Sơ đồ hành chính huyện Quảng Trạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển loài sim (rhodomyrtus tomentosa (ait ) hassk) lấy quả tại huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình​ (Trang 25 - 41)

Huyện Quảng Trạch nằm về phía Bắc tỉnh Quảng Bình, trên toạ độ địa lý: Từ 1060 15’ đến 1060 59’ độ kinh Đông; Từ 170 42’ đến 170 59’ độ vĩ Bắc. Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Hà Tĩnh qua Đèo Ngang, phía Tây giáp huyện Tun Hố, tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, phía Đơng là biển với chiều dài bờ biển 24,4 Km, dọc theo các xã Quảng Đông, Quảng Phú, Cảnh Dƣơng, Quảng Hƣng, Quảng Xuân.

Nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ, trung điểm cách thành phố Đồng Hới 45 km, cách Hà Nội 500 km, cách thành phố Đà Nẵng 300 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.200 km. Diện tích tự nhiên: 450,07 Km2, Dân số năm 2018 là: 106.472 ngƣời, mật độ dân số: 238 ngƣời/Km2

Với yếu tố vị trí nhƣ trên đã điều kiện để tạo giao thƣơng và thuận tiện cho các nhà đầu tƣ và doanh nghiệp đến với huyện. Tạo cho huyện có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển sản xuất hàng hoá, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật, phát triển nhanh những ngành kinh tế mũi nhọn, sớm hoà nhập xu thế chung của cả tỉnh.

Địa hình huyện Quảng Trạch khá đa dạng, bao gồm đồng bằng, đồi núi cùng với vùng biển rộng. Phía Tây và phía Bắc là đồi núi của dãy Trƣờng Sơn lan sát ra biển; ở giữa là đồng bằng nhƣng bị chia cắt bởi các con sông và cồn cát nội địa, tạo ra những diện tích đất nơng nghiệp tập trung lớn nhất khoảng 1.500 ha; phía Đơng là biển, ven biển có các cồn cát k o dài, địa hình nghiêng theo hƣớng Tây Bắc - Đơng Nam.

Vịnh biển Hịn La có điều kiện thiết lập cảng nƣớc sâu, những địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển đa dạng là điều kiện phát triển nền kinh tế theo hƣớng kết hợp giữa các loại hình sinh thái: núi, trung du, đồng bằng, ven biển.

Ngoài ra các tuyến đƣờng giao thơng chạy qua huyện có: Quốc lộ 1A; Quốc lộ 12A qua các huyện Tuyên Hoá, Minh Hoá đến cửa khẩu Cha Lo nối với nƣớc bạn Lào và các nƣớc dọc tuyến hành lang Đông - Tây trong tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS); Tuyến đƣờng thuỷ nội địa trên dịng sơng Gianh và sơng Rn. Các tuyến trục giao thông ngang, dọc này nối liền với cảng biển sơng Rn, cảng biển nƣớc sâu Hịn La.

Với yếu tố vị trí nhƣ trên là điều kiện để tạo giao thƣơng và thuận tiện cho các nhà đầu tƣ và doanh nghiệp đến với huyện Quảng Trạch. Tạo điều kiện thuận lợi hơn để huyện Quảng Trạch phát triển sản xuất hàng hoá, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật, phát triển nhanh những ngành kinh tế mũi nhọn, sớm hoà nhập xu thế chung của cả tỉnh.

3.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thời tiết

Huyện Quảng Trạch nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hƣởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với đặc trƣng

của khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam và có mùa đơng tƣơng đối lạnh ở phía Bắc. Nhiệt độ bình quân hàng năm là 250C, lƣợng mƣa bình quân là 2.900 - 3.000 mm, độ ẩm bình qn 85%. Khí hậu huyện Quảng Trạch chia làm hai mùa rõ rệt:

- Mùa mƣa r t từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, trong đó tháng 9 đến tháng 11 mƣa bão; lƣợng mƣa tập trung 70% tổng lƣợng mƣa của cả năm nên thƣờng gây lũ lụt trên diện rộng, tháng 12 đến tháng 3 r t và mƣa phùn, gió bấc, nhiệt độ có lúc xuống 9 -110C.

- Mùa khơ từ tháng 4 đến tháng 8 nắng gắt, các tháng 6, 7, 8 có gió Tây Nam (gió Lào) gây khơ nóng, lƣợng bốc hơi lớn nên thƣờng xuyên gây hạn hán, cát bay, cát chảy lấp đồng ruộng và dân cƣ.

3.1.1.3. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên nước

Quảng Trạch có nguồn nƣớc mặt khá phong phú nhƣ hệ thống sông suối, hồ đập khá nhiều, sơng ngịi Quảng Trạch đều ngắn và dốc. Đó là lƣu vực sơng Rn gồm 3 nhánh: Rào Nậy, Rào Son, Rào Nan và Sơng Rn dòng chảy mùa lũ lớn từ tháng 9 đến tháng 11, chiếm 80% tổng lƣợng dòng chảy cả năm.

Đối với nƣớc mặt: Tồn huyện có 01 hồ chứa nƣớc loại lớn (hồ Vực Tròn), 03 hồ loại vừa (hồ Tiên Lang, hồ Trung Thuần, hồ Sông Thai) và 25 hồ chứa loại nhỏ có tổng dung tích thiết kế trên 94 triệu m3 nƣớc. Ngoài các hồ chứa cịn có 08 đập nhỏ và 14 trạm bơm điện nhỏ, phân bổ rải rác trong toàn huyện.

Sơng ngịi Quảng Trạch cịn là mạch máu giao thơng nối liền giữa miền núi với đồng bằng; nông thôn và thành thị cùng với đƣờng bộ, đƣờng biển tạo cho Quảng Trạch có hệ thống giao thông đối nội, đối ngoại thuận lợi.

Nguồn nƣớc ngầm của huyện khá phong phú, tuy nhiên phân bổ không đều. Mức độ nông sâu thay đổi vào địa hình và lƣợng mƣa trong mùa, thƣờng

vùng đồng bằng ven biển có mực nƣớc ngầm nơng và dồi dào, đối với vùng trung du nƣớc ngầm sâu và dễ bị cạn kiệt vào mùa khô.

b. Tài nguyên đất

- Tổng diện tích tự nhiên tồn huyện là 44.788 ha. Tồn huyện có 42.876 ha đất đã đƣợc sử dụng vào các mục đích khác nhau, chiếm 94,20% diện tích đất tự nhiên (Tỷ lệ đất sử dụng của cả nƣớc là 69,47%); đất sản xuất nơng - lâm - ngƣ nghiệp có 35.484 ha, chiếm 77,96%; đất phi nơng nghiệp là 7.392 ha chiếm 16,24%; đất chƣa sử dụng có 2.638 ha, chiếm 5,8% diện tích đất tự nhiên.

- Đất Quảng Trạch thuộc 2 hệ chính là hệ Feralit và hệ phù sa, có thể phân chia thành các nhóm đất chính là: Nhóm đất cát; nhóm đất mặn; nhóm đất glây; nhóm đất phù sa; nhóm đất xám và nhóm đất bị biến đổi .

+ Nhóm đất cát: Chiếm khoảng 2.100 ha gần 4,7% diện tích tự nhiên

của huyện, đƣợc thành tạo do các quá trình địa mạo sơng, bờ biển từ sản phẩm thô (granit) của dải Trƣờng Sơn Bắc. Phân bố dọc theo bờ các xã Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tùng, Cảnh Dƣơng, Quảng Hƣng, Quảng Xuân tạo thành dải các cồn cát, đụn cát ven biển. Thành phần cơ giới nhẹ, rời rạc, giữ nƣớc k m, đất xấu, k m dinh dƣỡng. Hiện tƣợng cát bay, cát chảy phổ biến. Chỉ thích hợp cho mục đích lâm nghiệp để trồng rừng phịng hộ, một số ít sử dụng trồng hoa màu, trồng lúa. Gồm cồn cát trắng vàng Cc nghèo mùn, đạm, hạt cát thô 95%; đất cát biển trung tính ít chua và đất cát biển chua (C), độ pH từ 5,0-5,5 đất pha cát từ 70-75%.

+ Nhóm đất mặn: Chiếm khoảng 450 ha gần 1,0% DTTN của huyện.

Hình thành từ sản phẩm phù sa sơng, biển, chịu ảnh hƣởng của nƣớc biển do bão, thủy triều. Phân bố chủ yếu ở các cửa sông nhƣ các xã Quảng Kim, Quảng Phú, Quảng Tùng, Quảng Thanh, Quảng Trƣờng. Đất mặn có thể bị mặn nhiều, mặn ít hoặc trung bình, có thể bị glây nơng hoặc sâu. Tùy vào tính chất để có sự cải tạo hợp lý và sử dụng có hiệu quả. Đối với loại đất này có

thể sử dụng vào việc sản xuất muối, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng ngập mặn sẽ mang lại hiệu quả. Ngoài ra, một số nơi đất cao, mặn trung bình và ít glây có thể khá thích hợp với việc trồng lúa, tuy nhiên cần bón nhiều phân hữu cơ.

+ Nhóm đất glây: Chiếm 500 ha, khoảng 1,1 % DTTN của huyện. Phân

bố ở những vùng địa hình thấp, thƣờng xuyên bão hịa nƣớc, có mặt ở một số xã nhƣ Quảng Thanh, Quảng Phƣơng, Quảng Đơng. Đất có đặc tính chua, chặt, bí, có độ phì tự nhiên khá, ảnh hƣởng xấu tới cây trồng. Khi sản xuất cần bón phân sinh lý kiềm, vôi để cải tạo, chú ý đến tiêu nƣớc và bón lân để cải thiện dinh dƣỡng. Nhóm đất này có thể cải tạo để trồng lúa 2 vụ. Có thể phân thành 2 đơn vị đất là đất glây chua điển hình và đất glây chua có tầng hữu cơ sâu.

+ Nhóm đất phù sa: Chiếm 7.900 ha khoảng 17,6 % DTTN của huyện.

Phân bố ven các con sông, suối và tập trung nhiều nhất ở các xã Cảnh Hóa, Quảng Liên, Phù Hóa, Quảng Trƣờng, Quảng Châu. Các loại đất của nhóm đất này đƣợc tạo thành từ sản phẩm lắng đọng phù sa, bồi tụ của các sông suối trong tỉnh, do đƣợc bồi đắp hàng năm nên hàm lƣợng chất hữu cơ khác nhau và tính phân lớp khó xác định. Căn cứ vào độ bão hịa bazơ có thể phân chia thành các loại: đất phù sa trung tính ít chua, phù sa chua, phù sa glây và phù sa có tầng đốm rỉ. Độ phì nhiêu của đất phụ thuộc vào thành phần bồi đắp phù sa của các sơng suối, vị trí địa lý và q trình sử dụng, ở vùng địa hình thấp đất thƣờng là đất phù sa gley có hàm lƣợng mùn và đạm cao hơn.

Đây là nhóm đất chủ yếu sử dụng trong sản xuất nông nghiệp của Quảng Trạch. Nhóm đất này đƣợc trồng các loại cây lƣơng thực và thực phẩm, cây cơng nghiệp ngắn ngày. Trong q trình sử dụng, đất cần phải đƣợc đầu tƣ thâm canh cải tạo đất, tăng cƣờng bón phân hữu cơ, phân vi lƣợng, vi sinh. Cần nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống cây trồng cho phù hợp với từng loại đất.

+ Nhóm đất xám feralit: Chiếm 29.700 ha, khoảng 66,3% DTTN của

Kim, Quảng Thạch, Quảng Lƣu, Quảng Tiến.... Đất xám đƣợc hình thành và phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau nhƣ: Phiến sét, biến chất, đá granit,…Phạm vi phân bố rộng, hầu nhƣ khắp các xã trong huyện, ở khu vực địa hình có độ dốc trên 200. Đặc điểm của đất phụ thuộc vào vị trí, đá gốc hình thành đất, …Nhìn chung đất xám ở đây có tầng dày, đất chua, nghèo bazơ và các chất dễ tiêu, độ phì nhiêu trung bình. Gồm nhiều loại đất xám là: đất xám đá lẫn, đất xám cơ giới nhẹ, đất xám bạc màu, đất xám feralit, đất xám kết von, đất xám loang lổ, đất xám mùn trên núi. Nhóm đất xám đƣợc sử dụng vào mục đích lâm nghiệp và nơng lâm kết hợp.

+ Nhóm đất bị biến đổi: Dƣới tác động của con ngƣời làm cho hình

thái đất tự nhiên ban đầu bị biến đổi. Gồm các loại: Đất mới bị biến đổi chua và đất tầng mỏng.

 Đất có tầng mỏng tập trung nhiều nhất ở những vùng gò các xã Quảng Tiến, Quảng Phƣơng, Quảng Hợp… hình thành trong điều kiện khai thác thảm thực vật trên địa hình đất dốc, đất bị xói mịn, khơng có biện pháp bảo vệ. Loại đất này chiếm tới 3.300 ha, hơn 7,3% DTTN của huyện. Đây là loại đất xấu nhất, cần đƣợc cải tạo và sử dụng hợp lý, phủ xanh bằng thảm thực vật để giữ ẩm, giữ mùn, bảo vệ đất và phục hồi độ phì cho đất.

 Đất mới bị biến đổi thƣờng chua, có tầng mới biến đổi rõ, độ phì nhiêu trung bình. Phân bố ở những nơi trồng lúa của các xã trong huyện. Chú ý cần bón vơi, lân , kali cho đất.

c. Tài nguyên rừng và đất rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp: 24.314,6 ha, chiếm 53,94%. Độ che phủ tăng từ 41% năm 2000 lên 42% năm 2005, 53% năm 2010 và đạt 54,7% năm 2016. Do diện tích rừng tự nhiên giảm, chủ yếu do rừng trồng tăng, nên cần có phƣơng thức khai thác đất đai, tài nguyên rừng một cách hợp lý, hiệu quả, cần gắn công tác quy hoạch giao đất, giao rừng cho từng

hộ dân, ổn định nơi ở và sản xuất của nhân dân. Tăng cƣờng cơng tác chăm sóc, bảo vệ rừng nhằm tái sinh rừng, mặt khác cần tích cực thu hút các dự án để trồng rừng nhằm phát triển vốn rừng.

d. Tài nguyên biển

Quảng Trạch có bờ biển dài 24,4 km, vùng đặc quyền lãnh hải khoảng 6.584 km2, dọc theo bờ biển có hai cửa sơng chính là Sơng Rịn và sơng Rn, có vịnh nƣớc sâu Hịn La có nhiều lợi thế phát triển về vận tải biển, phát triển cơng nghiệp đóng tàu, các dịch vụ phục vụ cho nghề biển. Vùng biển có một số ngƣ trƣờng có nguồn hải sản phong phú, đa dạng và có hầu hết các loại hải sản có mặt tại Việt Nam, nhiều hải sản có giá trị cao nhƣ: tôm hùm, mực nang, mực ống; các loại cá ngon nhƣ: cá chim, thu, nụ, đ ; các loại hải sản khác nhƣ: ốc, cua, ghẹ có thể khai thác để xuất khẩu. Ven bờ có nhiều địa điểm thích hợp phát triển nghề ni hải sản nƣớc mặn, có những bãi biển đẹp nhƣ Thọ Sơn (Quảng Đơng), (Thanh Bình) Quảng Xn... có thể làm bãi tắm.

e. Tài ngun khống sản

Quảng Trạch có nguồn tài ngun khống sản khá phong phú và đa dạng. Theo số liệu điều tra hiện nay trên địa bàn huyện có những khống sản chủ yếu:

- Cát thuỷ tinh thạch anh: tập trung ở Quảng Phƣơng, Quảng Tiến, Quảng Lƣu, Quảng Hƣng và Quảng Xuân. Trữ lƣợng khoảng 30 triệu tấn.

- Mỏ đất sét ở Quảng Châu, Quảng Tiến: trữ lƣợng 42.000.000 m3. - Mỏ vàng, sắt ở Quảng Hợp, Ti tan ở Quảng Đông..

- Than bùn: ở Quảng Xuân, Quảng Hƣng, Quảng Phƣơng (một phần ở Quảng Long, Ba Đồn), trữ lƣợng 250.000m3.

Ngồi ra cịn có các mỏ cát, s t xi măng, s t gạch ngói, cao lanh, sỏi, sạn, cát, đá phiến rải rác trong toàn huyện. Đây là những nguyên liệu phục

vụ cho xây dựng và một số có thể xây dựng nhà máy sản xuất thuỷ tinh, gốm sứ, gạch, ngói. Là cơ sở để giải quyết việc làm và nhu cầu vật liệu xây dựng tại chỗ của huyện. Tuy trữ lƣợng khơng lớn nhƣng những khống sản này có giá trị cho phát triển công nghiệp và xây dựng. Nhiều loại khoáng sản đã đƣợc đƣa vào khai thác sử dụng nhƣ đá vôi sản xuất xi măng Thanh Trƣờng; sét gạch ngói; phân bón vi sinh; nhiều nhà đầu tƣ quan tâm đến khai thác và chế biến cát thuỷ tinh để sản xuất sản phẩm thuỷ tinh cao cấp.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

Tình hình dân số và lao động thể hiện qua số liệu ở bảng 3.1, với 18 xã, Quảng Trạch có dân số bình qn năm 2018 là 106.472 ngƣời, với tỷ lệ phát triển tự nhiên dân số là 12,29%0, giảm 0,18 điểm phần nghìn so với năm 2016.

Lực lƣợng lao động làm việc trong các ngành kinh tế ngày càng tăng 59.060 ngƣời năm 2016 tăng lên 60.660 ngƣời năm 2016, chiếm 56,97% dân số toàn huyện. Đây là tiềm năng và là nguồn lực quan trọng cho việc thực hiện cơng nghiệp hố nơng thôn Quảng Trạch. Tỷ lệ hộ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cao, chiếm 55,7% năm 2014 và 52,0% năm 2018.

Mật độ tăng dân số ngày càng tăng từ 234 ngƣời/km2 năm 2016 đã tăng lên 238 ngƣời/km2

năm 2018. Vấn đề này đặt ra cho Quảng Trạch là cần phải phát triển ngành nghề sản xuất, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, trong đó phát triển doanh nghiệp là một biện pháp hữu hiệu.

Cùng với việc giảm tốc độ phát triển dân số, chất lƣợng cuộc sống ngày càng đƣợc cải thiện, chất lƣợng lao động kể cả thể lực và trí lực ngày càng đƣợc nâng lên. Đây là động lực cơ bản thúc đẩy nền kinh tế phát triển. So với nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc tỷ lệ lao động qua đào tạo khá cao.

Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động của huyện Quảng Trạch thời kỳ 2016 - 2018 thời kỳ 2016 - 2018

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Quảng Trạch năm 2018)

T T Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển bình quân (%) I Tổng dân số Ngƣời 105.463 105.997 106.472 100,5 II Tổng số hộ Hộ 26.876 27.475 28.090 102,2 1 Hộ SX Nông-Lâm- Thuỷ sản Hộ 14.965 14.820 14.595 98,8 2 Hộ SX phi Nông- Lâm-Thuỷ sản Hộ 11.911 12.655 13.495 106,4

III Tổng số lao động Ngƣời 59.060 60.191 60.660 101,3

1 Lao động Nông-

Lâm-Thuỷ sản Ngƣời 35.937 36.302 36.153 100,3

2 Lao động phi Nông-

Lâm-Thuỷ sản Ngƣời 23.123 23.889 24.507 102,9

IV Tỷ lệ gia tăng dân số % 1,25 1,08 1,08 -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển loài sim (rhodomyrtus tomentosa (ait ) hassk) lấy quả tại huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình​ (Trang 25 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)