Pháp luật Nhật Bản Luật về trách nhiệm pháp lý đối với thiệt hại về ô

Một phần của tài liệu Phạm thị quỳnhtrang k185021701 quy định về bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường theo công ước CLC1992 và thực tiễn áp dụng công ước tại việt nam (Trang 34 - 36)

6. Bố cục của báo cáo

2.2. Pháp luật quốc gia

2.2.1. Pháp luật Nhật Bản Luật về trách nhiệm pháp lý đối với thiệt hại về ô

về ô nhiễm dầu

Khác với Hoa Kỳ, Nhật Bản là thành viên của nhiều công ước quốc tế về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra. Các nước trên thế giới hiện nay có xu hướng chung là nội luật hóa các cơng ước quốc tế để xây dựng luật về ô nhiễm dầu quốc gia, Nhật Bản đã bắt kịp xu hướng này khi nghiên cứu những đặc điểm của nước mình để thích hợp với quy định quốc tế, từ đó đưa ra bộ luật riêng điều chỉnh về vấn đề này- Luật về trách nhiệm pháp lý đối với thiệt hại về ô nhiễm dầu.

Luật này quy định “Thiệt hại do ô nhiễm dầu” có nghĩa là thiệt hại do ơ nhiễm từ tàu chở dầu và thiệt hại do ơ nhiễm dầu nói chung.52 Quy định phạm vi áp dụng là vùng lãnh thổ, bao gồm vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.

Thiệt hại có thể được bồi thường

Các thiệt hại được bồi thường bao gồm tổn thất do sự việc rò rỉ dầu hoặc thải ra từ tàu gây ra thiệt hại bên ngồi tàu, các chi phí hợp lý để thực hiện những biện pháp ngăn ngừa, giảm nhẹ tổn thất và những tổn thất phát sinh. Có thể thấy so với OPA, các quy định này mang tính tổng qt và khơng cụ thể.

Trách nhiệm pháp lí

Chủ tàu phải chịu trách nhiệm liên quan đến các thiệt hại xảy ra do ơ nhiễm dầu do lỗi của mình ngay ngay khi xảy ra hoặc lúc xảy ra sự cố đầu tiên của sự cố bao gồm

một loạt các biến cố, phải chịu trách nhiệm đối với mọi thiệt hại nào do ơ nhiễm gây ra từ việc thốt dầu hoặc do xả dầu từ tàu biển và là nguyên nhân gây ra sự cố đó.53

Giới hạn trách nhiệm pháp lí

Cũng giống như quy định của CLC và OPA, theo quy định Điều 6 Luật này, chủ tàu chở dầu có thể giới hạn trách nhiệm pháp lý bất cứ một sự cố nào, theo tỷ lệ với trọng tải của tàu chở dầu và mức giới hạn này giống với quy định tại CLC 1992, cụ thể: Đối với tàu từ 5.000GT trở xuống là 4.510.000 SDR; đối với tàu 5.000GT đến 140.000GT thì cứ mỗi đơn vị GT tăng thêm sẽ cộng thêm 631 SDR tuy nhiên tổng cộng khoản tính gộp khơng được quá 89.770.000 SDR.

Tương đồng với các quy định của FUND 1992, các thiệt hại được chi trả theo quy định của Luật này bao gồm: Các biện pháp làm sạch và phòng ngừa; thiệt hại về tài sản như chi phí để làm sạch, thay thế các tài sản bị dầu làm ô nhiễm; các tổn thất về kinh tế như thu nhập của người sở hữu tài sản bị ô nhiễm; các thiệt hại về môi trường và việc sử dụng chuyên gia tư vấn. Liên quan đến thiệt hại về môi trường, khoản bồi thường chi trả cho những biện pháp phục hồi hợp lý để tăng cường công tác phục hồi tự nhiên.54

Nhật Bản sử dụng quy trình bồi thường thiệt hại thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra trên biển của các quỹ như CLC 1992, FUND 1992 mà khơng có quy trình pháp lý riêng. Đặc biệt, Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia có vai trị rất quan trọng trong việc hình thành quỹ FUND 1992.55

Thẩm quyền giải quyết của tòa án

Điều 31 của luật này quy định thẩm quyền giải quyết của tòa án được pháp luật Nhật Bản quy định đó là:

Nếu thiệt hại xảy ra tại Nhật Bản, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp quận nơi có thẩm quyền đối với nơi xảy ra thiệt hại do ô nhiễm dầu.

Nếu thiệt hại xảy ra tại vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, vụ việc thuộc quyền tài phán của Tòa án quận nơi có thẩm quyền đối với địa điểm của nguyên đơn nguyên

53 Khoản 1 Điều 3 Luật về trách nhiệm pháp lý đối với thiệt hại về ô nhiễm dầu.

54 Mai Hải Đăng, (2012), “Pháp luật Nhật Bản về phịng, chống và bồi thường thiệt hại do ơ nhiễm dầu trên biển - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 28 (2012), trang 68‐74.

55 Các nạn nhân có thể yêu cầu bồi thường trực tiếp từ P&I Club hoặc yêu cầu bồi thường trực tiếp từ Quỹ bồi thường ô nhiễm dầu quốc tế khi mức thiệt hại vượt quá mức giới hạn trách nhiệm của chủ tàu là 750 triệu SDR. Tham khảo: Tlđd số 54.

24

đơn trong yêu cầu đòi bồi thường hoặc nếu khơng có thì sẽ thuộc thẩm quyền do tịa Tịa án Tối cao quyết định.

Điều này sẽ rất thuận tiện cho các nguyên đơn khi yêu cầu bồi thường thiệt hại, đồng thời thuận tiện cho việc điều tra, thu thập chứng cứ và lượng giá tổn thất sau vụ tràn dầu.56

Một phần của tài liệu Phạm thị quỳnhtrang k185021701 quy định về bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường theo công ước CLC1992 và thực tiễn áp dụng công ước tại việt nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)