Đánh giá vềviệc ghi chép nhật ký lâm sàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng biện pháp nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng của sinh viên ngành điều dưỡng trường cao đẳng y tế cần thơ (Trang 53 - 60)

Nội dung SV

n %

Không thường xuyên 53 31,7

Không thực hiện 0 0

167 100,0

(Phụ lục 2) Nhận xét:

Sổ nhật ký LS rất cần thiết đối với SV khi đi TTLS. Mỗi SV đều có một quyển sổ bỏ túi khi đi LS để ghi chép thông tin, những điều học được và ghi chú cần thiết. Nó sẽ như “người bạn đồng hành” cùng SV trong thời gian đi thực tập.

Ý thức được vấn đề này nên phần lớn SV đều ghi chép đầy đủ (114/167, chiếm tỷ lệ 68,3%). Khi tiến hành phỏng vấn sâu SV Đặng Võ Cẩm X cho biết “Việc ghi chép thường xuyên vào sổ những vấn đề đã học tại giường bệnh giúp em tích lũy và có tư liệu để hệ thống lại kiến thức từ GV hướng dẫn”.[phụ lục 4]

Theo GV Nguyễn Thị Hồng L thì: “Sổ nhật ký LS được phát cho SV trước khi đi TTLS, đó là quyển sổ để SV ghi chép lại tất cả những điều các em học được từ thực tế, những bài học kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị cũng như những kỹ năng các em học được và làm được so sánh với chỉ tiêu mà từng bộ môn đã đặt ra”.[phụ lục 3]

Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát vẫn còn một số SV chưa thường xuyên ghi chép sổ nhật ký LS (53/167, chiếm tỷ lệ 31,7%).

Khảo sát khơng có SV đi TTLS lại không ghi chép sổ nhật ký LS.

2.2.1.4. Tham khảo tài liệu tại thư viện (Thư viện sách và thư viện điện tử) tử)

Để phục vụ cho việc học tập của SV, nhà trường bố trí thư viện sách và thư viện điện tử. SV ngoài việc học hỏi kiến thức và được cung cấp các giáo trình từ thầy cơ cịn phải tìm kiếm các tài liệu liên quan đến chuyên ngành mình đang học để cập nhật các kiến thức.

* Bảng 2.4. Khảo sát về việc tham khảo tài liệu tại thư viện trường: Nội dung

Thư viện điện tử

(TVĐT) Thư viện sách (TVS)

n % n %

Rất thường xuyên 59 35,3 47 28,1

Thường xuyên 96 57,5 93 55,7

Thỉnh thoảng 12 7,2 27 16,2

Không tham khảo 0 0 0 0

Tổng cộng 167 100,0 167 100,0

(phụ lục 2)

Nhận xét:

Kết quả khảo sát ghi nhận tất cả SV đều tham khảo tài liệu tại thư viện của trường để cập nhật thông tin Y học mới và học thêm kiến thức bổ sung cho lượng kiến thức học được từ GV. Điều này phù hợp với Khối ngành sức khỏe. SV Ngơ Hồng Kh (lớp CDDD7B) cho biết: “Em và các bạn rất thường xuyên đến thư viện trường để tham khảo tài liệu, có những tài liệu tìm trên sách khơng có thì tụi em tìm ở TVĐT của trường”.[phụ lục 4]

Đa phần SV thường xuyên đến thư viện học, giữa TVĐT và TVS tỷ lệ SV đến tham khảo tài liệu có phần tương đồng nhau (TVĐT: 96/167; TVS: 93/167).

Mức độ rất thường xuyên tham khảo tài liệu cũng chiếm tỷ lệ tương đối (TVĐT: 59/167; TVS: 47/167).

Còn một số ít SV vẫn chưa tích cực trong việc tham khảo tài liệu tại thư viện trường (TVĐT: 12/167; TVS: 27/167). Qua phỏng vấn sâu, em Nguyễn Thị Huỳnh Nh chia sẻ: “Em học chủ yếu dựa vào giáo trình mà GV cung cấp trên lớp, thỉnh thoảng cũng có đến TV của trường để tham khảo tài liệu”.[phụ lục 4]

2.2.1.5. Mức độ tiếp thu kiến thức giảng dạy tại giường bệnh của SV:

Ngoài kiến thức được truyền đạt trên lớp, SV còn được học kiến thức trực tiếp tại giường bệnh khi đi LS. GV hướng dẫn sẽ giảng bệnh ngay tại buồng bệnh cho SV, đây chính là cơ hội quý giá để học được những kiến thức thực tiễn.

* Biểu đồ 2.1. Khảo sát mức độ tiếp thu kiến thức giảng dạy tại giường bệnh của SV:

57% 43%

0%

Biểu đồ 2.1. khả năng tiếp thu kiến thức giảng dạy tại

giường bệnh của SV

Nắm được bài Chỉmột phần Không nắm được

(phụ lục 2) Nhận xét:

Trong quá trình học LS, SV phải học tập trong môi trường đặc biệt. Việc phân tán, thiếu tập trung rất dễ xảy ra. GV Nguyễn Thị Thúy A cho biết: “Để khắc phục tình trạng này, GV phải có sự chọn lọc kỹ, tinh giản lý thuyết trong kết hợp với thực hành trên cơ sở các mục tiêu thực hành”

Đa phần SV nắm được bài giảng của GV tại giường bệnh (57%), kết quả khảo sát cho thấy các em có sự cố gắng nhiều trong việc tiếp thu kiến thức mới ở môi trường học tập đặc biệt này. Khi được hỏi, SV Nguyễn Hữu H trả lời: “em rất quan tâm đến việc học hỏi, tích lũy kiến thức từ thầy, cơ trên thực tế người bệnh, chính vì thế mà ở các buổi học em đều nắm được bài giảng”. [phụ lục 4]

Tuy nhiên, cũng còn khá nhiều SV chỉ nắm được một phần bài giảng (43%). SV Trần Thị Tường V cho rằng mình chưa tiếp thu hết kiến thức giảng dạy tại giường bệnh của GV hướng dẫn là vì: “các bạn q đơng, phịng bệnh lại chật,

nhiều khi thầy, cô giảng nhanh q, nên cũng có buổi em khơng nghe được rõ và hiểu khơng hết phần hướng dẫn tại buồng bệnh”. Còn SV Nguyễn Hoàng Nh lại thừa nhận: “do em khơng tự tin nên ít đứng ở hàng đầu gần GV hướng dẫn vì sợ bị hỏi mà khơng trả lời được, nên nhiều khi có điều chưa nghe rõ hoặc có điều muốn hỏi thì lại ngại”. [phụ lục 4]

Qua kết quả khảo sát, cần lưu ý cả về cách học của SV và sự bao quát của GV để có được kết quả tốt hơn.

2.2.1.6. Kiến thức LS tích lũy được cuối đợt TTLS:

Mỗi học phần TTLS đều cung cấp cho SV những kiến thức thực tiễn từ người bệnh từ đó giúp SV có khả năng ứng dụng tốt hơn các kỹ năng thực hành chăm sóc người bệnh

* Biểu đồ 2.2. Khảo sát việc tự đánh giá kiến thức LS tích lũy được cuối đợt TTLS của SV:

0%

43%

55%

2%

Biểu đồ 2.2: tự đánh giá kiến thức LS tích lũy được cuối đợt TTLS của SV

Rất tốt Tốt Trung bình Chưa tốt

Nhận xét:

Khảo sát định tính về kiến thức tích lũy được cuối đợt TTLS cho thấy phần nhiều SV tự nhận xét ở mức trung bình (chiếm tỷ lệ 55%), ở mức tốt cũng tương đối (chiếm 43%), khơng có SV tự nhận xét đạt ở mức rất tốt.

Về kết quả khảo sát trên, GV Nguyễn Thị Kiều O cho rằng: “Nhìn chung, SV có cố gắng trong tiếp thu kiến thức LS nên sau mỗi học phần SV tự lượng giá kiến thức LS đã học cũng tương đối tốt”. [phụ lục 3]

Khi được hỏi về việc tự lượng giá kiến thức LS tích lũy được sau mỗi đợt TT, SV Nguyễn Ngọc T thẳng thắn: “Mỗi học phần TTLS tụi em đều được học thêm nhiều kiến thức mới từ thầy cô. Với bản thân mình, em tự đánh giá tốt các kiến thức LS mà em có được sau mỗi học phần. Tuy nhiên, tùy theo ý thức, thái độ của mỗi bạn mà kiến thức tích lũy được sẽ có nhiều hay ít.Vì, em thấy một số bạn rất lơ đễnh khi Thầy, cô giảng bệnh đến khi thực hành thì lại né tránh”.[phụ lục 4]

Phản ánh này phù hợp với khảo sát vẫn còn một số SV tự đánh giá “khơng tốt” (chiếm 2%) trong việc tích lũy kiến thức cuối đợt TTLS.

2.2.1.7. Về hồi cứu kết quả thi và hồ sơ thực tế tốt nghiệp:

Để đánh giá kiến thức lâm sàng của SV, đề tài tiến hành hồi cứu điểm thi vòng vấn đáp ở các học phần TTLS học kỳ IV ( SV điều dưỡng khóa 7) và điểm thi vấn đáp thực tế tốt nghiệp (SV khóa 6) theo các mức tương ứng sau: đạt Xuất sắc: từ 9-10 điểm; đạt Giỏi: Từ 8-8,9điểm; đạt Khá: từ 7-7,9 điểm; đạt Trung bình: từ 5-6,9 điểm, Yếu: dưới 5 điểm. Sau đó tổng hợp lại và tính theo phần trăm. Kết quả như ở biểu đồ 2.3 và 2.4.

* Biểu đồ 2.3. Kết quả thi vấn đáp các vòng lâm sàng của 167 SV điều dưỡng năm thứ 2 để đánh giá kiến thức của SV sau khi TTLS:

Nhận xét:

SV trình bày quy trình điều dưỡng và trả lời vấn đáp những câu hỏi của giám khảo. Qua khảo sát cột điểm vấn đáp, đa phần SV khi được GV hỏi về kiến thức xoay quanh quy trình điều dưỡng của mình chỉ đạt mức trung bình (chiếm

Biểu đồ 2.3: Kết quả thi vấn đáp các vòng lâm sàng ở HK IV của 167 SV điều dưỡng khóa 7

0% 19% 25% 52% 4% Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình Yếu

52%), khơng có SV đạt điểm Xuất sắc, tỷ lệ đạt điểm giỏi cũng không cao (chiếm 19%), khá chiếm 25%. Vẫn cịn SV khơng đạt ở phần thi này với tỷ lệ là 4%.

*Biểu đồ 2.4. Khảo sát đánh giá qua thang điểm của phần thi vấn đáp thực

tế TN của khối lớp CĐ điều dưỡng 6:

Nhận xét:

SV trình bày quy trình điều dưỡng và trả lời vấn đáp những câu hỏi của giám khảo. Ở năm cuối, kiến thức LS được SV nắm khá vững, đa phần SV đạt loại khá (chiếm tỷ lệ 51%), 15% SV đạt loại trung bình, tỷ lệ SV đạt giỏi cũng khá cao (chiếm 30%), tỷ lệ đạt xuất sắc chiếm 4%, khơng có SV yếu.

Khảo sát sổ thực tế tốt nghiệp để đánh giá quá trình thực tế tốt nghiệp của SV qua ghi chép các chỉ tiêu lâm sàng đã thực hiện được, quy trình điều dưỡng, những kiến thức học được,…qua đó GV đánh giá kết quả đạt được của SV. Tỷ lệ SV đạt Xuất sắc là 4,18% (8/191), loại giỏi chiếm tỷ lệ tương đối cao 40,31% (77/191), trên phân nửa số SV đạt loại khá (97/191) chiếm tỷ lệ 50,79%, cịn lại đạt loại trung bình (9/191) tỷ lệ 4,71%.

GV Phan Thị Diệu Th cho biết: “Cả một quá trình xuyên suốt 3 năm học, SV đã học được rất nhiều kiến thức LS từ GV hướng dẫn, từ các anh,chị lớp trước, từ bạn bè và cả từ người bệnh. Đối với SV năm cuối, hầu như các em đã nắm vững được kiến thức LS đã học, hồn thành tốt các quy trình điều dưỡng, nên các em rất tự tin trong phần thi vấn đáp và kết quả đạt rất khả quan”. [phụ lục 3]

Biểu đồ 2.4. Kết quả thi vấn đáp TTTN của 191 SV điều dưỡng khóa 6

30% 51% 15% 0%4% Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình Yếu

2.2.2. Thực trạng đáp ứng mục tiêu về kỹ năng thực hành: 2.2.2.1. Khả năng thực hiện các kỹ năng LS: 2.2.2.1. Khả năng thực hiện các kỹ năng LS:

Kỹ năng thực hành của SV được tích lũy và hình thành qua việc SV tích cực, siêng năng thực hiện các kỹ thuật thăm khám trên người bệnh vì việc lặp lại là cần thiết để trở nên có năng lực hoặc thành thạo một kỹ năng. Khảo sát 167 SV với 03 mức lựa chọn: Thực hiện được, tương đối và không thực hiện được. Tổng kết mức độ thực hiện kỹ năng thực hành của SV dưới hình thức cho điểm: Thực hiện được: 3 điểm, tương đối: 2 điểm và khơng thực hiện được: 1điểm. Kết quả tính đến sự trả lời của từng SV, sau đó tổng kết theo từng nội dung. ĐTB đạt từ 2,5-3 được coi là cao, từ 2,4 – 1,9 là trung bình, từ 1,8 trở xuống là yếu. Dựa vào việc quy định như vậy để đánh giá kỹ năng thực hành LS của SV. Kết quả thu được như bảng 2.1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng biện pháp nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng của sinh viên ngành điều dưỡng trường cao đẳng y tế cần thơ (Trang 53 - 60)