1.3.4.1 .Nội dung thực tập lâm sàng hàng ngày
3.2. Một số biện pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng TTLS cho S
3.2.1. Biện pháp đẩy mạnh việc đáp ứng mục tiêu về kiến
3.2.1.1. Mục đích:
“Đào tạo lâm sàng có hiệu quả là nhấn mạnh sự ứng dụng kiến thức vào việc thực hiện các kỹ năng” [4]. Bởi vì, học nghề thuần túy là khơng đầy đủ vì
nghề nghiệp phát triển rất nhanh, một điều dưỡng viên phải có khả năng tự phát triển năng động để học suốt đời (lifelong learning), nhằm tự thích ứng và tự đổi mới năng lực. Do đó biện pháp tăng cường đẩy mạnh việc đáp ứng mục tiêu về kiến thức với nội dung được xây dựng theo từng nhiệm vụ chủ yếu đối với từng cấp đối tượng: người học, người dạy, trường – viện để đạt được mục tiêu cuối cùng là giúp SV trở thành người có năng lực tự định hướng và tự học, có khả năng ứng dụng kiến thức vào kỹ năng thực hành một cách khoa học nhất.
3.2.1.2. Nội dung:
Từng giai đoạn (trước, trong và sau) của q trình TTLS phải có sự chuẩn bị đầy đủ các mặt và nỗ lực thực hiện của sinh viên, giáo viên và nhà trường để chất lượng TTLS đáp ứng được mục tiêu về kiến thức.
- Giai đoạn chuẩn bị: Phải đảm bảo việc cung cấp trước thơng tin về mục
tiêu, nội dung chương trình TT cũng như các hoạt động tiền lâm sàng đến toàn bộ SV nắm được để quá trình TTLS đạt kết quả tốt. Bản thân SV cũng phải năng động trong việc nắm bắt, cập nhật chương trình học từ nhà trường.
- Giai đoạn thực hiện: Đây là giai đoạn quan trọng, bên cạnh việc vận dụng kiến thức học được trên lớp vào thực hành, SV sẽ học thêm nhiều kiến thức mới mẻ từ những bài giảng của GV khi đi LS tại các buồng bệnh. Do đó, bản thân SV phải chủ động trong học tập, tìm tịi học tập, tích lũy kiến thức từ thầy cô, tự rèn luyện các kỹ năng học tập, không ngừng nâng cao kiến thức, cập nhật những thông tin mới của ngành nghề để bổ sung kiến thức chun mơn. Đồng thời, để q trình TTLS đạt hiệu quả, địi hỏi GV và nhà trường phải có sự chuẩn bị kỹ và quan tâm đến các mặt: Kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực hướng dẫn, các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động học tập của SV,….
- Giai đoạn kiểm tra/đánh giá: Đây là khâu then chốt để xác định được mục tiêu về kiến thức qua việc kiểm tra/đánh giá. Việc kiểm tra/ đánh giá SV phải được GV và nhà trường thực hiện một cách khoa học, phù hợp. Ngay chính bản thân SV cũng phải có kế hoạch tự lượng giá kiến thức mình đạt được sau mỗi học phần TTLS.
3.2.1.3. Các bước thực hiện:
Giai đoạn Quy trình thực hiện
Chuẩn bị * Đối với sinh viên:
- Nắm được lịch học toàn bộ của cả năm từ phòng Đào tạo và lịch giảng chi tiết từ Bộ môn.
- Tham dự đầy đủ các buổi học lý thuyết trên lớp để có kiến thức khi đi thực tập lâm sàng.
+ Ôn tập kỹ lý thuyết để nắm vững kiến thức vận dụng vào thực tế khi đi thực tập tại bệnh viện.
+ Ngoài kiến thức từ giáo trình học trên lớp, cần phải tích cực tham khảo thêm các loại sách chuyên ngành để nâng cao vốn kiến thức nền tảng từ đó tự tin trong thực hành thao tác kỹ thuật, xây dựng được các kế hoạch chăm sóc người bệnh một cách phù hợp.
* Đối với giáo viên:
- GVCN thơng báo chương trình học (lý thuyết + thực hành) ngay từ đầu năm để SV nắm được và có bước chuẩn bị trước - Giáo viên hướng dẫn thực hành cho SV (GV tại trường, CB của bệnh viện) cần có sự chuẩn bị kỹ về mặt kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực mình hướng dẫn, thực hiện đúng yêu cầu về nội dung, phương pháp, báo cáo tiến độ đúng theo kế hoạch
- Phổ biến và giải thích cho SV hiểu rõ về tầm quan trọng của TTLS, mục tiêu TT của từng học phần cụ thể.
- Thông báo và cung cấp đề cương môn học đến SV, đảm bảo theo kế hoạch bài dạy.
- Nêu rõ mục tiêu bài dạy, các bước lên lớp, hoạt động của SV; nêu rõ tài liệu giảng dạy với các phương tiện dạy học, các hình thức-kiểm tra đánh giá.
- Phát hành sổ nhật ký TT đầy đủ cho SV.
* Đối với nhà trường:
- Phòng Đào tạo xây dựng kế hoạch TT, đảm bảo không bị vướng, gãy lịch cho toàn bộ các khối lớp trong năm học.
- Phân công trách nhiệm cụ thể, mơ tả rõ ràng, có định mức cho GV.
Thực hiện * Đối với sinh viên:
+ Xem nhật ký LS là người bạn đồng hành trong quá trình TTLS. Thường xuyên ghi ghép các kiến thức mới, các kinh nghiệm thực tiễn học hỏi được từ thầy, cô vào nhật ký lâm sàng.
+ Chủ động học hỏi, tích lũy kiến thức từ các bài giảng tại
giường bệnh.
- Tự rèn luyện cho mình các kỹ năng: kỹ năng đọc sách, kỹ năng tự tìm kiếm, chọn lọc và xử lý thông tin, kỹ năng tự lượng giá và tự điều chỉnh, kỹ năng nghiên cứu và phát huy sáng kiến, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ…
- Tích cực tham gia các Câu lạc bộ học tập để có cơ hội trao đổi, học tập nâng cao kiến thức.
* Đối với giáo viên:
- Có sự chuẩn bị kỹ về mặt kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực hướng dẫn.
- Trong quá trình giảng bài tại giường bệnh phải đảm bảo có sự bao quát hết đến SV, biết lọc những kiến thức phù hợp với đối tượng hướng dẫn.
- Tăng cường hoạt động tư vấn học tập, rèn luyện thói quen tự chủ, tự điều chỉnh trong học tập cho SV.
- Mỗi GV phải tự làm “giáo vụ” cho chính mình với các cơng cụ phổ biến: sổ tay GV, lịch dạy học, kế hoạch dạy học tồn khóa
và định kỳ….Phải biết mình và Bộ mơn đã dạy đến đâu, cho đối tượng nào, cái gì chưa dạy và trình tự dạy thế nào là tối ưu. Hết sức tránh việc lãng quên, nhầm lẫn và cách dạy học tùy tiện, lộn xộn, chắp vá.
* Đối với nhà trường:
- Cung cấp đầy đủ các phương tiện giảng dạy như máy tính, projector, vật liệu dạy học, phim ảnh,…
- Tổ chức các khóa tập huấn để trao đổi và học tập kinh nghiệm về phương pháp giáo dục trong y học, các phương pháp DHLS; - Tạo điều kiện cho GV trẻ tham gia các lớp học nâng cao trình độ.
- Tiếp tục phát triển đội ngũ CB, GV và nhân viên Khoa Điều dưỡng trong đó chú trọng tìm kiếm các cơ hội cho CB, GV tham gia học tập bồi dưỡng chuyên môn Điều dưỡng cũng như các mơ hình tiên tiến về giáo dục y khoa trong nước và khu vực.
- Trang bị đủ đầu sách và tài liệu học tập các môn học LS cho SV.
- Trang bị đủ các tài liệu tham khảo, sách tạp chí cho GV và SV. - Quan tâm nhiều đến điều kiện học tập của SV, nhất là SV ngoại trú, để có sự hỗ trợ kịp thời.
Kiểm tra/đánh giá
* Đối với sinh viên:
- Sau mỗi đợt TT, nhóm tổ chức thảo luận, tự đánh giá, rút kinh nghiệm về để có hướng điều chỉnh học tập tốt hơn.
- Bản thân mỗi SV phải tự kiểm tra đánh giá kiến thức LS đã học được từ các đợt TTLS.
* Đối với giáo viên:
- Sử dụng các hình thức khác nhau để đánh giá kiến thức SV lĩnh hội được.
- Hỗ trợ và tạo điều kiện (thời gian, vật chất, quyền lợi) cho người đại diện của nhóm (nhóm trưởng, tổ trưởng,…) để nâng cao tinh thần trách nhiệm.
- Báo cáo tiến độ đúng theo kế hoạch.
* Đối với nhà trường
- Lập kế hoạch và tổ chức giám sát thường xuyên/định kỳ, tổ chức đánh giá, phối hợp với các tổ chức quản lý của bệnh viện. - Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức đồn thể và Câu lạc bộ của SV như Câu lạc bộ tiếng Anh, Kỹ năng sống... hoạt động và phát triển.
3.2.2. Biện pháp đẩy mạnh việc đáp ứng mục tiêu về kỹ năng thực hành: hành:
3.2.2.1. Mục đích:
Biện pháp nâng cao chất lượng TTLS qua việc đẩy mạnh sự đáp ứng mục tiêu về thực hành nhằm mục đích có được một tay nghề cao, thành thạo về các thủ thuật mà một điều dưỡng viên phải đạt được. Bởi vì, kỹ năng thực hành đối với SV ngành điều dưỡng cực kỳ quan trọng. Nếu SV không thể thực hiện thỏa đáng các thủ thuật hoặc hoạt động đã phân cơng thì q trình TTLS coi như thất bại. Điều này đồng nghĩa với việc đào tạo SV điều dưỡng kém chất lượng.
3.2.2.2. Nội dung:
Để đáp ứng mục tiêu về kỹ năng thực hành, trong q trình dạy và học LS địi hỏi nhà trường, GV và SV phải :
+ Giai đoạn chuẩn bị:
Thực hành LS quan trọng nhất ở khâu tiếp cận và số lượt thực hành, nên việc chia ra thành từng nhóm nhỏ, có sự phân cơng các chỉ tiêu LS rõ ràng là hết sức quan trọng để đảm bảo tất cả SV đều có cơ hội thực hiện các thủ thuật.
Để chuẩn bị trước cho quá trình TTLS đạt kết quả tốt, địi hỏi SV phải có sự ơn luyện kỹ nội dung kiến thức có liên quan để có thể làm chủ bản thân mình, khơng bị động, giữ được bình tĩnh khi thực hiện các thao tác trên người bệnh.
+ Giai đoạn thực hiện:
- Việc thực hiện các kỹ năng LS sẽ dễ dàng, hiệu quả khi SV sẵn sàng học
tập. Vì việc hình thành động cơ học tập là bên trong, cho nên GV phải tạo ra khơng khí gần gũi, giảm tải sự căng thẳng khi SV tự tay làm thủ thuật để nuôi dưỡng động cơ học tập của SV.
- Việc học các kỹ năng LS sẽ hiệu quả hơn nếu nó được phối hợp với
những kỹ năng LS mà SV đã biết hoặc đã có kinh nghiệm.
- Việc thường xuyên thực hiện các thủ thuật LS, lặp đi lặp lại là cần thiết để trở nên có năng lực hoặc thành thạo một kỹ năng. Đây là điều hết sức quan trọng trong TTLS.
- Sự giám sát của GV trong quá trình SV thực hiện các thao tác là rất quan trọng để hình thành kỹ năng.
- GV dạy LS đóng vai trị quan trọng hàng đầu trong việc hình thành các kỹ năng LS cho SV. Do đó, GV cần phải tập trung vào việc truyền thụ các kỹ năng cũng như sử dụng các tín hiệu phản hồi, nhận xét tích cực về các thủ thuật mà SV thực hiện là yếu tố góp phần để bắt đầu phát triển sự thành thạo kỹ năng.
- Một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến tay nghề của SV là việc tiếp cận, sử dụng các phương tiện, máy móc, dụng cụ y học. Điều này địi hỏi phải có sự phối hợp tốt của nhà trường và viện nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho SV TT.
+ Giai đoạn kiểm tra/đánh giá:
Tay nghề của một điều dưỡng có tầm quan trọng to lớn, vì vậy việc kiểm tra/đánh giá kỹ năng thực hành phải có sự phối hợp chặt chẽ, sử dụng phương pháp lượng giá phù hợp và thống nhất từ GV tại trường và cán bộ hướng dẫn tại bệnh viện. Chính bản thân SV phải thấu đáo rằng kiểm tra/đánh giá là cho chính bản thân mình, cho việc hành nghề sau này của mình chứ khơng phải chỉ đơn giản
là vượt qua được một kỳ thi, từ đó có ý thức biến kiểm tra/đánh giá thành tự kiểm tra đánh giá.
3.2.2.3. Các bước thực hiện:
Giai đoạn Quy trình thực hiện
Chuẩn bị * Đối với SV:
- Chia tổ thực tập theo hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm. - Ôn lại những kiến thức đã học trước khi bắt đầu kỳ TTLS.
* Đối với GV:
- Có sự phân cơng rõ ràng, cụ thể nội dung, chỉ tiêu thực hành cho từng nhóm TT.
* Đối với nhà trường:
- Bố trí GV hướng dẫn LS phù hợp với số lượng SV trong mỗi đợt TT.
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch mời GV thỉnh giảng LS tại các BV cho phù hợp với số lượng SV, đảm bảo SV thực tập tại các Khoa đều có đủ GV hướng dẫn.
- Điều phối SV một cách hợp lý theo quy mô của Khoa, của BV, tránh tập trung nhiều SV vào một khoa trong cùng một thời điểm.
- Mở các lớp tập huấn, mời các chuyên gia nòng cốt trong lĩnh vực LS đào tạo cho GV LS của trường;
- Xây dựng chính sách thu hút, cơ chế tuyển chọn đặc biệt với mơn LS ít hấp dẫn; thiết kế các tiêu chuẩn tuyển chọn GV LS; - Xây dựng và tuyển chọn nhóm nịng cốt về DHLS; phát triển đội ngũ GV LS, kiêm chức và giảng dạy thực địa;
Thực hiện * Đối với SV:
kỹ thuật được hướng dẫn trên người bệnh.
- Thực hiện đúng các qui định về học lâm sàng; có sổ tay lâm sàng, thực hiện đủ chỉ tiêu tay nghề, làm đầy đủ các kế hoạch chăm sóc, bài tập được giao trong suốt q trình thực tập lâm sàng.
- Làm thành thạo các kỹ năng phải học. Không bỏ qua các kỹ thuật LS khó thực hiện. Nếu SV “ngại khó” thì sẽ khơng đạt được một năng lực đầy đủ.
- Học hỏi kinh nghiệm LS từ các GV, CB hướng dẫn và các khóa trước.
- Khi học tập một kỹ thuật mới phải biết kết hợp với các kỹ thuật đã học.
* Đối với giáo viên:
- Làm mẫu rõ ràng. SV phải được thấy cách làm hiệu quả, rõ ràng về kỹ năng mà họ phải học.
- Khi hướng dẫn SV thực hiện một kỹ thuật mới phải chú ý phối hợp các kỹ thuật có liên quan mà SV đã biết để tạo ra sự sẵn sàng trong học tập và sử dụng các kỹ năng mới.
- Giao tiếp, phản hồi giữa GV và SV là điều rất quan trọng để hình thành kỹ năng và thành thạo kỹ năng.
- Giúp đỡ và theo dõi. GV phải có sự sâu sát, kèm cặp, hướng dẫn SV. Thường xuyên kiểm tra sổ nhật ký LS của SV, đánh giá quá trình học của SV, ghi nhận những ý kiến phản hồi của SV để có cơ sở đánh giá việc thực hiện nội dung, mục tiêu TT.
* Đối với nhà trường:
- Xây dựng quy trình và tiêu chí đánh giá phương pháp giảng dạy.
nhất cho SV đến TT. Kiểm tra, đánh
giá
* Đối với SV:
- Biến kiểm tra/ đánh giá thành tự kiểm tra/đánh giá, để tự lượng giá tiến bộ trong thực hành.
* Đối với GV:
- GV dạy LS phải lượng giá năng lực về các kỹ năng SV đã học và cung cấp đánh giá, phản hồi về các tiến bộ cho SV khi thực hiện các kỹ năng đó.
- Giảng viên thỉnh giảng tăng cường hợp tác chặt chẽ với khoa/bộ môn của trường, thống nhất trong cách hướng dẫn và đánh giá cuối đợt thực tập.
- Trong quy trình chấm thi nhất thiết phải có bước GV quan sát trực tiếp khi SV thăm, khám bệnh nhân, yêu cầu SV thực hiện một số kỹ năng cơ bản, khơng “thả nổi” SV làm bệnh án, sau đó hỏi bệnh tại bàn khơng có bệnh nhân.
- Củng cố các phương pháp đánh giá lâm sàng, kết hợp thi lâm sàng kiểu truyền thống có cấu trúc chặt chẽ với các phương pháp thi khơng có người bệnh.
- Phương pháp thích hợp đê kiểm tra, đánh giá kỹ năng thực hiện kỹ thuật, thủ thuật là sử dụng bảng kiểm và thang điểm. Phối hợp đánh giá thái độ, kỹ năng giao tiếp lồng ghép trong bảng kiểm cho các kỳ thi LS.
- Áp dụng đánh giá tư duy LS bằng các bài tập tư duy để giúp SV hình thành năng lực giải quyết vấn đề. Để làm được điều này, địi hỏi phải có ngân hàng bài tập để tránh trường hợp SV