1.4. Mơ hình năng lực hoạt động nghề nghiệp dạy học
1.4.2. Mô hình năng lực nghề nghiệp
Để hình thành và phát triển năng lực, cần xác định các thành phần và cấu trúc của chúng. Có nhiều loại năng lực khác nhau, việc mô tả cấu trúc và cá thành phần năng lực cũng khác nhau.
18
NLNN của người lao động chính là sự tích hợp của kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với yêu cầu theo từng vị trí việc làm cụ thể. Do đó, trong q trình dạy học, người học cũng phải được rèn luyện và phát triển năng lực cá nhân dựa trên sự tích hợp của các lĩnh vực Kiến thức, Kỹ năng và thái độ trong cùng một nôi dung dạy học.
Một mơ hình năng lực khác được phát triển từ mơ hình năng lực truyền thống bởi Rudolf Tippelt & Antonio Amoros, đó là mơ hình năng lực hoạt động nghề nghiệp (năng lực nghề nghiệp). Theo mơ hình này, thì năng lực được xác định thông qua hành động. Cấu trúc của năng lực hoạt động nghề nghiệp là sự kết hợp các thành phần bao gồm: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể (hình 1.2).
Hình 1. 2: Mơ hình các thành tố năng lực hoạt động nghề nghiệp [14].
Trong đó:
1.4.2.1. Năng lực chuyên môn (Professional competency):
Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chun mơn. Trong đó bao gồm cả khả năng tư duy logic, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khả năng nhận biết các mối quan hệ hệ thống và q trình. Nó được tiếp cận qua việc học nội dung – chuyên môn và chủ yếu gắn với khả năng nhận thức và tâm lý
Năng lực cá nhân Individual Competency Năng lực phương pháp Methodical Competency
Năng lực chuyên môn Professional Competency Năng lực xã hội
19
vận động. Như vậy năng lực chuyên môn gồm: kiến thức, kỹ năng và hiểu biết trong lĩnh vực chuyên môn cũng như trong các lĩnh vực khác có liên quan đến nó; khả năng ứng dụng các kiến thức, kỹ năng và những hiểu biết đó trong cuộc sống thơng qua các hoạt động.
1.4.2.2. Năng lực phương pháp (Methodical competency):
Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề. Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và năng lực phương pháp chuyên môn. Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức. Nó được tiếp nhận qua việc học phương pháp luận – giải quyết vấn đề. Như vậy năng lực phương pháp là khả năng và sự sẵn sàng sử dụng thành thạo các kỹ năng, thao tác, cơng cụ để hồn thành hoạt động.
1.4.2.3. Năng lực xã hội (Social Competency):
Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau, trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Nó được tiếp nhận qua việc học giao tiếp. Như vậy năng lực xã hội nhấn mạnh đến phạm vi giao tiếp và hoạt động của con người; khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội.
1.4.2.4. Năng lực cá thể (Induvidual Competency):
Là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như giới hạn của cá nhân, xây dựng và phát triển năng khiếu cá nhân, những quan điểm, những chuẩn mực đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử. Nó được tiếp nhận qua việc học cảm xúc, đạo đức, liên quan đến tư duy và hành động tự chịu trách nhiệm. Như vậy năng lực cá thể là khả năng tự đánh giá bản thân của con người trong các quan hệ, với tư cách là chủ thể hoạt động và giao lưu.
NLNN của người lao động chính là mức độ thể hiện và khả năng vận dụng tích hợp tất cả các thành phần năng lực ở hình 1.1 hoặc hình 1.2 như trên trong
hoạt động nghề nghiệp. Những năng lực này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo ra một chuỗi năng lực đáp ứng cho nhu cầu trong cuộc sống. Đây chính là kết
20
quả của quá trình đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với chuẩn NLNN theo từng vị trí việc làm mà xã hội yêu cầu.
Vì vậy, dạy học theo định hướng NLNN nhất thiết phải được dựa trên cơ sở tích hợp các lĩnh vực năng lực thành phần phù hợp với yêu cầu của từng vị trí nghề nghiệp, giúp người học rèn luyện và phát triển NLNN cá nhân đáp ứng nhu cầu xã hội.
1.5. Dạy học tích hợp theo năng lực nghề nghiệp 1.5.1. Nguyên tắc dạy học tích hợp 1.5.1. Nguyên tắc dạy học tích hợp
Dạy học theo quan điểm tích hợp phải coi mỗi bài dạy là một chỉnh thể thống nhất, trọn vẹn và hoàn chỉnh về nội dung nhằm từng bước thực hiện các mục tiêu của môn học;
Quan điểm tích hợp phải được quán triệt từ khâu xác định mục tiêu, nội dung chương trình mơn học đến khâu cấu trúc bài dạy, lựa chọn PPDH và các hình thức tổ chức dạy học để thiết lập các tình huống dạy học giúp HS vừa củng cố vừa vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học ở các bộ môn.
Dạy học theo quan điểm tích hợp phải có cấu trúc mềm dẻo, linh hoạt, tạo được sự liên thơng giữa các loại hình đào tạo.
Dạy học theo quan điểm tích hợp phải đảm bảo các nguyên tắc của quá trình dạy học, thể hiện ở việc kết hợp các nguyên tắc dạy học khác nhau.
Hình 1. 3: Các ngun tắc dạy học tích hợp [24].
Nguyên tắc 1 Kết hợp tính giáo dục và phát triển tư duy kỹ thuật
Nguyên tắc 2 Kết hợp tính khoa học với tính vừa sức
Nguyên tắc 3 Kết hợp tính lý luận với tính thực tiễn
Nguyên tắc 4 Kết hợp củng cố và phát triển năng lực
Nguyên tắc 5 Kết hợp dạy và học
21
1.5.1.1. Kết hợp tính giáo dục và phát triển tư duy kỹ thuật
Khi DHTH phải làm cho người học có thể phát huy hết khả năng tư duy của mình, biến quá trình học của người học thành quá trình phát triển tư duy sáng tạo, giúp người học thoát ra khỏi tư duy theo lối mòn và tạo ra một loạt các ý tưởng mà sau đó có thể lựa chọn
1.5.1.2. Kết hợp tính khoa học với tính vừa sức
Tính khoa học là đảm bảo khách quan khi trình bày những tri thức, khơng thêm bớt, bóp méo, xun tạc. Tính khoa học thể hiện ở việc truyền thụ cho người học bằng ngơn ngữ rõ ràng, cách trình bày logic, phân bố thời gian hợp lý, nề nếp làm việc khoa học, chú trọng làm cho người học có được phương pháp khoa học mang tính chất nghiên cứu.
Tính vừa sức là phù hợp với trình độ phát triển của HS trong những hoàn cảnh và tình huống nhất định [26].
1.5.1.3. Kết hợp tính lý luận với tính thực tiễn
Nhiệm vụ quan trọng của quá trình dạy học là cung cấp cho người học các kiến thức khoa học, bên cạnh đó cịn giúp người học rèn luyện để hình thành kỹ năng vận dụng lý thuyết vào cuộc sống. Nếu chỉ học lý thuyết mà không vận dụng vào thực tiễn thì việc học tập xem như chưa hồn chỉnh.
Để quá trình DHTH đảm bảo được nguyên tắc này, cần thực hiện đúng các phương châm giáo dục: ‘Học đi đôi với hành”; ‘Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất”; ‘Trường học gắn liền với thực tiễn xã hội”.
1.5.1.4. Kết hợp củng cố và phát triển năng lực
Để đảm bảo nguyên tắc này, người dạy phải luôn đặt câu hỏi: Người học làm được gì từ những điều đã biết để trong quá trình dạy ln củng cố và phát triển năng lực cho người học
1.5.1.5. Kết hợp dạy và học
Khi dạy tích hợp, PPDH được hiểu là cách thức hoạt động cùng nhau của người dạy và người học hướng tới việc giải quyết các mục tiêu và nhiệm vụ dạy
22
học là: Trang bị tri thức, kỹ năng thực hành, hình thành các phẩm chất nhân cách, phát triển những khả năng và năng lực.
Công việc của người dạy là hướng dẫn và trợ giúp, công việc của người học là thực hiện việc giải quyết vấn đề. Cả người dạy và người học theo nguyên tắc người dạy hướng dẫn, cố vấn, trợ giúp – người học chủ động tiến hành việc tìm kiếm, giải quyết vấn đề.
1.5.1.6. Kết hợp tính trực quan
Sư phạm là làm cho điều khó hiểu trở thành dễ hiểu và trừu tượng trở thành trực quan, càng trực quan bao nhiêu thì não bộ càng dễ tiếp thu bấy nhiêu, vì vậy giáo viên cần phải trực quan hóa vấn đề.
Để thực hiện nguyên tắc này, người dạy cần lưu ý:
+ Sử dụng phối hợp nhiều loại phương tiện trực quan khác nhau
+ Kết hợp trình bày trực quan với lời nói, sử dụng lời nói giàu hình ảnh + Rèn luyện óc quan sát và năng lực khái quát cho người học
1.5.2. Xác định nội dung dạy học theo chuẩn năng lực nghề nghiệp
Việc hình thành và phát triển năng lực nghề dựa trên cơ sở lý luận, điều kiện và môi trường khác nhau, khả năng thực hiện một cách hiệu quả và gắn liền với trách nhiệm, giải quyết các vấn đề khi tình huống thay đổi, ... đồng thời dựa trên cơ sở hiểu biết về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và những kinh nghiệm thực tiễn nhằm thực hiện một cách có hiệu quả,... để làm được điều đó chúng ta phải trải qua một quá trình nhận thức trong học tập và qua quá trình đào tạo nghề để có một cơ sở khoa học về nhận thức.
Nội dung dạy học cần được xác định phù hợp với mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Để nội dung dạy học được xác định phù hợp với chuẩn NLNN, thì mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cần thiết phải được xây dựng dựa trên chuẩn NLNN theo từng vị trí việc làm. Vì vậy, việc xác định nội dung dạy học cần thiết phải được thực hiện theo trình tự sau [20]:
23
- Chuyển năng lực nghề nghiệp thành mục tiêu đào tạo, qua đó xác định được mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình. Theo các mơ hình năng lực như đã trình bày ở mục {1.4}, mục tiêu đào tạo được tích hợp từ Kiến thức, Kỹ năng và Thái độ;
- Phân tích điều kiện dạy học ở cơ sở đào tạo và đặc điểm của đối tượng người học tham gia chương trình đào tạo, xây dựng các module nội dung và các đơn vị học tập tích hợp phù hợp với mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình.
- Cấu trúc nội dung dạy học trong từng module và đơn vị học tập cũng được xây dựng phù hợp với định hướng phương pháp DHTH mà mục tiêu dạy học đã được xác định.
1.5.3. Cấu trúc nội dung tích hợp
Các thành phần nội dung học tập trong DHTH được minh họa như hình 1.4, bao gồm: kiến thức lý thuyết liên quan, thực hành kỹ năng theo quy trình và rèn luyện thái độ tích cực thơng qua q trình học tập [20]. Trong đó:
1.5.3.1. Kiến thức lý thuyết liên quan:
Là những khái niệm, cấu tạo, nguyên lý hoặc quy luật gắn liền với kỹ năng thực hành. Thông qua những kiến thức lý thuyết liên quan này hình thành cho người học những hiểu biết và kiến thức mới liên quan đến kỹ năng cần rèn luyện và phát triển, đồng thời, cũng chính là cơ sở để xây dựng quy trình thực hành và các công cụ kiểm tra đánh giá làm sáng tỏ kết quả luyện tập.
1.5.3.2. Thực hành kỹ năng theo quy trình:
Trên cơ sở những hiểu biết về kỹ năng đã được hình thành từ các kiến thức liên quan và quy trình thực hành đã được xây dựng, người học tiến hành luyện tập chủ động dưới sự hướng dẫn của giáo viên để hình thành và phát triển kỹ năng thực hành. Thơng qua q trình thực hành theo quy trình, người học củng cố được kiến thức lý thuyết liên quan và phát triển được kỹ năng thực hành mới. Qua đó, người học cũng rèn luyện và phát triển được thái độ đúng đắn đối với học tập và nghề nghiệp sau này.
24
Hình 1. 4: Các thành phần nội dung học tập trong dạy học tích hợp [20].
Tùy theo mục tiêu dạy học, nội dung DHTH có thể là một thành tố năng lực (Kiến thức lý thuyết liên quan và luyện tập thực hành theo quy trình), hoặc nhiều thành tố năng lực nối tiếp nhau.
- Nội dung dạy học gồm một thành tố năng lực: Bài dạy tích hợp chỉ có một đơn vị lý thuyết liên quan và một quy trình thực hành tương ứng.
- Nội dung dạy học gồm nhiều thành tố năng lực: Bài dạy tích hợp có nhiều đơn vị lý thuyết liên quan và quy trình thực hành nối tiếp nhau.
1.6. Quy trình xây dựng bài dạy tích hợp theo NLNN
Tháng 9 năm 2015, Tổng cục Dạy nghề đã tổ chức tập huấn cho các khoa sư phạm dạy nghề trên phạm vi toàn quốc về “Biên soạn giáo án và tổ chức dạy học tích hợp” theo tài liệu mới. So với các tài liệu hướng dẫn về DHTH trước đây, tài liệu tập huấn năm 2015 có một số nội dung đã được thay đổi một cách cơ bản [9].
Do vậy, việc cụ thể hóa những nội dung mới trong tài liệu “Biên soạn giáo
án và tổ chức dạy học tích hợp - 2015” nhằm giúp cho đội ngũ giảng viên, giáo
viên dạy nghề thuận lợi trong quá trình chuẩn bị và tổ chức giảng dạy các bài dạy nghề tích hợp, Hồng Thiếu Sơn - Trường CĐN TNDT Tây Nguyên, biên soạn bài viết “Thiết kế nội dung bài dạy theo mẫu chung giáo án DHTH trong GDNN” (hình 1.5) [35].
25
Năng lực thành tố là những phần hợp thành năng lực, là khả năng thực hiện được các công việc hoặc phần công việc của nghề theo các tiêu chuẩn đặt ra.
Một năng lực thành tố gắn với một tình huống nghề nghiệp và được thực hiện thơng qua một quy trình nhất định, kết quả sẽ tạo ra một sản phẩm cụ thể hoặc một phần sản phẩm.
1.6.2. Xây dựng nội dung bài dạy tích hợp
Căn cứ vào quan điểm, nguyên tắc DHTH và mẫu giáo án tích hợp, các nội dung bài dạy tích hợp được xác định và cấu trúc theo tiến trình DHTH theo trình tự sau:
Hình 1. 5: Thiết kế nội dung bài dạy theo mẫu giáo án tích hợp trong GDNN [35]. Bước 1: Xác định/ phân tích mục tiêu bài dạy
Căn cứ chương trình đào tạo và chủ đề bài dạy để xác định các mục tiêu kiến thức, mục tiêu kỹ năng, mục tiêu thái độ đối với người học.
Những lưu ý khi viết mục tiêu bài dạy:
1) Mục tiêu phải bắt đầu bằng 1 động từ chỉ hành động. Tránh sử dụng các từ chỉ trạng thái, như: “hiểu”, “nắm”, “biết”, “có” khi viết mục tiêu.
2) Mục tiêu phải có tiêu chí để đo (tiêu chí về kỹ thuật, mỹ thuật, sự an tồn, và thời gian thực hiện...)
26
3) Mục tiêu phải phân định rõ mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng, thái độ (dựa vào các mức độ mục tiêu nhận thức, các mức độ mục tiêu kỹ năng, các mức độ mục tiêu thái độ).
Bước 2: Xác định các năng lực thành tố của bài dạy
Dựa vào mục tiêu của bài, chương trình mơ đun và thực tiễn nghề nghiệp để xác định các năng lực thành tố của bài dạy;
Một năng lực thành tố gắn với 01 quy trình thực hiện, kết quả sẽ tạo ra một sản phẩm cụ thể hoặc một phần sản phẩm.
Bước 3: Xác định các kiến thức liên quan của các năng lực thành tố
Chỉ xác định những kiến thức vừa đủ, liên quan đến từng năng lực thành tố (dựa vào chương trình, các giáo trình, tài liệu chun ngành);
Mơ tả chi tiết các kiến thức liên quan bằng ngơn từ chun ngành, súc tích; chèn hình vẽ, hình ảnh minh hoạ (nếu có).
Bước 4: Xác định trình tự thực hiện các năng lực thành tố
Xác định các bước thực hiện các năng lực thành tố. Danh mục các bước không nên quá ngắn (2 - 3 bước), hoặc không nên quá dài (trên một trang);