6. Bố cục của báo cáo
3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật tại Việt Nam
Giai đoạn từ năm 1992 đến 2021, đã có 190 sự cố tràn dầu xảy ra trên vùng biển Việt Nam gây ra nhiều tổn thất kinh tế bởi tác động nghiêm trọng và ảnh hưởng lâu dài của nó. Trong đó, giai đoạn 1995-2004, ghi nhận 50 sự cố tràn dầu với khoảng 120.000 tấn nhưng chỉ có 14 vụ được bồi thường với số tiền là 5.501.000 USD.63
Thực tế các khoản bồi thường ghi nhận lại là không đủ để khắc phục các thiệt hại. Có thể kể đến là 40 tấn dầu không thu hồi được từ vụ sà lan dầu Hồng Anh 06 bị đắm, mặc dù chủ tàu đã mua bảo hiểm thân tàu là 500 triệu đồng tuy nhiên kinh phí trục vớt và cơng tác phịng chống đã hơn 2 tỉ đồng. Hay vào năm 2005, hơn 100 tấn dầu đã bị tràn ra ngoài từ tàu Mimosa của Petro VN bị tàu Trinity đâm ở khu vực gần Vũng Tàu, mặc dù chủ tàu đã chi trả 2 triệu USD nhưng số tiền này cũng chưa có thể khắc phục được hồn toàn hậu quả.
Việc các quy định chỉ nằm rải rác đã gây ra những bất cập trong quá trình giải quyết. Các quy định về bồi thường thiệt hại còn nằm rải rác trong các luật và quy định; do đó, hầu như khơng có mối liên hệ nào giữa các văn bản này trong việc xử lý và giải quyết tình trạng ơ nhiễm dầu. Đáng chú ý, cho đến nay ngoài các văn bản nêu tại chương 2, vẫn chưa có bất kỳ văn bản pháp luật chính thức và cụ thể nào quy định trách nhiệm bồi thường do ơ nhiễm dầu.
Vì vậy, khi xảy ra sự cố tràn dầu gây ô nhiễm mơi trường, các cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan rất lúng túng trong việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật; như, căn cứ pháp lý để yêu cầu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu và việc xác định thiệt hại để làm căn cứ khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại chủ yếu dựa vào Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Thêm vào đó, về kỹ thuật lập pháp, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ô nhiễm ở Việt Nam nhìn chung chưa đầy đủ, chi tiết dẫn đến khó áp dụng vào thực tế. Cụ thể, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất về bồi thường thiệt hại ở môi trường biển, nhưng
nội dung của luật này cũng chưa rõ ràng và chưa đáp ứng được u cầu của thực tiễn, ví dụ khơng bao gồm các quyền và nghĩa vụ của chủ thể có liên quan, cách đánh giá tổn thất, giám định thiệt hại, hay mức chi phí để xử lý ơ nhiễm, chi phí phục hồi hay liên quan đến thủ tục, quy trình địi bồi thường… gây ra khó khăn khi xác định thiệt hại.
Đặc biệt, vấn đề trách nhiệm và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, cụ thể là ô nhiễm do sự cố tràn dầu chưa có quy định và quy định cụ thể về biện pháp cưỡng chế; khơng có quy định về thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại. Không quy định rõ ràng chủ thể nào là chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý từ sự cố tràn dầu hơn nữa, hiện nay, hầu hết chỉ áp dụng pháp luật dân sự để bồi thường thiệt hại.
Quy định về thẩm quyết giải quyết của tòa án còn dựa vào Bộ luật dân sự, vậy trường hợp sự cố tràn dầu xảy ra ở nhiều địa phương khác nhau thì Tịa án địa phương nào sẽ có quyền xét xử của Tịa án cấp phúc thẩm là vấn đề còn bỏ ngõ. Hay liên quan đến các thiệt hại liên quan đến tính mạng, sức khỏe của con người thì các quy định của Bộ luật dân sự có được áp dụng trong trường hợp này không.
Những thiệt hại nằm ngoài trách nhiệm của chủ tàu quy định tại Công ước CLC 1992 sẽ được quỹ FUND 1992 chi trả trong nhiều trường hợp, mà nếu không là thành viên thì sẽ khơng được hưởng những quyền lợi này khi đó Nhà nước phải gánh chịu đối với những vụ tràn dầu vượt quá giới hạn mà chủ tàu phải chi trả; bên cạnh đó là sẽ rất khó khăn trong việc u cầu địi bồi thường đầy đủ hoặc tương ứng đối với những thiệt hại xảy ra, đặc biệt là tai nạn gây thiệt hại ô nhiễm nghiêm trọng.
Thực tiễn cho thấy, các quy định pháp luật hiện nay về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường biển từ sự cố tràn dầu ở Việt Nam chưa đáp ứng đủ các yêu cầu mà quy định của CLC 1992 đề ra.64Các quy định liên quan đến bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường gắn với CLC 1992 như quy định về giới hạn trách nhiệm dân sự đối với chủ tàu, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, các thiệt hại được chi trả hay các hành vi gây ơ nhiễm mơi trường chưa có những quy định cụ thể.
30