1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nƣớc ngồi
Các nghiên cứu và triển khai chƣơng trình dạy kỹ năng sống từ bậc mầm non cho đến Trung học phổ thông đƣợc bắt đầu từ những năm đầu thập niên 90 ở một số nƣớc nhƣ: Ấn Độ, Lào, Campuchia, Indonexia, Malaysia, Thái Lan, …Với các nội dung cơ bản là: Kỹ năng cơ bản (gồm các kỹ năng đọc, viết, ghi chép, …), nhóm kỹ năng chung (gồm các kỹ năng tƣ duy phê phán, tƣ duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, …) và nhóm kỹ năng cụ thể (gồm các kỹ năng bình đẳng giới, bảo vệ sức khỏe, nâng cao đời sống tinh thần, …) bằng hình thứclồng ghép vào chƣơng trình dạy chữ ở tất cả các môn học.
Hay giáo dục kỹ năng sống đƣợc thể hiện qua tài liệu tập huấn kỹ năng sống UNICEF: Tài liệu viết về các kỹ năng xã hội giúp trẻ em và thanh thiếu niên truyền đạt những điều họ biết (Kiến thức), những gì họ suy nghĩ hay cảm nhận (Thái độ) và những gì họ tin (Giá trị) trở thành khả năng thực tiễn về những gì cần làm và làm nhƣ thế nào. Nhằm tăng cƣờng sức khỏe tâm lý, sự phát triển và an toàn của trẻ em và thanh thiếu niên.
Các nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống còn thể hiện qua các sách nhƣ: Lisa M.Schab, Lcsw (2009) đề cập đến kỹ năng quyết đoán, giúp các bé nhận ra giá trị của bản thân, cách giao tiếp với ngƣời khác có hiệu quả nhƣ: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thể hiện cảm xúc, kỹ năng cƣ xử phù hợp [19]
Mary Briggs, Alice Hansen (2012) đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến phƣơng pháp tiếp cận sƣ phạm kết hợp việc học tập dựa trên việc tổ chức các trò chơi cho các em học sinh, giúp trẻ cảm thấy tự do khi tham gia học tập [20]
Peter Kutnick, Peter Blatchford (2013), tác giả hƣớng dẫn giáo viên tiểu học sử dụng phƣơng pháp dạy học nhóm hiệu quả qua cách mô tả các hoạt động nhóm sử dụng trong lớp học [21]
Diane Peters Mayer (2008) đề cập kỹ năng khắc phục sự lo lắng của học sinh, giúp cho các bậc phụ huynh có kỹ năng đồng hành cùng con, giúp các em học sinh vƣợt qua sự lo lắng, áp lực từ trƣờng học và những lo lắng khác của các em học sinh [17]
Darlene Mannix (2005), tác giả đề cập đến kỹ năng viết cơ bản cho các em học sinh tiểu học đặc biệt nhƣ: viết từ, viết câu, viết đoạn văn và các hoạt động viết khác. [18]
Alex Kelly (2011), tác giả đề cập đến kỹ năng tự tin, lòng tự trọng và kỹ năng xã hội. Giúp các em học sinh phát triển kỹ năng thông qua các bài tập làm nhóm. [16]
Teresa Cremin, James Arthur (2014), tác giả hƣớng dẫn giáo viên Tiểu học sáng tạo trong phƣơng pháp giảng dạy nhƣ: giảng dạy theo phản xạ, sử dụng các chiến lƣợc hành vi của lớp học, giáo viên sử dụng các câu hỏi mở để khuyến khích các kỹ năng tƣ duy của học sinh…[22]
Nhìn chung, các nghiên cứu cho thấy việc giáo dục kỹ năng sống đƣợc lồng ghép ở trong chƣơng trình đào tạo và hoạt động ngoại khóa – hoạt động ngoài giờ lên lớp.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nƣớc
Thuật ngữ kĩ năng sống đƣợc ngƣời Việt Nam biết đến bắt đầu từ chƣơng trình của UNICEF (1996) "Giáo dục kĩ năng sống để bảo vệ sức khoẻ và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trƣờng". Quan niệm về kĩ năng sống đƣợc giới thiệu trong chƣơng trình này chỉ bao gồm những kĩ năng sống cốt lõi nhƣ: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng kiên định, kĩ năng đặt mục tiêu... nhằm vào các chủ đề giáo dục sức khỏe do các chuyên gia Úc tập huấn. Tham gia chƣơng trình này đầu tiên gồm có ngành Giáo dục và Hội Chữ thập đỏ. [11, tr.63]
Vụ thể chất - Bộ Giáo dục và Đào tạo hợp tác với UNICEF triển khai dự án "giáo dục kĩ năng sống trong giáo dục sức khỏe cho học sinh" ở tiểu học. Trong đó có một số kĩ năng cụ thể nhƣ: giao tiếp, tự nhận thức, xác định giá trị, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng kiên định...[11, tr.82]
Bên cạnh đó, UNICEF đã hỗ trợ xây dựng tài liệu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học miền núi bao gồm những nội dung bổ trợ nhƣ:
-Giáo dục kĩ năng an tồn: giúp các em biết tránh hoặc xử lí những tai nạn về sơng nƣớc, điện giật, sét đánh, động vật cắn, bom, mìn.
-Giáo dục kĩ năng ăn uống vệ sinh...
-Giáo dục trẻ em gái ở miền núi với các kĩ năng tự nhận biết mình thuộc giới nào, giữ vẻ đẹp con gái, mặc sạch sẽ, vệ sinh gia đình, vệ sinh em gái, biết về tuổi dậy thì, vệ sinh kinh nguyệt, biết tự bảo vệ mình, và các kĩ năng về nữ cơng gia chánh, các kĩ năng phòng bệnh thƣờng gặp nhƣ do lao động quá sức, nƣớc ăn chân, bƣớu cổ, ghẻ lở, chấy rận, đau bụng khi hành kinh, viêm ngứa bộ phận sinh dục; phòng tránh HIV/AIDS...[11, tr.82]
Dự án Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho HS tiểu học đƣợc tiến hành với sự phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị và Tổ chức Cứu trợ và Phát triển Mĩ CRS (Catholic Relief Services). Dự án bắt đầu từ tháng 8/2000 với mục đích giúp các trƣờng tiểu học trong khu vực bị ảnh hƣởng bom mìn (của 2 huyện Triệu Phong, Gia Linh) tiếp nhận kĩ năng để thực hành và tuyên truyền các thơng điệp giáo dục phịng tránh bom mìn và thơng điệp đối xử nhân ái với ngƣời khuyết tật đến với cộng đồng. Đối tƣợng hƣởng lợi là 5.500 học sinh và 300 GV đƣợc tập huấn về tiếp cận kĩ năng sống để dạy kĩ năng sống phòng tránh tai nạn bom mìn. Chƣơng trình này đƣợc sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị coi là nội dung phần mềm và đƣợc tiến hành vào quỹ thời gian dành cho những nội dung mang tính địa phƣơng. [11, tr82-83]
Nguyễn Thu Hƣơng (2015), tác giả liệt kê 55 yếu tố ảnh hƣởng đến sự tự tin nhƣ: tin tƣởng bản thân, trung thực, đặt ra mục tiêu rõ ràng…. Nhƣng tác giả chƣa đƣa ra biện pháp rèn luyện cụ thể để cải thiện 55 yếu tố ảnh hƣởng này [9]
Nguyễn Khánh Hà (2016) tác giả đề cập đến 8 kỹ năng là: Kỹ năng tự nhận thức; Kỹ năng kiểm soát cảm xúc; Kỹ năng làm chủ bản thân; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng đặt mục tiêu; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng tƣ duy sáng tạo; Kỹ năng tƣ duy tích cực [10]
Hồng Hịa Bình, Lê Minh Châu, Phan Thanh Hà, Trần Hiền Lƣơng, Bùi Phƣơng Nga, Trần Thị Tố Oanh, Phạm Thị Thu Phƣơng, Lƣơng Việt Thái, Lƣu Thu Thủy, Đoàn Văn Vi (2016). Các tác giả đề cập đến các vấn đề chung về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trƣờng phổ thông và giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở lớp 4: môn Tiếng Việt, môn Đạo Đức, môn Khoa học [1]
Huỳnh Lâm Anh Chƣơng (2014) bài viết liệt kê các biểu hiện của kỹ năng sống ở lứa tuổi tiểu học nhƣ: Kỹ năng tƣ duy, Kỹ năng cá nhân, Kỹ năng xã hội, Các kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ. Tác giả chƣa liệt kê đƣợc biểu hiện cụ thể của từng độ tuổi ở lứa tuổi tiểu học [14]
Nguyễn Thị Thúy (2016). Tác giả đƣa ra 7 biện pháp giáo dục kỹ năng sống: Có sự cam kết cao từ các cấp lãnh đạo.
Nâng cao nhận thức và kỹ năng sống cho giáo viên.
Nâng cao nhận thức về kỹ năng sống cho phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp với nội dung, hình thức đa dạng, phong phú và bám sát các chủ điểm của tháng để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Tích cực giáo dục kỹ năng sống vào trong các nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Giảng dạy kỹ năng sống nhƣ là một môn học ở những tiết học ngoại khóa [15]
Nhìn chung, có rất nhiều nghiên cứu viết về đề tài KNS với những hƣớng nghiên cứu khác nhau. Hiện nay, KNS cũng đang đƣợc nhiều ngƣời quan tâm để giúp các em học sinh rèn luyện KN, phát triển toàn diện nhân cách.