Kết luận chung về kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng kỹ năng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên tiểu học tại quận thủ đức thành phố hồ chí minh (Trang 130 - 133)

3 .1Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.4.3. Kết luận chung về kết quả thực nghiệm

Qua việc phân tích kết quả thực nghiệm, người nghiên cứu có một số đánh giá cơ bản về quy trình bồi dưỡng KNDH theo định hướng PTNL HS cho GV tiểu học tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh như sau:

Trước khi tác động sư phạm, KN viết mục tiêu của đa số GV chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học theo định hướng PTNL HS tiểu học: GV chưa xác định rõ ràng mục tiêu bài học theo định hướng PTNL, diễn đạt chưa mạch lạc hoặc chưa chỉ rõ các năng lực cụ thể cần phát triển cho HS thông qua bài dạy... KN sử dụng các PPDH được GV sử dụng thành thục hơn, tuy nhiên, mức độ chỉ dừng lại ở việc đổi mới phương pháp chứ chưa phải dạy học theo định hướng PTNLS HS. Nghĩa là, GV chưa chuyển từ dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học tiếp cận năng lực một cách rõ ràng, triệt để và hiệu quả. Khi thực hiện KN sử dụng các PPDH trên lớp, đa số GV còn làm thay việc cho HS, chưa kiên nhẫn để HS có thời gian suy nghĩ, trả lời, tìm tịi, khám phá vấn đề để tự kiến tạo kiến thức. Đặc biệt, GV chưa đưa HS vào các tình huống có vấn đề để HS được trải nghiệm, qua đó phát triển năng lực chung và các năng lực chuyên môn cần thiết.

Sau khi tác động sư phạm, thơng qua việc phân tích các yếu tố thống kê đã khẳng định tính khả thi và hiệu quả của quy trình bồi dưỡng KNDH theo định hướng PTNL HS cho GV tiểu học tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả thực nghiệm đã chỉ ra rằng: Qua hai lần áp dụng quy trình bồi dưỡng vào việc bồi dưỡng KN viết mục tiêu và KN sử dụng các PPDH, KNDH theo định hướng PTNL HS của GV đã được nâng lên rõ rệt. GV đã biết cách thực hiện và thực hiện thành thục, có hiệu quả các KNDH này. Qua đó, phát triển được các năng lực chung và năng lực riêng của HS theo yêu cầu của cấp học. Điều đó có nghĩa là: Quy trình bồi dưỡng được đề xuất trong luận văn đã phát huy rõ tính hiệu quả, tính khả thi và đã phát triển được KNDH theo định hướng PTNL của GV.

112

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ cơ sở lý luận được trình bày ở chương 1 và những phân tích về thực trạng hoạt động bồi dưỡng KNDH theo định hướng PTNL HS cho GV tiểu học tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh ở chương 2, tác giả đề xuất các biện pháp bồi dưỡng KNDH theo định hướng PTNL HS cho GV tiểu học. Việc đề xuất biện pháp dựa trên các nguyên tắc như nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, nguyên tắc đảm bảo tính tồn diện và có trọng tâm, nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả. Đồng thời, căn cứ trên những mặt làm được, chưa làm được và nhu cầu bồi dưỡng của GV trong quá trình bồi dưỡng KNDH theo định hướng PTNL HS, người nghiên cứu đã đề xuất 3 biện pháp. Trong đó, biện pháp xây dựng quy trình BD là biện pháp cốt lõi.

Quy trình bồi dưỡng KNDH được xây dựng xuất phát từ mục tiêu, nhu cầu BD của GV. Việc lựa chọn nội dung BD cần đảm bảo tính khoa học, thiết thực, cô đọng, dễ hiểu. Việc biên soạn tài liệu cần theo hướng mơđun hóa, trong đó, tăng cường hoạt động thực hành, khai thác những kinh nghiệm vốn có của GV. Cơng tác tổ chức BD cần được đổi mới, trong đó chú trọng việc tổ chức BD theo mô đun ở trên lớp và tự bồi dưỡng ở nhà đã phát huy được hiệu quả của công tác BD KNDH theo định hướng PTNL HS cho GV tiểu học.

Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả BD GV đã từng bước đánh giá chính xác quá trình bồi dưỡng KNDH theo định hướng PTNL HS của GV tiểu học. Việc phối hợp nhiều hình thức đánh giá, đánh giá theo quá trình đã đảm bảo tính khách quan, chính xác kết quả bồi dưỡng, giúp người GV khi được đánh giá có cái nhìn tổng thể về hoạt động bồi dưỡng của chính bản thân mình. Từ đó, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác bồi dưỡng, phát triển được các KNDH theo định hướng PTNL HS cho GV.

Để khảo sát tính khả thi và sự cần thiết, phù hợp của các biện pháp, người nghiên cứu đã tiến hành xin ý kiến các chuyên gia về nội dung và cách thực hiện các biện pháp để ra. Tất cả các ý kiến đều đánh giá các biện pháp đề ra trong luận

113

văn là cần thiết và có tính khả thi cao, phát triển được KNDH cho GV, góp phần nâng cao năng lực nghề nghiệp của đội ngũ.

Để kiểm tra tính hiệu quả của các biện pháp, người nghiên cứu tiến hành thực nghiệm biện pháp “Xây dựng quy trình bồi dưỡng“ gồm 5 bước đối với 30 GV của 6 trường tiểu học tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả thực nghiệm cho thấy quy trình bồi dưỡng được đề xuất trong đề tài đã phát huy hiệu quả, có tính khả thi cao, góp phần nâng cao và phát triển KNDH theo định hướng PTNL HS cho GV tiểu học.

Trải qua tám tuần thực nghiệm, người nghiên cứu nhận thấy KNDH theo định hướng PTNL HS của GV đã được phát triển và nâng lên đáng kể.GV không chỉ áp dụng các biện pháp và quy trình bồi dưỡng được đề xuất trong đề tài để tự bồi dưỡng KN viết mục tiêu, KN sử dụng các PPDH mà cịn chủ động, tích cực tự bồi dưỡng các KNDH khác nhằm nâng cao tay nghề cho bản thân.

Nội dung chương 3 đã giải quyết yêu cầu luận văn đề ra. Các biện pháp bồi dưỡng KNDH cho GV theo định hướng PTNL HS đã phát triển được KNDH, nâng cao năng lực sư phạm cho GV và được CBQL các trường tiểu học trên địa bàn quận Thủ Đức đánh giá cao. Quy trình BD từng bước được áp dụng thực hiện tại các trường tiểu học để bồi dưỡng KNDH theo định hướng PTNL cho GV. Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học, từng bước thực hiện thành cơng và có hiệu quảđổi mới chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

114

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng kỹ năng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên tiểu học tại quận thủ đức thành phố hồ chí minh (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)