Phân bổ giờ dạy

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học tích cực trong môn tin học đại cương tại trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ vạn xuân (Trang 73)

2.3. GIỚI THIỆU CHƢƠNG TRÌNH MƠN TIN HỌC ĐẠI CƢƠNG

2.3.5. Phân bổ giờ dạy

Bảng 2.2: Lịch trình chung (Ghi tổng số giờ cho mỗi cột)

Nội dung Hình thức tổ chức dạy mơn học Tổng Lên lớp Thực hành Tự học, tự nghiên cứu thuyết Bài tập Thảo luận

Phần 1- Đại cƣơng về Tin học và máy

tính 2   2 4

Phần 2- Hệ điều hành Windows 4   4 8

Phần 3- Xƣ̉ lý văn bản với MS Word 9   9 10 18

Phần 4- Xƣ̉ lý bảng tính với MS Excel 12   12 15 24

Phần 5- Báo cáo với MS PowerPoint 2   2 3 4

Phần 6- Internet và email 1   1 2 2

2.3.6. Chính sách đối với mơn học và các yêu cầu khác của giảng viên

- Yêu cầu SV:

 Tham gia đầy đủ giờ lý thuyết và giờ thực hành.

 Thực hiện đúng tiến độ các bài tập.

 Tích cực tự học các kỹ năng riêng.

- Yêu cầu GV: tốt nghiệp đại học chuyên ngành CNTT.

2.3.7. Phƣơng pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học

Phân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá.

2.3.7.1. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên

Hoàn thành theo từng phần bài tập đƣợc giao.

2.3.7.2. Kiểm tra - đánh giá định kì

- Kiểm tra lần 1 với hình thƣ́c thƣ̣c hành trƣ̣c tiếp trên máy: chiếm 30% - Kiểm tra lần 2 vớ i hình thƣ́c trắc nghiê ̣m về kiến thƣ́c lý thuyết: chiếm 40% - Kiểm tra lần 3 vớ i hình thƣ́c thƣ̣c hành trƣ̣c tiếp trên máy: chiếm 30%

-47-

2.4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC ĐẠI CƢƠNG TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG KTCN VẠN XUÂN

2.4.1. Thực trạng hoạt động dạy

Quá trình nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy môn THĐC tại trƣờng Cao đẳng KTCN Vạn Xuân nhằm đánh giá mức độ nhận thức của GV về môn học, PPDH của GV trong giảng dạy môn THĐC. Kết quả quá trình nghiên cứu là cơ sở để ngƣời nghiên cứu lựa chọn PPDHTC cho môn THĐC tại trƣờng Cao đẳng KTCN Vạn Xuân. Ngƣời nghiên cứu đã thực hiện:

- Phỏng vấn, trò chuyện trực tiếp với 9 GV môn Tin học. - Quan sát hoạt động dạy của GV trên lớp.

- Nghiên cứu hồ sơ chuyên môn của GV.

Ngƣời nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 9 GV môn Tin học và 02 cán bộ quản lý tại trƣờng Cao đẳng KTCN Vạn Xuân.

Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề sau:

- Ý kiến của GV về nội dung chƣơng trình và phân phối chƣơng trình mơn THĐC tại trƣờng Cao đẳng KTCN Vạn Xuân.

- PPDH môn THĐC của GV tại trƣờng Cao đẳng KTCN Vạn Xuân.

- Đánh giá của GV về kiến thức, kỹ năng, thái độ của SV đối với môn THĐC tại trƣờng Cao đẳng KTCN Vạn Xuân.

- Nâng cao chất lƣợng dạy học môn THĐC tại trƣờng Cao đẳng KTCN Vạn Xuân thông qua các yếu tố.

Sau đây, ngƣời nghiên cứu sẽ phân tích sâu hơn các kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy môn THĐC của GV tại trƣờng Cao đẳng KTCN Vạn Xuân. Do số lƣợng GV trực tiếp tham gia giảng dạy bộ mơn Tin học tại trƣờng khá ít chỉ có 9 GV, nên phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng chủ yếu là phƣơng pháp phỏng vấn và phƣơng pháp quan sát.

2.4.1.1. Ý kiến của GV về nội dung chương trình và phân phối chương trình mơn Tin học đại cương.

-48-

thời gian phân phối chƣơng trình cho mơn THĐC: có 2/9 GV cho rằng nội dung chƣơng trình và thời gian phân phối chƣơng trình phù hợp với u cầu của bộ mơn, vì nội dung chƣơng trình chỉ có 4 tín chỉ, cùng với các chƣơng rất phù hợp với SV năm đầu. Bên cạnh đó, có 2/9 GV cho rằng phân phối chƣơng trình khá phù hợp và 5/9 GV cho là còn tùy thuộc vào từng phần, từng chƣơng với nội dung nhiều, nhƣng phân phối thời gian quá ít (3 tiết/1 tuần) chƣa phù hợp. Trao đổi nghiêm túc về vấn đề này, cô Nguyễn Thị Lộc (Phó phịng đào tạo của trƣờng) cho rằng: “Chương trình THĐC là giai đoạn SV mới vào trường và còn nhiều bỡ ngỡ làm quen với cách học theo tín chỉ, cho nên các bạn chưa tập trung cho những kỹ năng cần thiết. Đồng thời chương trình cho mơn THĐC phân phối số tiết chỉ đủ nghe giảng lý thuyết và thực hành theo hướng dẫn. Các bạn khơng có thời gian để rèn luyện thảo luận, hoạt động học tập theo nhóm”.

Hình 2. 5: Trao đổi với cơ Nguyễn Thị Lộc về phân phối chƣơng trình và nội dung

mơn Tin học đại cƣơng

Tóm lại, tuy có ba ý kiến cho rằng thời gian phân phối chƣơng trình cho mơn THĐC là chƣa thật sự phù hợp, nhƣng đa số các GV đều cho rằng các phần,

-49-

chƣơng, tiểu mục về nội dung chƣơng trình phù hợp với SV bậc cao đẳng, bài tập thực hành đa dạng, phong phú. Vì thế, ngƣời nghiên cứu cho rằng cần tìm ra những PPDH phù hợp với phân phối chƣơng trình nhằm phát huy TTC và nâng cao cả lý thuyết và thực hành cho SV năm đầu bƣớc vào giảng đƣờng.

2.4.1.2. Đánh giá của GV về kiến thức, kỹ năng, thái độ của SV đối với môn Tin học đại cương

Qua kết quả phỏng vấn cho thấy rằng có 4/9 GV cho rằng SV có kỹ năng thực hành tốt. Trong khi đó, có 1/9 GV khẳng định rằng, sau khi học môn THĐC kỹ năng thực hành của SV rất hạn chế, các bạn còn rất vụng về khi trình bày soạn 1 văn bản bằng Microsoft Word hay kỹ năng soạn trình chiếu bằng Microsoft Powerpoint. Đồng thời, cũng có 2/9 GV cho rằng khả năng tiếng Anh của các bạn cũng không tốt lắm và GV không đủ thời gian để luyện tập thêm cho các bạn ở kỹ năng này. Bên cạnh đó, có 2/9 GV có ý kiến kỹ năng thực hành của SV cũng không đƣợc rèn luyện nhiều và kỹ năng làm việc nhóm của SV hầu nhƣ rất hạn chế. Trao đổi về vấn đề này, cơ Nguyễn Thị Hồi (GV Khoa CNTT) nêu quan điểm: “Theo

tơi đánh giá thì kỹ năng SV đạt được sau mỗi tiết học hầu như chỉ tập trung vào nghe giảng lý thuyết, thực hành thì cịn vụng về, vì các bạn chưa quen với mơi trường giảng đường. Các kỹ năng cịn lại hầu như GV rất ít quan tâm”. Chính vì

thế, ngƣời nghiên cứu tiếp tục khảo sát thực trạng đánh giá của GV về kiến thức của SV năm đầu đối với môn THĐC.

Sau khi quan sát dự giờ Ths. Trần Đình Khơi dạy lớp (16TH) tiết học Hệ điều hành Windows, ngƣời nghiên cứu nhận thấy: “GV tập trung vào kiến thức lý

thuyết quá nhiều thay vì tổ chức đa dạng các loại hoạt động tích cực cho SV như thực hành theo nhóm, thảo luận theo chủ đề, trực quan sinh động,... Do đó SV khơng phát huy hết việc sử dụng máy tính cũng như làm nền tảng cho các mơn học khác có sử dụng máy tính”.

-50-

Hình 2.6: Hình ảnh dự giờ tiết dạy cơ Nguyễn Thị Hồi

Đồng thời, sau khi phỏng vấn việc đánh giá của GV về kiến thức của SV đạt đƣợc sau khi học mơn THĐC, có 6/9 GV cho rằng SV nắm vững kiến thức lý thuyết để vận dụng thực hành với các dạng bài tập rất tốt. Theo Thạc sĩ Trần Việt Khánh (GV Khoa CNTT): “Đây là môn học đại cương và cũng là những môn đầu tiên của

SV nhằm cung cấp cho SV kiến thức và kỹ năng cơ bản làm việc trên máy tính nên kiến thức về lý thuyết và thực hành cần phải nắm vững”. Ngồi ra, chỉ có 3/9 GV cho

rằng SV chỉ biết thực hành những bài tập đơn giản, mặc dù các bạn nắm rất vững lý thuyết, nhƣng các bạn khơng có mơi trƣờng rèn luyện thực hành nhiều trong lớp.

Từ kết quả phỏng vấn việc đánh giá của GV về thái độ của SV đạt đƣợc sau khi học mơn THĐC có 5/9 GV cho rằng SV chƣa tích cực chuẩn bị bài học chu đáo trƣớc khi đến lớp do chƣa quen môi trƣờng giảng đƣờng và tích cực trong việc chuẩn bị bài. Điều này cho thấy hơn 50% GV đánh giá chƣa cao về SV năm đầu tiên bƣớc vào giảng đƣờng để tự bản thân phải cố gắng thật nhiều nhằm đạt đƣợc kết quả thật tốt. Trong khi đó, chỉ có 1/9 GV có ý kiến về thái độ thích thú năng động, tích cực của SV trong học tập ở một số lƣợng SV rất ít. Đồng thời, sự tự tin giao tiếp trƣớc đám đơng của SV khi trình bày 1 vấn đề trƣớc lớp cũng không đƣợc GV đánh giá cao chỉ có 1/9 GV. Điều này cho thấy kỹ năng giao tiếp của các bạn còn hạn chế.

-51-

năng, thái độ của SV đối với môn THĐC, ngƣời nghiên cứu thấy rằng kỹ năng tiếp thu kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành của SV khi GV nhận xét là chƣa cao. Kết quả này cũng khá tƣơng đồng với kết quả ngƣời nghiên cứu khảo sát đối với SV. Đây cũng là tiền đề quan trọng tạo cơ sở cho ngƣời nghiên cứu tiếp tục khảo sát thực trạng của GV đang sử dụng những PPDH môn THĐC tại trƣờng Cao đẳng KTCN Vạn Xuân.

2.4.1.3. Phương pháp dạy học môn THĐC tại trường Cao đẳng KTCN Vạn Xuân

Để tìm hiểu về thực trạng PPDH môn THĐC hiện nay tại trƣờng Cao đẳng KTCN Vạn Xuân, ngƣời nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 9 GV về PPDH môn THĐC đang đƣợc sử dụng hiện nay. Theo kết quả phỏng vấn, có đến 6/9 GV cho rằng hầu hết đƣợc các GV khoa CNTT trƣờng Cao đẳng KTCN Vạn Xuân đang sử dụng thƣờng xuyên là phƣơng pháp thuyết trình. Quan tâm đến vấn đề này, Thạc sĩ Nguyễn Văn Trinh (GV khoa CNTT) cho rằng: “Nói chung, đa số GV ở đây sử dụng phương

pháp thuyết trình cho bài giảng vì phương pháp này giúp GV dễ quản lý lớp hơn, dễ soạn bài giảng hơn và SV nhận được kiến thức nhanh và nhiều nhất”.

Hình 2.7: Trao đổi với Ths. Trần Việt Khánh về phƣơng pháp dạy môn THĐC

-52-

Nhƣng sau khi phỏng vấn cũng có 3/9 GV áp dụng những PPDH nhƣ: trực quan, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại nhƣng cũng thỉnh thoảng, đa số chỉ dành cho tiết dự giờ. Vì theo phân phối chƣơng trình cho mơn THĐC chỉ có 3 tiết 1 tuần trên 4 tín chỉ, những phƣơng pháp này đỏi hỏi cần nhiều thời gian.

Mặc dù có hai ý kiến: Sử dụng PPDHTC nhƣ TQ, ĐT, TLN và N-GQVĐ nhằm thực hành đƣợc máy tính tốt nhất; nhƣng đa số GV cịn sử dụng phƣơng pháp thuyết trình là chính vì mong muốn SV nắm vững kiến thức lý thuyết sâu nhất.

2.4.1.4. Các yếu tố để nâng cao chất lượng DH môn THĐC tại trường Cao đẳng KTCN Vạn Xuân

Tóm lại, thông qua kết quả phỏng vấn cho thấy các GV đều có sự thống nhất rất cao về các nội dung đề xuất. Đa dạng hóa các PPDH chiếm tỷ lệ 100% các GV đồng ý chọn phƣơng pháp trực quan là thƣờng xuyên nhất để nâng cao chất lƣợng dạy học và tính tích cực của SV. Đồng thời, việc dạy học có sự hỗ trợ thiết bị phƣơng tiện dạy học hiện đại, dạy học theo nhóm cũng nhƣ việc sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề đƣợc GV đánh giá rất cao 7/9 GV đồng tình. Tuy nhiên, trong khi đó chỉ có 2/9 cho rằng GV cải thiện nâng cao chất lƣợng dạy học và TTC của SV bằng cách đầu tƣ thời gian để soạn bài giảng và chuẩn bị đồ dùng dạy học tốt. Về vấn đề này, Thạc sĩ Phan Minh Xuân (GV khoa CNTT) trao đổi: “Cần có nhiều thời gian hơn cho việc soạn bài giảng, chuẩn bị đầu tư trang thiết bị, công nghệ trong giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học và tính tích cực cho SV trong mơn Tin học nói chung cũng như THĐC nói riêng, GV cần lựa chọn PPDH tích cực hơn mới thu hút lịng say mê và u thích mơn học của SV”.

-53-

Hình 2. 8: Trao đổi với Ths. Phan Minh Xuân về các yếu tố để nâng cao chất lƣợng

dạy mơn Tin học đại cƣơng

Nhìn chung, nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy môn THĐC tại trƣờng Cao đẳng KTCN Vạn Xuân cho thấy vấn đề vận dụng DHTC trong DH môn THĐC tại trƣờng Cao đẳng KTCN Vạn Xuân, có ý nghĩa lý luận vào thực tiễn cao. Kết quả nghiên cứu thực trạng là cơ sở khoa học để ngƣời nghiên cứu lựa chọn những PPDHTC trong DH môn THĐC tại trƣờng Cao đẳng KTCN Vạn Xuân. Để tìm hiểu sâu về vấn đề này, ngƣời nghiên cứu tiến hành tìm hiểu thực trạng hoạt động học môn THĐC của SV tại trƣờng Cao đẳng KTCN Vạn Xuân.

2.4.2. Thực trạng hoạt động học

Nghiên cứu thực trạng hoạt động học môn THĐC tại trƣờng Cao đẳng KTCN Vạn Xuân để đánh giá nhận thức của SV về nội dung chƣơng trình; thái độ của SV trong giờ học; tính tích cực học tập và mong ƣớc của SV về các hoạt động dạy của GV trong giờ học môn THĐC tại trƣờng Cao đẳng KTCN Vạn Xuân. Kết

-54-

quả nghiên cứu thực trạng hoạt động học môn THĐC tại trƣờng Cao đẳng KTCN Vạn Xuân là cơ sở để lựa chọn PPDH phù hợp.

Nghiên cứu tiến hành khảo sát 200 SV bậc cao đẳng và trung cấp và bằng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:

- Khảo sát bằng bảng hỏi.

- Phỏng vấn, trò chuyện trực tiếp với SV bậc cao đẳng và trung cấp. - Quan sát hoạt động học môn tin học của SV trên lớp.

- Nghiên cứu kết quả học tập của SV.

Nghiên cứu thực trạng hoạt động học môn THĐC của SV bậc cao đẳng, trung cấp tại trƣờng tại trƣờng Cao đẳng KTCN Vạn Xuân tập trung vào các nội dung sau đây:

- Nhận thức của SV về nội dung, chƣơng trình mơn THĐC. - Kỹ năng SV đạt đƣợc khi học môn THĐC.

- Thái độ của SV về giờ học môn tin học. - Tính tích cực học tập mơn tin học của SV.

- Mong ƣớc của SV về các hoạt động dạy của GV trong giờ học môn THĐC. Kết quả thực trạng hoạt động học đƣợc phân tích chi tiết trong phần dƣới đây

2.4.2.1. Nhận thức của SV về nội dung chương trình mơn THĐC tại trường Cao đẳng KTCN Vạn Xuân

Để tìm hiểu thực trạng hoạt động học của SV môn tin học, trƣớc hết ngƣời nghiên cứu đã tìm hiểu về nhận thức của SV đối với nội dung, chƣơng trình mơn học bởi biểu đồ 2.1 dƣới đây.

Kết quả khảo sát nhận thức của 200 SV bậc cao đẳng, trung cấp về nội dung chƣơng trình mơn THĐC cho thấy có 35.5% SV trả lời là vừa sức học, 18% là dễ học và 12.5% có ý kiến là bình thƣờng cịn tùy vào từng phần, từng chƣơng của mơn học. Trong đó, có đến 34% tỷ lệ SV nhận thấy nội dung chƣơng trình mơn THĐC khó học.

-55-

Biểu đồ 2.1: Nhận thức của SV về nội dung chƣơng trình mơn THĐC

Nhƣ vậy, kết quả khảo sát về nhận thức của SV đối với môn tin học, cho thấy tỷ lệ SV nhận thấy nội dung chƣơng trình mơn THĐC khó học đến 34%. Bên cạnh đó, phân phối chƣơng trình chỉ có 3 tiết/1 tuần, nội dung nhiều nhƣng thời gian phân bố cịn ít, chƣa hợp lý. Điều này địi hỏi GV cần lựa chọn PPDH phù hợp để vừa tải đủ kiến thức cho SV vừa giúp SV hiểu bài dễ dàng. Trao đổi về vấn đề này, bạn Nguyễn Thành Tr. đã chia sẻ: “Theo em nội dung chương trình rất phù hợp với

SV năm đầu bước vào giảng đường Đại học, cao đẳng để học theo dạng tín chỉ và tự học là chính, nhưng đối với mơn học này rất khơ khan và khó học nên sự tiếp thu của chúng em còn rất mơ hồ về những kiến thức mà GV đã dạy. Vì vậy, em ln mong muốn GV tin học có nhiều hoạt động dạy học thú vị hơn để giúp các bạn có

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học tích cực trong môn tin học đại cương tại trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ vạn xuân (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)