Nội dung GV SV n % n % Vừa phải 34 75,6 41 24,6 Thừa 0 0 0 0 Thiếu 11 24,4 126 75,4 Tổng cộng 45 100,0 167 100,0 (phụ lục 1+2) Nhận xét:
Khảo sát ghi nhận có sự đối nghịch giữa nhận định về thời lượng TTLS giữa GV và SV. Đa số GV cho rằng thời lượng TT là vừa phải, SV lại thấy thời lượng còn thiếu. Một số GV cho rằng, để đảm bảo đủ thời lượng TTLS thì SV cần phải chuẩn bị ôn lại kiến thức cũ, chuẩn bị cho bài mới tốt hơn.
2.2.2.5. Số lượng GV hướng dẫn thực tập tại bệnh viện: * Bảng 2.8. Số lượng GV hướng dẫn thực tập tại bệnh viện: * Bảng 2.8. Số lượng GV hướng dẫn thực tập tại bệnh viện:
Nội dung GV SV n % n % Vừa đủ 8 17,8 8 4,8 Thừa 0 0 0 0 Thiếu 37 82,2 159 95,2 Tổng cộng 45 100 167 100 (phụ lục 1+2) Nhận xét:
95,2% SV cho rằng số lượng GV dạy TTLS tại bệnh viện còn thiếu. Điều này cho thấy SV rất cần GV hướng dẫn trong việc “cầm tay chỉ việc” nhiều hơn nữa trong quá trình học LS tại các bệnh viện.
Tương đồng với ý kiến của SV, 82,2 % GV cũng đánh giá số lượng GV dạy LS là cịn thiếu. Điều này nói lên tình trạng thiếu GV đi LS tại trường.
2.2.2.6. Số lượng SV trong mỗi buổi thực tập
* Bảng 2.9. Khảo sát về số lượng SV trong mỗi buổi thực tập
Nội dung GV SV n % n % Quá nhiều 39 86,7 161 96,4 Nhiều 6 13,3 6 3,6 Vừa phải 0 0 0 0 Ít 0 0 0 0 Tổng cộng 45 100 167 100 (phụ lục 1+2) Nhận xét:
Tình trạng SV quá đông trong mỗi buổi TTLS là vấn đề nan giải tại các BV. Đôi lúc, tại một khoa phải tiếp nhận SV của nhiều trường đến TT cùng một thời điểm. Khảo sát ghi nhận 96,4 % ý kiến của SV và 86,7% ý kiến của GV đều cho rằng số lượng SV quá nhiều trong một buổi TT.
Khi được hỏi số lượng SV quá đông sẽ ảnh hưởng như thế nào trong quá trình TTLS, SV Nguyễn Thị Kim L (lớp CĐ ĐD 7B) cho biết: “Mỗi khi vào buồng bệnh để nghe thầy cô giảng dạy, em phải tranh thủ tiếp cận sát GV và cố gắng len vào hàng trên vì các bạn đơng q, nếu đứng ở xa thì rất khó để tiếp thu”. [phụ lục 4]
GV Tắc Hoàng L cũng chia sẻ sự nan giải về vấn đề này: “Ở các nước thì 2-3 SV được hướng dẫn bởi 1 GV. Nhưng ở Việt Nam, GV hướng dẫn mỗi tổ gồm 13-15 SV, chính vì số lượng SV quá tải, mà buồng bệnh nhỏ, bệnh nhân thì lại đơng nên ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp thu kiến thức của các em, vì GV khó lịng bao quát hết”. [phụ lục 3]
2.2.2.7.Đánh giá việc nhận xét, phản hồi của GV hướng dẫn về việc thực hiện các chỉ tiêu LS của SV:
GV phải quan sát, và nhận xét từng nhiệm vụ mà SV phải làm. SV cần biết mình đang làm việc như thế nào, sự tiến bộ của mình có đáp ứng sự mong đợi của GV khơng? Các phản hồi tích cực từ GV sẽ cng cấp các thơng tin đó, đồng thời nêu gợi ý để cải tiến, từ đó xác định SV đã đạt hay cần phải thực tập thêm.
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát việc nhận xét, phản hồi của GV hướng dẫn về
việc thực hiện các chỉ tiêu LS của SV
Nội dung GV SV
n %
Thường xuyên 45 100,0 124 74,3
Không thường xuyên 0 0 43 25,7
Không phản hồi 0 0 0 0
Tổng cộng 45 100,0 167 100,0
(Phụ lục 1+2)
Nhận xét:
Việc nhận xét, đánh giá các chỉ tiêu LS của GV hướng dẫn là rất cần thiết để SV có thể thực hiện kỹ năng LS tốt hơn. 100% GV đều cho rằng thường xuyên phản hồi, nhận xét các thao tác thực hành của SV.
GV Phan Thị Diệu Th, Trưởng Khoa Điều dưỡng cho biết: “Nhận xét, phản hồi về việc thực hiện các chỉ tiêu LS là một yêu cầu bắt buộc GV phải thực hiện. Một GV dạy thực hành có hiệu quả phải tự coi mình là người trợ giảng cho việc học tập chứ khơng coi mình là người có quyền lực hoặc là nguồn kiến thức duy nhất. Phải biết lắng nghe và quan sát, sửa chữa các sai lầm của SV. GV LS có thể cung cấp các phản hồi hữu ích bằng cách sử dụng một trong nhiều cách như: nhận xét bằng miệng trước nhiều SV hoặc cá nhân; sử dụng các câu trả lời hữu ích khi đặt câu hỏi (“đúng đấy!”, “trả lời tốt!”, “Trả lời như thế là xuất sắc!”,…); xác nhận
các kỹ năng thích hợp khi kèm cặp trong dạy LS; báo cho SV biết các em đã tiến bộ như thế nào trong khi hồn thành mục tiêu của khóa học”.[phụ lục 3]
Tuy nhiên, kết quả khảo sát có sự chênh nhau giữa ý kiến của GV và SV, chỉ có 74,3% SV cho rằng GV hướng dẫn TTLS thường xuyên có sự đánh giá, nhận xét về các chỉ tiêu LS mà SV thực hiện trong học phần.
SV Đặng Huyền M bày tỏ “Sau mỗi lần thực hiện các chỉ tiêu LS, tụi em được thầy cô phản hồi, nhận xét về các thao tác của mình. Các lời bình, hỗ trợ của GV sẽ củng cố và tăng cường việc thực hiện các chỉ tiêu LS tốt hơn, đồng thời giúp chúng em đúc rút được kinh nghiệm từ Thầy, Cô”. [phụ lục 4]
25,7% SV lại cho rằng việc thực hiện các chỉ tiêu LS của mình khơng nhận được sự đánh giá, nhận xét thường xuyên của GV. Qua đó cho thấy sự liên hệ hai chiều giữa GV và SV vẫn còn chưa chặt chẽ. Điều này đòi hỏi GV phải hết sức quan tâm đến việc đảm bảo 100% SV nhận được các lời bình, nhận xét vềviệc thực hiện các kỹ thuật LS, bản thân của SV phải hết sức tập trung chú ý trong các buổi giảng dạy tại giường bệnh và các buổi học bình bệnh án.
2.2.2.8. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện giảng dạy tại cơ sở TT: TT:
Trong quá trình SV đi TTLS, cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện giảng dạy tại bệnh viện có vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao kỹ năng thực hành nghề nghiệp cho SV.
* Bảng 2.11. Đánh giá cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện giảng dạy
tại cơ sở TT: Nội dung GV SV n % n % Rất tốt 0 0 0 0 Tốt 7 11,9 19 11,4 Trung bình 26 35,6 83 49,7
Chưa tốt 12 26,7 65 38,9
Tổng cộng 45 100,0 167 100,0
(phụ lục 1+2) Nhận xét:
Khảo sát về cơ sở thực hành trong DHLS, ghi nhận: mức độ đánh giá tốt không cao, khảo sát thấy có sự tương đồng trong nhận xét của GV và SV (GV:7/45 chiếm 11,9%); SV:19/167 chiếm 11,4%). Mức độ trung bình chiếm trội hơn một ít (GV: 26/45 chiếm 35,6%, SV:83/167 chiếm 49,7%). 12/45 GV (26,7%) và 65/167 SV (38,9%) nhận xét chưa tốt. Điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế tại một số bệnh viện, do quá tải, phòng bệnh chật, trang thiết bị DHLS còn thiếu, điều kiện giảng dạy chưa đảm bảo đủ tiêu chuẩn,…
Công tác phối hợp giữa trường và viện là một trong những yếu tố quyết định đến kết quả học tập của SV. Phối hợp tốt sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình dạy và học của GV và SV tại các cơ sở TT
2.2.2.9. Về hồi cứu kết quả thi và hồ sơ thực tế tốt nghiệp:
Để đánh giá kỹ năng thực hành của SV sau năm thứ 2, đề tài tiến hành hồi cứu điểm thi vòng thực hành ở các học phần TTLS học kỳ IV ( SV điều dưỡng khóa 7) và điểm thi thực tế tốt nghiệp (SV khóa 6) theo các mức tương ứng sau: đạt Xuất sắc: từ 9-10 điểm; đạt Giỏi: Từ 8-8,9điểm; đạt Khá: từ 7-7,9 điểm; đạt Trung bình: từ 5-6,9 điểm, Yếu: dưới 5 điểm. Sau đó tổng hợp lại và tính theo phần trăm. Kết quả như ở biểu đồ 2.6 và 2.7.
* Biểu đồ 2.6:
Biểu đồ 2.6. Kết quả thi LS vòng TH ở HK IV của 167 SV điều dưỡng khóa 7
0% 14% 7% 52% 27% Xuất sắc Giỏii Khá Trung bình Yếu
Từng học phần (nội, ngoại, sản, nhi) tỷ lệ đạt có sự chênh nhau, tính bình qn đa số SV hoàn thành được phần thi thực hành. Tuy nhiên, vẫn cịn một số SV khơng đạt ở lần thi thứ 1 phải thi lại lần 2 (chiếm tỷ lệ 7%). Tỷ lệ đạt xuất sắc khơng có, giỏi chiếm 14%, tỷ lệ khá chiếm 27%, đạt trung bình chiếm đa số với tỷ lệ 52%.
Các chỉ tiêu lâm sàng trong từng học phần đều được SV kiến tập và thực hành đúng đảm bảo theo số lần quy định.
* Biểu đồ 2.7:
Kết quả thi thực hành TTTN của 191SV khóa tốt nghiệp năm học 2016, tỷ lệ SV đạt Xuất sắc là 2%, loại giỏi là 23%, loại khá là 58%, loại trung bình 17%. Khơng có SV khơng đạt phần thi thực hành.
SV Phan Tài E tâm sự: “Em biết là khi ra trường mình phải chủ động trong mọi tình huống, khơng cịn thầy cô cầm tay chỉ việc nữa, nên càng gần ngày tốt nghiệp em và các bạn càng cô gắng học hỏi để bớt đi sự lúng túng, lo lắng khi chính thức là một điều dưỡng tại bệnh viện, chính vì vậy vịng thi thực hành tụi em đều làm rất thành thạo các kỹ năng. Cả lớp em đều vượt qua hết, khơng có bạn nào phải thi lại lần 2”.[phụ lục 4]
2% 23% 17% 58% Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình Yếu
Biểu đồ 2.7. Kết quả thi TTTN vịng LS của 191 SV điều dưỡngkhóa 6
Qua khảo sát về kỹ năng thực hành lâm sàng của 2 khóa học ở 2 giai đoạn học, năm thứ 2 tỷ lệ đạt giỏi không nhiều nhưng sang cuối năm thứ 3 số SV đạt khá, giỏi đã có sự chuyển biến tích cực.
GV Nguyễn Thị Huỳnh M cho biết: “Trong thời gian thực tế TN, các em bám BV suốt, do đó có nhiều cơ hội thực hành hơn. Từ những kiến thức đã được học ở trường trong suốt quá trình đào tạo được các em vận dụng vào thực tế. Chính vì thế, các phần thi thực hành các em thực hiện tốt hơn nhiều so với các học kỳ trước”. [phụ lục 3]
2.2.3. Thực trạng đáp ứng mục tiêu về thái độ:
Để đánh giá thực trạng đáp ứng mục tiêu về thái độ, nghiên cứu thực hiện khảo sát qua bảng hỏi, phỏng vấn sâu SV về các vấn đề:
2.2.3.1. Mức độ hào hứng của SV đối với việc đi TTLS:
Thái độ tích cực có vai trị quan trọng đến việc đạt được kết quả tốt. SV có tinh thần nhiệt tình, hào hứng đối với việc TTLS sẽ giúp các em vượt qua được những khó khăn, e ngại khi tiếp xúc với môi trường học tập đặc biệt.
* Bảng 2.12. Đánh giá về mức độ hào hứng của SV đối với việc đi TTLS:
Nội dung SV n % Rất thích 119 71,3 Thích 48 28,7 Bình thường 0 0 Khơng thích 0 0 Tổng cộng 167 100,0 (phụ lục2) Nhận xét:
TTLS là điều mong mỏi, chờ đợi của hầu hết SV khi bước chân vào ngành Y. Kết quả khảo sát ghi nhận 119/167 (71,3%) SV rất hào hứng đi LS. 48/167 (28,7%) SV thích học LS
GV thỉnh giảng Phan Thị Kiều H (CBQL) chia sẻ: “Các em rất hồ hởi khi được hướng dẫn thăm khám trên người bệnh, có những ca bệnh nhi còn nhỏ, nhiều SV còn làm trò để các bé hợp tác. Nên, nhiều lúc bệnh đơng, trẻ hay khóc nhè, người thân nóng ruột khơng muốn cho SV khám, mình cũng động viên họ và hướng dẫn các em phối hợp giữa giao tiếp và thực hành. Có như vậy các em mới vững tay nghề”[phụ lục 3]
Tương tự, SV Nguyễn Thị Bích P nói: “điều mong mỏi nhất của tụi em khi chọn ngành Y là khốc lên mình chiếc áo blouse trắng, nên khi đi TTLS tụi em rất hào hứng. Mặc dù, quá trình học cũng gặp nhiều áp lực nhưng vẫn rất thích”. [phụ lục 4]
Thái độ nhiệt tình, hào hứng của SV cũng góp phần khắc phục những khó khăn giúp SV vượt qua những khó khăn trong q trình TTLS. Phải thừa nhận rằng SV sẽ học được nhiều hơn nếu họ cảm thấy hứng thú trong học tập.
2.2.3.2. Tinh thần làm việc của GV hướng dẫn lâm sàng:
Tinh thần làm việc của GV dạy LS có tầm quan trọng trong việc hình thành thái độ nghề nghiệp của SV. GV phải là tấm gương với việc cần mẫn, nghiêm túc, trách nhiệm trong công việc để SV noi theo. Đồng thời phải có sự quan tâm, nhẫn nại đối với SV trong quá trình giảng dạy.
* Bảng 2.13. Đánh giá tinh thần làm việc của GV hướng dẫn lâm sàng:
Nội dung SV
n %
Rất nhiệt tình 67 40,1
Nhiệt tình 82 49,1
Bình thường 18 10,8
Không quan tâm 0 0
Tổng cộng 167 100,0
Nhận xét:
Do yếu tố đặc thù của công việc, SV học LS rất cần sự “cầm tay chỉ việc” nhiệt tình của GV. Kết quả khảo sát ghi nhận có 67/167SV ( 40,1%) đánh giá rất cao sự nhiệt tình của GV; 82/167 SV (49,1%) nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của GV. Nhiệt tình trong hướng dẫn TTLS của GV có ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập của SV. Đó cũng chính là sự soi rọi, truyền cảm hứng cho các em lòng yêu nghề, yêu người.
SV, Nguyễn Mộng C cho biết: “Vào bệnh viện em thấy thầy, cơ có một áp lực rất lớn vì bệnh đơng lại khó tính nhưng thầy cơ luôn cố gắng và nhiệt tình giảng dạy cho các em”. [phụ lục 4]
Ths. Bs Nguyễn Thị Kiều O, trưởng khoa Y chia sẻ: “ GV dạy thực hành phải thấu hiểu: cần quan tâm đến việc học tập các kiến thức “trong tim” cũng như các kiến thức “trong đầu” của SV để tạo ra tác động tích cực đối với thái độ của SV và với giá trị của buổi học. Hơn ai hết, GV chịu trách nhiệm dạy học tại buồng bệnh cần đến đúng giờ, thể hiện thái độ nhiệt tình đối với lớp học”. [phụ lục 3]
Mặc dù vậy, khảo sát cho thấy, vẫn có 10,8% SV cho rằng tinh thần nhiệt tình của GV hướng dẫn chỉ ở mức trung bình. SV Lê Thanh T thẳng thắn: “Đơi lúc tụi em muốn hỏi thêm nhiều kiến thức bên ngồi có liên quan đến việc học, nhưng thấy có GV khơng quan tâm nhiều, có lẽ vì áp lực cơng việc, nên tụi em ngại, lại thôi”. [phụ lục 4]
2.2.3.3. Việc sử dụng thời gian TTLS:
Thời gian đi LS là cơ hội để SV học tập các kiến thức, kỹ năng thực tiễn. Để có khả năng hành nghề thành thạo, SV phải hết sức tận dụng thời gian quý giá này để học hỏi từ thầy cô, nhân viên y tế và bạn bè.