5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Những hạn chế
- Về tình hình tài chính
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chưa được kiểm sốt tốt, cịn khá cao và có xu hướng tăng. Cơng ty nên có những biện pháp phù hợp để có thể tối thiểu hóa chi phí nhưng vẫn tối ưu hóa được lợi nhuận.
Tỷ suất sinh lời: Các chỉ số ROA, ROE trong năm 2021 tăng so với năm 2020 nhưng lại thấp hơn mức trung bình ngành, cho thấy việc sử dụng và quản lý tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chưa thực sự hiệu quả so với các doanh nghiệp khác. Chính vì vậy, trong thời gian tới cơng ty cần có những biện pháp để đảm bảo gia tăng khả năng sinh lời trên tổng tài sản và vốn chủ sở hữu ít nhất ngang bằng với mức trung bình ngành.
Những nguyên nhân
- Nguyên nhân chủ quan
Công ty chưa có bộ phận chun trách về nghiên cứu phân tích thị trường mà chỉ là những cán bộ thị trường văn phịng có kinh nghiệm thực tế lâu năm để nhận biết và đánh giá thị trường nên đôi khi thường lúng túng trong việc triển khai mặt hàng mới.
Công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát công nhân viên chưa được chặt chẽ. Cán bộ công nhân viên kinh doanh cịn hạn chế về trình độ, chưa chủ động trong cơng việc.
Cơng tác thị trường chưa được mở rộng cả về chiều sâu và chiều rộng, chưa đa dạng được các lĩnh vực, ngành nghề trong việc tìm kiếm khách hàng, dự án và mở rộng thị trường.
Công tác khai thác nguồn hàng thương mại còn thấp dẫn đến các quyết định lựa chọn nguồn hàng bị hạn chế là giá đầu vào còn cao.
- Nguyên nhân khách quan
Đại dịch Covid-19 kéo dài cả năm 2020 tới hiện nay với nhiều biến chủng mới đã làm gián đoạn hoạt động thương mại thuỷ sản toàn cầu, làm thay đổi xu hướng tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản, tác động mạnh tới nhập khẩu thủy sản. Tạo ra nhiều bất ổn trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu ở hầu hết các nhà cung cấp thủy sản lớn trên thế giới.
Chính sách nhập khẩu của nhà nước và chính sách nhập khẩu ngành đơi lúc chưa chính xác và phù hợp nên đã gây khó khăn cho cơng ty trong việc xác định kế hoạch, chiến lược kinh doanh.
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH LỜI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN BẾN TRE 3.1. Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới
3.1.1. Thị trường thủy sản Việt Nam hiện nay
Ngành thủy sản hiện nay là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam với quy mô ngày càng mở rộng. Thương hiệu thủy sản Việt Nam khơng chỉ được khẳng định trong nước mà cịn được đón nhận bởi nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, việc định hướng chiến lược phát triển cho ngành theo từng giai đoạn trước những biến động của thị trường thế giới là điều thực sự cần thiết.
Năm 2021, do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, ngành thủy sản chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề. Tăng trưởng tốt trong hai quý đầu năm, đến quý III/2021 sản xuất, xuất khẩu thủy sản bị sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, với nỗ lực của các cấp, ngành, doanh nghiệp và người dân, đến cuối năm 2021 ngành thủy sản vẫn đạt chỉ tiêu giá trị xuất khẩu, đặc biệt là giữ vững những thị trường xuất khẩu chủ chốt...
Đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nguồn cung ứng vật tư đầu vào (giống, thức ăn, thuốc…) bị đứt gãy không đáp ứng kịp thời cho sản xuất; các doanh nghiệp, thương lái rất khó tiếp cận để thu mua nguyên liệu do các địa phương thực hiện các biện pháp giãn cách phòng, chống dịch; cước tàu biển vận chuyển tăng mạnh ảnh hưởng tới lợi nhuận xuất khẩu, phát sinh tăng chi phí do trung chuyển và xét nghiệm Covid-19 ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các nước nhập khẩu thủy sản lớn đã nâng cao các yêu cầu về chất lượng, kiểm dịch, quy trình đánh bắt, chế biến, đóng gói và kiểm tra thơng quan. Điển hình, Trung Quốc là quốc gia áp đặt nhiều biện pháp phi thuế quan nhất đối với thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam (tôm sú) với 103 biện pháp, hay Hoa Kỳ với 44 biện pháp phi thuế quan.
Bên cạnh đó, các biện pháp "ba tại chỗ" đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản rất khó thực hiện. Tại thời điểm tháng 8/2021, chỉ có khoảng 30-40% doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh, thành phố phía nam hoạt động "ba tại chỗ"; khoảng 30-40% doanh nghiệp không đủ điều kiện thực hiện đã phải ngừng sản xuất; trong đó Tiền Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp là các tỉnh, thành phố có số lượng doanh nghiệp thủy sản ngừng hoạt động nhiều nhất. Thậm chí, theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thời điểm ấy, chỉ có khoảng 30-40% doanh nghiệp thủy sản đủ năng lực phục hồi sản xuất sau giãn cách.
Trong quý III/2021, sản lượng thủy sản của cả nước đạt khoảng 2.281 nghìn tấn, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước, các sản phẩm như cá đạt 1.607 nghìn tấn, giảm 5,9%; tơm đạt 337 nghìn tấn, giảm 5,2%; thủy sản khác đạt 337 nghìn tấn, giảm 1,6%. Về xuất khẩu, giá trị xuất khẩu thủy sản giảm mạnh trong tháng 8 và tháng 9/2021. Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 8 chỉ đạt 595,3 triệu USD, giảm 30,3% so với tháng 7/2021 và giảm 26,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, trên thực tế những tháng cuối năm xuất khẩu thủy sản đã có những bước tăng trưởng tốt. Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 11 và 12/2021 đều tăng trưởng khá, vì thế tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021 đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 104,6% so kế hoạch. Nếu tính cả bột cá và thức ăn thủy sản (685,2 triệu USD), tổng giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2021 đạt 9,57 tỷ USD, bằng 107,6% so với năm 2020. Theo Tiến sĩ Trần Cơng Thắng-Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nơng nghiệp nơng thơn, ngành thủy sản vẫn duy trì được phong độ sản xuất, xuất khẩu và giữ được thị trường là một kỳ tích ngoạn mục, bởi những nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp đồng bộ và
kịp thời tháo gỡ những khó khăn và đồng hành cùng với người dân, doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19: Ưu tiên xét nghiệm và tiêm vắc-xin cho công
nhân, các đầu mối hay thương lái thu gom thủy sản nhằm giảm đi lại, chi phí dịch vụ để duy trì sản xuất, trước mắt ổn định chuỗi sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản; xây dựng mơ hình sản xuất "ba tại chỗ", "một cung đường-hai địa điểm" và có những chính sách kịp thời hỗ trợ lao động để họ yên tâm sản xuất. Đặc biệt, Nghị quyết số 128 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời "Thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch Covid-19" đã cơ bản giải quyết được nhiều khó khăn trong sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp thủy sản.
Thứ hai, sự cố gắng của người sản xuất và sự năng động của các doanh
nghiệp trong việc ứng phó với tình hình mới trong điều kiện mới để vươn lên, không để đứt gãy chuỗi ngay từ khâu cung cấp đầu vào và sản xuất. Các nhà máy sản xuất đã chấp hành nghiêm chỉnh quy định và hướng dẫn của Nhà nước, và chủ động xây dựng phương án chung sống an toàn với đại dịch Covid-19 như: phương án sản xuất "bảy xanh": nhà máy xanh; công nhân xanh; di chuyển xanh; gia đình/phịng ở xanh; nhà cung cấp xanh; vắc-xin xanh; trạm y tế tại chỗ xanh. Doanh nghiệp đã chủ động đề xuất tiêm vắc-xin cho người lao động ngành thủy sản. Những người được tiêm từ 1 mũi trở lên sau 14 ngày được phép đi lại, sản xuất bình thường. Điều này giúp các nhà máy sớm khôi phục sản lượng, thông suốt trong tiêu thụ, thu mua đầu vào.
Thứ ba, các hiệp định thương mại tự do đã ký kết tạo nhiều cơ hội cho
doanh nghiệp nâng cao thị phần tại Hoa Kỳ, EU, đặc biệt là Tây Ban Nha, Pháp, Italia, Đức, Hà Lan, là những nước nhập khẩu thủy sản của thế giới. Các đối tác nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam dần mở cửa trở lại, nhu cầu thủy sản của thế giới đang có xu hướng gia tăng, nhất là những tháng cuối năm 2021 đã tạo điều kiện cho giá trị xuất khẩu thủy sản tăng tốc và hoàn thành mục tiêu trong tháng cuối năm 2021.
3.1.2. Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới
Công ty tiếp tục nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn của ngành và tiêu chuẩn quốc tế.
Đầu tư xây dựng vùng ni cá tra ngun liệu để góp phần ổn định nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Tập trung sản xuất các mặt hàng có chất lượng và giá trị cao, có tỷ lệ sinh lời ổn định, gia tăng hơn nữa các mặt hàng chủ lực và cao cấp.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh phải gắn chặt với nhu cầu thị trường, tập trung nguồn lực cho sản xuất kinh doanh, tiết giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh.
Tiếp tục thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường và mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường EU, Châu Phi, Nam Mỹ và Tây Âu vì đây là những thị trường tiềm năng và tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh ở chiều rộng lẫn chiều sâu.
Đẩy mạnh liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong Hội nghề nghiệp: trao đổi mua bán với tất cả các đối tác hiện có và tìm kiếm thêm đối tác mới có tiềm năng kinh tế trong lĩnh vực thủy sản.
Tăng cường sự đồn kết nhất trí cao của tập thể cán bộ công nhân viên, phát huy tinh thần dân chủ, sức sáng tạo, trí tuệ của người lao động, tạo nên sức mạnh thống nhất từ ban giám đốc công ty đến người lao động giúp công ty ngày một phát triển bền vững.
Ngồi ra, cịn có một số vấn đề khác vừa có tính cấp bách vừa có tính chiến lược lâu dài đó là việc nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể thâm nhập được vào các thị trường mới và áp dụng chương trình quản lý chất lượng dựa trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế như: HACCP, ISO 9002,… điều này địi hỏi cơng ty phải có sự quyết tâm đầu tư, duy trì và bảo dưỡng thường xuyên khơng những về cơ sở hạ tầng, mà cịn phải đào tạo đội ngũ lao động nhằm nâng cao tay nghề và kiến thức cho cả nhà quản lý và công nhân.
3.2. Một số giải pháp chủ yếu
3.2.1. Giải pháp tăng doanh thu
Tăng cường nghiên cứu thị trường có hiệu quả: Trong nền kinh tế hiện nay, sản xuất kinh doanh của công ty không thể tách rời thị trường. Để mở rộng thị trường địi hỏi cơng ty phải nắm bắt thông tin về thị trường, khách hàng tiềm năng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng và triển vọng phát triển công ty trong thời gian tới.
Nâng cao công tác và khả năng marketing của doanh nghiệp: nhằm thu hút được lượng khách hàng lớn hơn và cạnh tranh với các công ty trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Cơng ty cần mở rộng quảng bá hình ảnh của mình đến với cơng chúng thơng qua các phương tiện thơng tin đại chúng, internet, tích cực tham gia các hoạt động xã hội để phổ biến hình ảnh của mình.
Tăng cường chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là yếu tố mà khách hàng quan tâm hàng đầu. Vì thế cơng ty phải khơng ngừng củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách đổi mới những dây chuyền thiết bị tân tiến nhất và đầu tư vào yếu tố nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ đầu vào nhằm tăng chất lượng sản phẩm.
3.2.2. Giải pháp tăng lợi nhuận
Quản lý tốt chi phí
Hạ thấp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là nhiệm vụ mà công ty phải luôn hết sức cố gắng thực hiện, chỉ nên chi cho những khoản thật cần thiết, tiết kiệm tối đa nhưng hợp lý những khoản chi phí văn phịng, tiếp khách, giao dịch...
Đối với chi phí bán hàng chẳng hạn như chi phí khuyến mãi, tiếp thị... khi phát sinh sẽ làm giảm lợi nhuận nhưng xét về khía cạnh khác sẽ làm tăng doanh thu, tăng thị phần cho công ty. Những khoản chi này cần thực hiện theo kế hoạch đề ra phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
Để đạt mức chi phí kế hoạch đề ra, cần có ý thức tự giác, khơng lãng phí tài sản chung, địi hỏi sự phấn đấu hồn thành kế hoạch với năng lực và quyết tâm của mỗi cá nhân đặc biệt là sự động viên, gương mẫu của cấp lãnh đạo.
Hoàn thiện chế độ phân phối lợi nhuận
Trong thực tế hiện nay, việc kích thích vật chất thơng qua quan hệ phân chia cho người lao động còn chưa thỏa đáng, chưa gắn được thu nhập của họ vào hiệu quả kinh doanh. Điều này dễ dẫn đến cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ cơng nhân viên có kinh nghiệm chạy sang những đơn vị khác có điều kiện kích thích vật chất.
3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
Tăng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Để tăng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, công ty cần: tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu; tăng vòng quay tổng tài sản; tăng tỷ suất đòn bẩy. Để tăng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, công ty cần: tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu; tăng vịng quay tổng tài sản.
Thứ nhất, có thể cải thiện tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) bằng nhiều cách, có thể tăng thu nhập hoặc giảm chi phí bằng các cách sau:
- Giá thành tăng có thể là do việc cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc giới thiệu thêm dịch vụ mới, dịch vụ hỗ trợ
- Giữ nguyên giá nhưng giảm bớt số lượng trong gói hàng - Cải thiện năng suất và hiệu quả hoạt động
- Cắt giảm chi phí trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc phù hợp của chi phí
Thứ hai, vịng quay tổng tài sản có thể cải thiện bằng cách:
- Đẩy nhanh tốc độ thu hồi các khoản phải thu
- Thanh tốn cho nhà cung cấp chậm hơn, do đó các khoản phải trả sẽ tăng lên
- Giảm bớt công suất nhàn rỗi của máy móc thiết bị
Thứ ba, trong giới hạn cho phép có thể tăng tỷ suất địn bẩy bằng cách sau:
- Gia tăng sử dụng nợ trong điều kiện cho phép để khuếch đại ROE
- Sử dụng nợ dài hạn thay vì vốn góp cổ phần khi cần huy động thêm vốn cho nhà xưởng và trang thiết bị
Tăng cường chất lượng quản lý
Hiện nay, cạnh tranh về giá trên thị trường, đã chuyển sang cạnh tranh về chất lượng. Chất lượng sản phẩm sẽ quyết định hành vi tiêu dùng của khách hàng, đảm bảo cho uy tín của doanh nghiệp. Người tiêu dùng đặc biệt là những khách hàng ở thị trường khó tính như châu Âu ln quan tâm đến những tiêu chuẩn, những chuẩn mực quy định về chất lượng và xem đó là thước đo hữu hiệu nhất. Vì vậy, việc cơng ty xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng giúp sản phẩm của công ty tạo được uy tín trên thị trường. Trong những năm tiếp theo, cơng ty cần duy trì và đảm bảo thực hiện theo hệ thống chất lượng này.
3.2.4. Các giải pháp khác
Xây dựng một tập thể đồn kết nhất trí từ ban giám đốc đến tồn thể cán bộ cơng nhân viên có quyết tâm cao, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra. Nâng