có nghĩa là: thơng qua cách thức kiểm định T-test, căn cứ vào kết quả khảo sát KN viết mục tiêu của GV trước và sau khi có tác động sư phạm, chúng tơi khẳng định: Quy trình bồi dưỡng KNDH theo định

109

hướng PTNL HS do đề tài đưa ra đã mang lại hiệu quả, có tính khả thi và đã phát triển được KN viết mục tiêu cho GV tiểu học.

Kỹ năng sử dụng các PPDH

Quá trình bồi dưỡng KN sử dụng các PPDH cho 30 GV cũng được tiến hành theo quy trình bồi dưỡng của KN viết mục tiêu nhằm kiểm chứng tính khả thi của quy trình BD mà đề tài đã đề xuất. Kết quả thu được như sau (xem bảng 3.10):

Bảng 3.10. Tần số điểm khảo sát KN sử dụng các PPDH của GV Điểm 8 9

Tần số 6 24

Căn cứ vào điểm số đánh giá KN sử dụng các PPDH của GV trước và sau khi tác động sư phạm, chúng tơi nhận thấy GV có tiến bộ về mặt điểm số. Cụ thể: điểm thấp nhất là 8, điểm cao nhất là 9, điểm xuất hiện nhiều nhất là điểm 9; 100% GV đạt mức độ khá - giỏi khi thực hiện KN này.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng kỹ năng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên tiểu học tại quận thủ đức thành phố hồ chí minh (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)