Quy định về bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu Phạm thị quỳnhtrang k185021701 quy định về bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường theo công ước CLC1992 và thực tiễn áp dụng công ước tại việt nam (Trang 26 - 32)

6. Bố cục của báo cáo

2.1. Quy định về bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường

trường theo công ước CLC 1992

Theo CLC 1992, các thiệt hại được bồi thường theo công ước được chỉ ra bao gồm những mất mát hoặc hư hỏng gây ra bên ngồi tàu từ việc thốt hoặc xả dầu từ tàu mà gây ô nhiễm, ở bất cứ nơi nào xảy ra sự cố và các chi phí để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tổn thất hoặc giảm thiệt hại phát sinh từ việc áp dụng các biện pháp ngăn ngừa (các biện pháp ngăn ngừa được hiểu là bất kỳ biện pháp hợp lý được thực hiện bởi bất kỳ chủ thể nào để ngăn ngừa và giảm thiểu thiệt hại do ô nhiễm).31

Trách nhiệm pháp lí

Theo Điều III.1 CLC 1992, điều kiện phát sinh nghĩa vụ bồi thường đó là khi tàu gây ra sự cố mà xuất phát từ lỗi của chủ tàu, chủ tàu phải chịu tất cả các thiệt hại gây ra từ việc rò rỉ dầu hoặc thải dầu từ tàu. Thời điểm để làm căn cứ xác định trách nhiệm là ngay lúc xảy ra sự cố hoặc nếu sự cố là một loạt các biến cố thì thời điểm được xác định là thời điểm lần đầu tiên xảy ra sự cố. Tuy nhiên, chủ thể này không phải chịu trách nhiệm bồi thường một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm nếu chứng minh thiệt hại gây ra thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của Điều này, cụ thể:

“a) Do hậu quả của chiến tranh, hành động thù địch, nội chiến, bạo động hoặc do các hiện tượng thiên nhiên có tính chất đặc biệt, khơng tránh khỏi và cưỡng lại được.;

b) Hoàn tồn do một hành động hoặc khơng hành động cố ý từ bên thứ ba gây thiệt hại đó, hoặc;

c) Hoàn toàn là do sự bất cẩn hoặc hành động sai do bất kỳ một Chính phủ hoặc do cơ quan chuyên trách bảo dưỡng đèn hiệu hoặc các thiết bị trợ giúp hàng hải gây ra trong khi thực hiện chức năng đó.”

Giới hạn trách nhiệm pháp lí

Chủ tàu khơng phải bồi thường thiệt hại với mọi thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra mà được quyền giới hạn trách nhiệm của mình trong phạm vi quy định của công ước quy

định tại Điều V.1 CLC 1992, theo đó dựa vào trọng tải của tàu gây thiệt hại sẽ phải chịu mức trách nhiệm khác nhau.

a) Đối với những tàu có trọng tải khơng q 5.000GT thì mức giới hạn trách nhiệm là 4.510.000 SRD32

b) Đối với những tàu có trọng tải vượt từ 5.000GT đến 140.000GT, thì đối với mỗi đơn vị trọng tải vượt quá sẽ tính thêm 631 SDR đối với mỗi đơn vị vượt quá. Tuy nhiên trong mọi trường hợp tổng cộng khoản tính gộp khơng được vượt q 89.770.000 SDR33.

Bồi thường bổ sung

Trong trường hợp việc đền bù theo công ước CLC nếu không đầy đủ, chưa thoả đáng hoặc thiệt hại đó vượt quá mức trách nhiệm pháp lý của chủ tàu theo cơng ước CLC 1992 thì cơng ước quốc tế về thành lập quỹ quốc tế để bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu 1992 (FUND 1992) được thiết lập nhằm mục đích bồi thường thiệt hại ơ nhiễm mơi trường. Và, quỹ quốc tế đền bù thiệt hại do ô nhiễm dầu từ tàu IOPC 1992 được thành lập theo công ước FUND 1992 - là một tổ chức liên chính phủ mang tính tồn cầu được thành lập nhằm điều hành hệ thống đền bù thiệt hại theo FUND 1992.34 Theo quy định, số tiền bồi thường mà Quỹ chi trả tối đa đối với một sự cố xảy ra sau ngày 1/1/2003 là 203 triệu SDR.

Sơ đồ dưới đây cho thấy quỹ FUND đã nâng mức giới hạn bồi thường thiệt hại lên cao hơn nhiều so với CLC 1992.35

32 Đơn vị tính tốn trong Cơng ước CLC năm 1992 là Special Drawing Right (SDR) theo quy định của Quỹ tiền tệ quốc tế. Trong tài liệu này, SDR đã được chuyển đổi thành đơ la Mỹ theo tỷ giá hối đối, áp dụng vào ngày 21 tháng 3 năm 2022, tức là 1 SDR = 1.381880 USD.

33 Điểm a, b, c Điều V.1 CLC 1992.

34 Tlđd số 4.

35 IOPC FUNDS, (2022), “The 1992 Fund Convention”, < https://iopcfunds.org/about-us/legal-framework/1992-

16

Quỹ IOPC được đóng góp quỹ hàng năm qua các tổ chức thuộc mỗi quốc gia thành viên thực hiện và dựa trên tổng lượng dầu đã được tiếp nhận trong năm dương lịch cụ thể là một tổng khối lượng vượt quá 150.000 tấn dầu thô và/hoặc dầu nhiên liệu nặng, các khoản đóng góp bao gồm các yêu cầu dự kiến và chi phí quản lý Quỹ36, gần đây nhất, năm 2021 quỹ đã đóng góp tổng số tiền là 12.200.000£37

Theo quy định của công ước, quỹ sẽ chỉ bồi thường cho bất cứ người nào chịu thiệt hại do ô nhiễm dầu là một trong các quốc gia thành viên khiếu nại và tiến hành đòi bồi thường thiệt hại vì những người này khơng được bồi thường đầy đủ theo Cơng ước CLC 1992 với những lí do bao gồm:

a) Chủ tàu được miễn trách nhiệm theo Cơng ước CLC 1992 vì họ có thể viện dẫn một trong các trường hợp miễn trừ theo Cơng ước đó; hoặc

36 IOPC FUNDS, (2022), “Funds Overview”, <https://iopcfunds.org/about-us/ >, truy cập ngày 12/3/2022.

37 IOPC FUNDS, (2022), “Explanatory note (December 2021),

<https://iopcfunds.org/wp-content/uploads/2020/10/explanatory-note_e.pdf> truy cập ngày 12/3/2022.

Biểu đồ 2.1: Giới hạn mức tối đa bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu giữa CLC 1992 và FUND 1992

b) Chủ tàu khơng có đủ khả năng tài chính để đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ của mình cũng như bất kỳ biện pháp bảo đảm tài chính nào được quy định tại Điều 7 Cơng ước đó; hoặc

c) Thiệt hại vượt q trách nhiệm của chủ tàu theo Công ước CLC 1992 giới hạn tại Điều V.1 của cơng ước đó.38

Các khoản chi phí đối với những thiệt hại bao gồm hoạt động phát sinh từ việc áp dụng biện pháp làm sạch và phòng ngừa để ngăn chặn hoặc giảm thiểu những thiệt hại do ô nhiễm hay làm sạch, tái cư trú cho các loài động vật; thiệt hại về tài sản; thiệt hại về kinh tế nhằm đền bù những khoản thu nhập cho những cá nhân bị ảnh hưởng ô nhiễm dầu; thiệt hại về mơi trường và chi phí để sử dụng chun gia tư vấn. Ngồi ra, các khoản chi hợp lý hoặc sự hy sinh hợp lý được tiến hành một cách tự nguyện của chủ tàu để phòng ngừa hoặc hạn chế thiệt hại do ô nhiễm cũng được xem là thiệt hại do ô nhiễm như quy định tại điều này.39

Tuy nhiên, quỹ sẽ khơng có nghĩa vụ đối với những điều trên nếu: Chứng minh được rằng thiệt hại do ơ nhiễm có ngun nhân từ chiến tranh gây ra hoặc do tràn dầu từ tàu chiến; hoặc người khiếu nại không chứng minh được rằng thiệt hại do sự cố liên quan đến một hoặc nhiều tàu.

Quy trình địi bồi thường từ FUND40:

38 Công ước FUND 1992.

39 Mai Hải Đăng (2011), “Một số quy định của pháp luật quốc tế về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu từ tàu”,

Tạp chí khoa học ĐHQG Hà Nội, Luật học 28(2012) trang 56-61.

40 Tlđd số 25.

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ quy trình địi bồi thường từ FUND

Phát sinh sự cố ô nhiễm dầu trên biển Nạn nhân thu thập số liệu và chuẩn bị hồ sơ Nạn nhân nộp hồ sơ đòi bồi thường đến quỹ IOPC Các chuyên gia IOPC xác minh tính chính xác của hồ sơ IOPC đề xuất mức bồi thường cho nạn nhân Nạn nhân đồng ý với phương án bồi thường của IOPC Nạn nhân không đồng ý với phương án bồi thường của IOPC IOPC bồi thường & có thể tiếp tục theo kiện độc lập Nạn nhân khởi kiện IOPC lên tòa án nơi xảy ra thiệt hại

18

Quỹ FUND 1992 thường phối hợp với bên bảo hiểm của chủ tàu, thường là Hiệp hội bảo đảm và bảo hiểm hàng hải (P&I Club) bảo hiểm cho trách nhiệm với bên thứ ba của chủ tàu, bao gồm cả trách nhiệm cho những thiệt hại do ô nhiễm dầu. Hội P&I thực chất là hội tương trợ và giúp đỡ nhau, phân tán các rủi ro giữa các chủ tàu. Cơ sở tài chính của hội P&I do các chủ tàu cùng nhau đóng góp, sau đó đưa vào quỹ để phục vụ cho các mục đích của hội như các khoản bồi thường xuất phát từ những rủi ro mà công ty bảo hiểm không bảo hiểm và các hoạt động tài chính của hội.

Quỹ FUND 1992 và P&I sẽ cùng nhau thiết lập một văn phòng khiếu nại địa phương một khi sự số xảy ra và dẫn đến hàng loạt các khiếu nại, việc này giúp cho các khiếu nại được xử lý thuận lợi và dễ dàng hơn. Trong quy trình nạn nhân nộp hồ sơ địi bồi thường thì nên đệ trình tới văn phịng này.41

Qua quá trình đánh giá thiệt hại, Quỹ FUND 1992 và Hiệp hội P&I sẽ đưa ra quyết định về một khiếu nại, nguyên đơn sẽ được thơng báo, thường là bằng văn bản để giải thích cơ sở của sự đánh giá đó. Nếu chấp nhận sẽ được thanh tốn khoản bồi thường đó, nếu khơng sẽ phải cung cấp các thông tin bổ sung và yêu cầu một mức giá trị cao hơn. Nếu không đạt được sự thỏa thuận về việc đánh giá khiếu nại thì bên khiếu nại có quyền đưa khiếu nại của họ ra tịa án có thẩm quyền tại quốc gia nơi xảy ra thiệt hại. Trong vụ Agia Zoni II Hy Lạp xảy ra sự cố ngày 10/9/2017, khi nhận được một lượng lớn các khiếu nại, Quỹ FUND và Skuld Club (P&I Club) mở một văn phòng khiếu nại tại Piraeus (văn phòng đã hoạt động từ ngày 2/11/2017) để đảm bảo rằng tất cả các yêu cầu bồi thường được xử lý một cách hiệu quả và kịp thời.42

Bảo hiểm bắt buộc

Nhằm tạo được cơ chế bảo đảm bồi thường, Điều VII của công ước CLC 1992 quy định về bảo hiểm bắt buộc, theo đó chủ tàu có đăng ký tại quốc gia thành viên tham gia chuyên chở trên 2.000 tấn dầu theo hàng rời bắt buộc phải mua bảo hiểm hoặc có đảm bảo tài chính khác, chẳng hạn như bảo lãnh của ngân hàng hoặc chứng chỉ của quỹ bồi thường quốc tế cáp với số tiền được ấn định bằng cách áp dụng giới hạn trách nhiệm phù hợp với quy định tại Điều V.1 để đảm bảo trách nhiệm đối với thiệt hại.43

41 Tlđd số 4.

42 IOPC FUNDS, (2022), “Incidents”, <https://iopcfunds.org/incidents/incident-map#1740-10-September-2017>, truy cập ngày 15/3/2022.

Mỗi tàu phải có chứng chỉ xác nhận việc tham gia bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính khác có hiệu lực theo quy định của cơng ước sau khi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thành viên xác định rằng tàu đó đã đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 1. Chứng chỉ phải được lập theo mẫu đính kèm ở phụ lục của cơng ước và phải có các thơng tin chi tiết bao gồm:

(a) Tên tàu và cảng đăng kí;

(b) Tên và địa điểm kinh doanh chính của chủ tàu; (c) Loại bảo hiểm;

(d) Tên và địa điểm kinh doanh chính của người bảo hiểm hoặc người cung cấp bảo đảm tài chính

(e) Thời hạn có hiệu lực của chứng chỉ khơng được dài hơn so với thời gian có hiệu lực của bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính.44

Thẩm quyển giải quyết của tòa án

Khi một sự cố gây ra thiệt hại ô nhiễm trong lãnh thổ kể cả vùng lãnh hải hoặc một khu vực như nêu tại Điều II Công ước CLC 1992 của một hoặc nhiều quốc gia thành viên hoặc khi mà các biện pháp phòng ngừa đã được thực hiện nhằm ngăn ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại từ ơ nhiễm tại lãnh thổ đó, kể cả tại vùng lãnh hải và khu vực như vậy thì việc khiếu nại bồi thường chỉ có thể đưa ra Toà án của bất kỳ quốc gia hoặc các quốc gia thành viên đó.45

Theo khoản 3 Điều IX CLC 1992, sau khi thiết lập quỹ bồi thường thiệt hại thì Tịa án của quốc gia lập Quỹ đó sẽ là Tịa án duy nhất có thẩm quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan tới phân chia Quỹ này.

Đối với vấn đề công nhận và cho thi hành phán quyết của Tòa án, mọi phán quyết đưa ra đều có hiệu lực thi hành tại quốc gia nơi làm bản án mà không bị điều chỉnh bởi bất kỳ hình thức phúc thẩm nào thơng thường và cơng nhận tại quốc gia thành viên khác ngoại trừ hai trường hợp quy định tại điều X đó là phán quyết do Tịa án đưa ra xuất phát từ hành vi lừa đảo hoặc bị đơn khơng nhận được thơng báo phù hợp và khơng có cơ hội

44 Điều VII.2 CLC 1992.

20

bình đẳng để bào chữa. Những phán quyết này sẽ có hiệu lực thi hành tại mỗi quốc gia thành viên ngay sau khi hoàn tất các thủ tục theo yêu cầu của quốc gia đó.46

Một phần của tài liệu Phạm thị quỳnhtrang k185021701 quy định về bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường theo công ước CLC1992 và thực tiễn áp dụng công ước tại việt nam (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)