6. Bố cục của báo cáo
2.2. Pháp luật quốc gia
2.2.2. Pháp luật Việt Nam
Các quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý cũng như bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu ở Việt Nam không được quy định cụ thể ở một văn bản pháp lý mà hầu hết được quy định chung trong các quy định về bảo vệ mơi trường.
Hiến pháp nước Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 với tư cách luật cơ bản, có giá trị pháp lý cao nhất quy định: “Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.” (khoản 3 Điều 63). Đây là điều luật quan trọng, là cơ sở để xây dựng các luật và văn bản dưới luật về bảo vệ môi trường.57
Luật Bảo vệ môi trường 2020 dành một chương X quy định về phịng ngừa, ứng phó với sự cố mơi trường và bồi thường thiệt hại môi trường.
Điều 130 luật này quy định thiệt hại do ơ nhiễm, suy thối môi trường bao gồm: Suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường và các thiệt hại liên quan đến tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường gây ra.
Trách nhiệm yêu cầu bồi thường và xác định thiệt hại được quy định ở điều 131 và hướng dẫn ở nghị định 08/2022/NĐ-CP; theo đó, Bộ Tài ngun và Mơi trường, Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan có trách nhiệm yêu cầu bồi thường và tổ chức thu thập, thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường.
Việc xác định thiệt hại được xác định dựa trên ba yếu tố là phạm vi, số lượng và mức độ thiệt hại của môi trường (khoản 1 điều 132). Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn việc xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thối mơi trường, theo đó, dữ liệu và chứng cứ cần thu thập hoặc ước tính để xác định phạm vi, diện tích, khu vực mơi trường nước
56 Tlđd số 25.
57 Hà Thanh Hồ, (2018), “Phịng ngừa và khắc phục ơ nhiễm mơi trường biển từ việc thực hiện quyền tự do hàng hải của tàu thuyền nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”, Nghiên cứu lập pháp, Đại học Luật Hà Nội.
bị ô nhiễm, suy thối bao gồm các thơng tin, dữ liệu hiện trạng môi trường trước khi xảy ra ô nhiễm; văn bản pháp lý về việc sử dụng thành phần môi trường nước; kết quả quan trắc, điều tra, thanh tra, kiểm tra liên quan đến môi trường nước tại nơi xảy ra ơ nhiễm, diện tích mặt nước, thể tích nước; chất gây ơ nhiễm và hàm lượng của nó trong nước.
Bên cạnh đó, cách thức, phương thức xác định phạm vi, diện tích mặt nước, khu vực môi trường nước bị ô nhiễm quy định như sau:
“i) Điều tra, khảo sát, xác định điều kiện tự nhiên và môi trường của nơi xảy ra ơ nhiễm;
ii) Sử dụng mơ hình tính tốn thủy động lực học và môi trường phù hợp để dự đốn, xác định phạm vi ơ nhiễm;
iii) Khảo sát thực địa dựa vào mơ hình tính tốn để xác định phạm vi, diện tích, thể tích ơ nhiễm”.58
Ngồi ra, đối với hệ sinh thái san hơ, cỏ biển thì cách thức xác định dựa vào điều tra thực địa, thu thập dữ liệu, tính tốn diện tích, độ che phủ bị thiệt hại và sử dụng các cơ sở dữ liệu hệ sinh thái tương đương nếu khơng có bản đồ và dữ liệu hiện trạng.59
Khác với quy định tại CLC 1992 hay Hoa Kỳ và Nhật Bản, vì khơng trực tiếp quy định về bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ra nên đây là quy định chỉ mang tính chất bao qt về ơ nhiễm mơi trường. Cũng vì thế mà việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường do tràn dầu cũng không được quy định cụ thể mà chỉ quy định rằng tổ chức, cá nhân gây thiệt hại phải bồi thường tồn bộ thiệt hại do mình gây ra, chi trả các chi phí liên quan đến hoạt động xác định thiệt hại. Quy định tại Khoản 7 điều 52 Luật tài nguyên, mơi trường biển và hải đảo 2015, có đề cập đến chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi để xảy ra sự cố tràn dầu là những cơ sở gây ra sự cố tràn dầu.
Luật Bảo vệ mơi trường 2020 đã có điểm mới so với Luật Bảo vệ mơi trường 2014 đó là bổ sung điều luật liên quan đến giải quyết tranh chấp theo đó, tranh chấp về bồi thường thiệt hại về môi trường là thương lượng, nếu các bên khơng thể thương lượng thì có thể lựa chọn một trong ba hình thức là hịa giải, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hoặc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án theo quy định của bồi thường thiệt hại ngoài
58 Khoản 1 Điều 117 NĐ 08/2022/NĐ-CP.
26
hợp đồng, như vậy để thuận tiện nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết.
Bộ luật Hàng hải 2015 quy định việc bắt buộc phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu về ô nhiễm môi trường đối với các tàu biển chuyên dùng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc hàng hóa nguy hiểm khác (khoản 4 điều 105). Bên cạnh đó, khoản 2 điều 300 quy định các khiếu nại về thiệt hại do ô nhiễm dầu không thuộc trường hợp áp dụng giới hạn trách nhiệm dân sự, như vậy theo nguyên tắc, các khiếu nại liên quan đến vấn đề này sẽ được áp dụng theo quy định của CLC 1992. Điều này là dễ hiểu bởi vì những thiệt hại liên quan đến ô nhiễm dầu thường gây ra rất lớn dẫn đến có thể khơng được nhận bồi thường đầy đủ khi áp dụng giới hạn trách nhiệm dân sự.60
Song song với các văn bản pháp lý nêu trên, liên quan đến việc bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu, việc xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại còn tuân thủ các quy định của các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong các trường hợp thuộc điều chỉnh của các công ước này. Đến nay, Việt Nam đã là thành viên của Nghị định thư 1992 sửa đổi Công ước quốc tế về giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các thiệt hại do ô nhiễm dầu 1969 (CLC 92) và Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu từ kho nhiên liệu61 của tàu 2001 (Bunker 2001).62
Mặc dù vấn đề bồi thường thiệt hại tràn dầu gây ô nhiễm mơi trường có thể được dẫn ra từ nhiều văn bản pháp luật liên quan, tuy nhiên vẫn khơng có quy định cụ thể và rõ ràng liên quan đến vấn đề này mà được chỉ ra thông qua quy định về thiệt hại ô nhiễm môi trường. Việc áp dụng để giải quyết khi có sự cố tràn dầu xảy ra cịn khó áp dụng, khi mà chưa có những quy định như việc xác định chủ thể nào (chủ tàu hay người thuê
60 Đặng Thanh Hà, (2016), “Pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây
ra ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam, Hà Nội.
61 Dầu thô Hydrocacbon, bao gồm cả dầu bơi trơn, đã được sử dụng hoặc dự tính được sử dụng cho hoạt động của tàu và bất kỳ chất cặn nào của dầu này, tham khảo: Báo Tài nguyên và Môi trường, (2019), “Bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu trên biển: Cần có văn bản thống nhất”, <https://baotainguyenmoitruong.vn/boi-thuong-thiet-hai-
do-su-co-tran-dau-tren-bien-can-co-van-ban-thong-nhat-292701.html>, truy cập ngày 05/4/2022.
62 Báo Tài nguyên và Môi trường, (2019), “Bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu trên biển: Cần có văn bản thống
nhất”,
<https://baotainguyenmoitruong.vn/boi-thuong-thiet-hai-do-su-co-tran-dau-tren-bien-can-co-van-ban-thong-nhat-
tàu hay thuyền trưởng…) là đối tượng chịu trách nhiệm, bên cạnh đó cách xác định các thiệt hại liên quan đến phi môi trường phải viện dẫn tới Bộ luật dân sự.
28
CHƯƠNG III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÔNG ƯỚC CLC 1992 TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT