Đặc điểm vật hậu của cây Sim

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển loài sim (rhodomyrtus tomentosa (ait ) hassk) lấy quả tại huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình​ (Trang 47)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Cây bắt đầu ra hoa X X X

Hoa phát triển đầy đủ X X X

Bắt đầu hình thành quả X X X

Quả phát triển đầy đủ X X X

Quả chín, thu hái X X X X

Qua bảng trên ta thấy: cây Sim bắt đầu ra hoa từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm, hoa nở rộ từ tháng 4 đến tháng 6 và bắt đầu kết quả; trong giai đoạn quả non phát triển thì hoa tiếp tục nở và các giai đoạn vật hậu phát triển gối lên nhau; quả chín từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, tuy nhiên quả chín rộ và chất lƣợng nhất là vào tháng 7, các tháng sau quả chín theo từng đợt và chất lƣợng khơng bằng đợt đầu vì giai đoạn này bắt đầu bƣớc vào mùa mƣa.

Theo dõi đƣợc vật hậu của cây Sim có ý nghĩa rất lớn đối với việc thu hái, chế biến: các gia đình trồng, tổ hợp tác sẽ theo dõi đƣợc quá trình sinh trƣởng, phát triển của cây Sim từ đó có các biện pháp để chăm sóc, thúc đẩy q trình ra hoa, kết quả, nắm đƣợc thời gian để chuẩn bị nhân lực, vật lực thu hái, chế biến từ đó có thể liên hệ với các đại lý, công ty tiêu thụ Sim. Hiện nay nhu cầu sử dụng cây Sim để làm cây cảnh, trồng ở trong sân nhà, vƣờn nhà ngày càng tăng cao, nắm đƣợc thời kỳ ra hoa của cây Sim để tiến hành kinh doanh cây cảnh hoặc tạo ra các địa điểm để chụp ảnh cho giới trẻ có thu

Giai đoạn vật hậu

phí cũng là một giải pháp kinh doanh thiết thực trong thời buổi hiện nay.

4.1.3. Phân bố sinh thái của loài Sim

Thực tế điều tra cho thấy loài Sim có phân bố ở nhiều đai cao khác nhau nhƣng thƣờng hay gặp ở đai cao dƣới 700 m so với mực nƣớc biển, tập trung ở độ cao 30–300 m, nơi đất khơ, chua, có nhiều đá lẫn, tầng đất mỏng. Sim là lồi chỉ thị cho vùng chua phèn, đất bị thối hóa, bạc màu; một số tài liệu cũng nhận xét Sim là lồi trong nhóm cây tiên phong ƣa sáng.

Tại Quảng Bình: Sim mọc tự nhiên trên các đồi của tất cả các huyện, gặp nhiều ở khu vực rừng phục hồi sau nƣơng rẫy, sau khai thác, các khu rừng phịng hộ đầu nguồn. Dƣới tán rừng trồng thơng. Ít gặp ở dƣới tán rừng trồng Cao su hay dƣới tán rừng trồng keo vì độ che phủ của rừng trên 0,5 nên không phù hợp với sinh thái của lồi. Một số diện tích Sim mọc tự nhiên tập trung tại huyện Quảng Trạch đang đƣợc các cấp chính quyền và ngƣời dân địa phƣơng khoanh ni, bảo vệ tốt với mục đích tạo thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng, đây là mơ hình cần phát triển vì đầu tƣ ít nhƣng mang lại hiệu quả cao cả về kinh tế, xã hội và môi trƣờng.

4.1.3.1. Phân bố theo trạng thái rừng của loài Sim

Theo bản đồ hiện trạng rừng năm 2018, huyện Quảng Trạch có các trạng thái sau: rừng tự nhiên núi đất nghèo kiệt, rừng tự nhiên chƣa có trữ lƣợng, rừng trồng, đất trống cây bụi.

Quá trình điều tra theo tuyến, chúng tôi xác định đƣợc rằng cây sim xuất hiện ở tất cả 15/17 xã có rừng trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tuy nhiên ở một số dạng trạng thái phân bố tập trung, một số phân bố rải rác, tần xuất xuất hiện ít, cây Sim xuất hiện nhiều ở các trạng thái đất trống cây bụi, các vùng rừng trồng mà mật độ cây trồng chính thấp nhƣ: bạch đàn, thơng nhựa…

- Rừng tự nhiên núi đất: có 2 trạng thái là rừng nghèo kiệt và rừng chưa có trữ lượng

Diện tích: 10.493,71 ha, phân bố chủ yếu tại các khu vực quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đang phục hồi và phát triển nhờ những cây tiên phong

định vị và bán định vị. Do đó, rừng có kết cấu đơn giản, có thể xem nhƣ một tầng rừng đồng nhất. Các loài cây ƣu thế chiếm tới 55%, bao gồm các loài: Dẻ (Lithocarpus tubulosa Camus), Ngát (Gironniera subaequelis Planch), Chân chim (Schefflera octophylla (Lour) Harms), Săng lẻ (Lagerstroemiatomentsa Presl). Tầng cây bụi: Cao 2 – 4m, gồm các loài: Thành ngạnh (Cratoxylon

prunifolium Dyer), Thẩu tấu (Aporusa villosa (Lind.) H. Baill.), Trâm trắng (Syzygium cumini (L.) Skeels); Tầng thảm tƣơi: Cao 0,5–2 m, với các loại nhƣ: Mua (Melastoma affine D. Don), Me rừng (Phyllanthus emblica L), Ba

gạc (Rauvolfia verticcillata (Lour) Baill.) và các loại cây dây leo.

- Rừng trồng: có 2 dạng là rừng trồng Sim và rừng trồng cây lâm nghiệp.

Có diện tích 4.410,65 ha trong đó có khoảng 6,14 ha rừng trồng thuần lồi Sim tại 2 xã Quảng Tiến và Quảng Hợp, còn lại là sinh cảnh Sim mọc tự nhiên dƣới tán rừng trồng.

Các loài cây dƣới rừng keo, Thơng nhựa, bạch đàn chủ yếu là các lồi cây bụi, dây leo nhƣ: Trâm trắng, Mua, Sầm sì…

Các lồi cây mọc chung với rừng thuần loài Sim chủ yếu là: Cây trinh nữ: 30%, cây mảnh cộng: 30%, cây cúc dại: 5%, Cây Cỏ lào: 5%, cây cứt lợn: 5%, Hà thủ ô Trắng: 5%, cây Thẩu Tấu: 5%, các loại dây leo: Chặc chìu…

- Đất trống cây bụi trạng thái IA, IB, IC

Có diện tích 650,5 ha, diện tích này chủ yếu ở các xã Quảng Kim và Quảng Hợp, đặc điểm của lồi đất này là trảng cỏ, có cây bụi, cây gỗ nhỏ mọc rải rác.

Nhận x t: Nhƣ vậy ở các vùng nghiên cứu thì cây Sim xuất hiện rải rác ở các khu vực rừng tự nhiên và rừng trồng cây lâm nghiệp, các khu vực này rất phù hợp với cây Sim tuy nhiên đã bị các loài cây trồng khác lấn át, cạnh tranh nên tần suất xuất hiện thấp; cây Sim xuất hiện nhiều ở các vùng đất trống, có cây bụi rải rác trạng thái IA, IB, IC, đây là khu vực đất đai cằn cỗi, độ dốc cao thích hợp với lồi Sim nhƣng lại khơng phù hợp với các loài cây khác.

4.1.3.2. Phân bố theo các dạng sinh cảnh

Qua các tuyến điều tra, có thể thấy cây Sim xuất hiện ở các dạng sinh cảnh chủ yếu sau:

- Sinh cảnh trảng cây bụi.

- Sinh cảnh rừng phục hồi sau nƣơng rẫy. - Sinh cảnh dƣới đƣờng điện 500 kV. - Sinh cảnh bãi chăn thả gia súc. - Sinh cảnh rừng trồng thông. - Sinh cảnh rừng trồng bạch đàn.

Bảng 4.3. Thành phần thực vật nơi có lồi Sim phân bố

Sinh cảnh Thành phần cây gỗ Thành phần cây bụi, thảm tƣơi

Trảng cây

bụi Ngõa, Màng tang, Thanh mai, Bời lời, Cánh kiến, Thẩu tấu

Mua, Sầm sì, Chổi sể, Guột, Mâm xôi

Rừng phục hồi sau nƣơng rẫy

Trâm trắng, Dung giấy, Thẩu tấu, Mắn đỉa, Muồng ràng ràng, Dền,

Bời lời

Chành chành, Sầm sì, Cẩm cang, Chổi sể, Guột

Dƣới đƣờng điện 500 KV

Cánh kiến, Ba soi, Đom đóm, Thẩu tấu, Đỏ ngọn, Dền, Thôi ba

Chổi sể, Guột, Cỏ tranh, Mua, Cỏ lào

Bãi chăn thả

gia súc Ổi, Muồng truống, Thẩu tấu Cẩm cang, Sầm sì, Mua, Xấu hổ, Cỏ lào, Cỏ tranh, Lục lạc...

Rừng trồng

thông Thông, Muồng truống, Thôi ba

Thao kén, Cỏ lào, Cỏ tranh, Mâm xôi

Rừng trồng

Bạch đàn Muồng truống, Thôi ba

Mua, Xấu hổ, Mâm xôi, Cỏ tranh

Kết quả bảng 4.3 cho thấy lồi Sim có phân bố ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau từ trảng cây bụi, rừng thứ sinh phục hồi, ven bìa rừng, các khoảng trống gần khu dân cƣ, nƣơng rẫy bỏ hoang do bị thối hóa khơng thể canh tác

đƣợc cây nơng nghiệp, ngồi ra cịn gặp Sim trong các khu vƣờn rừng, vƣờn cây ăn quả hay dƣới tán rừng trồng một số lồi cây gỗ nhƣ Thơng, Bạch đàn.

Thành phần thực vật trong các sinh cảnh có Sim phân bố không đa dạng: Tầng cây gỗ với các loài cây gỗ nhỏ, ƣa sáng nhƣ Trâm trắng, Cánh kiến, Dền, Màng tang, Thanh mai, Bời lời, Mắn đỉa, Thẩu tấu...cây mọc rải rác không thành tầng khép. Tầng cây bụi, thảm tƣơi và thực vật ngoại tầng cũng khá đơn giản, các loài thƣờng mọc cùng nhƣ Mua, Sầm, Chổi xuể, Guột, Cẩm cang...đây là những loài cây ƣa sáng, chịu đƣợc đất chua, hạn. Một số nơi Sim mọc tập trung, chiếm ƣu thế. Đây là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu để khoanh ni khu vực có Sim phân bố tự nhiên thành vùng nguyên liệu lấy quả sau này. Dƣới tán rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng thơng có xuất hiện Sim mọc tự nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu để đƣa loài cây này trồng dƣới tán tạo nên lớp phủ thực vật xanh quanh năm vừa giảm nguy cơ cháy rừng vừa tạo thêm thu nhập cho ngƣời dân.

4.2.1. Đặc điểm hóa tính đất đai có phân bố Sim tại huyện Quảng Trạch

Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu lý, hóa tính đất khu vực có Sim phân bố tại Quảng Trạch tại Quảng Trạch TT Số hiệu phẫu diện Xã Hiện trạng

Các chỉ tiêu phân tích mẫu đất

Dung trọng (g/cm3) pH KCl Tổng số chất hữu cơ (%) OM P( % P2O5) K ( % K2O) Tổng N (% N) CEC (lđl/1--g) Cát Limon Sét S(%S O42)- TSM T % 1 QT-1 Quảng Hợp RSX 1.05 3.58 0.49 0.03 0.45 0.03 7.42 60.4 22.56 17.04 - - 2 QT-2 Quảng Hợp RPH 1.04 3.71 4.6 0.05 0.87 0.17 9.82 42.82 33.04 24.14 - - 3 QT-3 Quảng Kim RSX - 3.88 2.34 0.05 0.69 0.09 4.06 68.26 23.82 7.92 0.02 0.21 4 QT-4 Quảng Thạch RPH 1.29 4.02 2.72 0.07 0.76 0.15 7.86 35 28.18 36.82 - - 5 QT-5 Quảng Tiến RSX 1.51 4.16 3.31 0.01 0.1 0.14 0.94 78.04 11.52 10.44 - - 6 QT-6 Quảng Phƣơng RPH 1.55 3.71 0.56 0.02 0.24 0.05 1.16 72.1 11.64 16.26 - - 7 QT-7 Quảng Hƣng RSX 1.57 3.73 0.14 0.01 0.2 0.01 1.32 83.76 5.76 10.48 0.11 -

Kết quả phân tích đất của một số phẫu diện cho thấy đất khu vực có Sim phân bố đều hơi chua đến rất chua, các chất dinh dƣỡng đều nghèo, ít thích hợp với các loài cây ƣa tầng đất dày và giàu dinh dƣỡng, nhƣng nơi đây lại có thể phù hợp cho sinh trƣởng, phát triển của lồi Sim. Điều đó mở ra triển vọng để phát triển vùng trồng cung cấp nguyên liệu từ cây Sim cho chế biến sau này.

4.2.2. Sinh trƣởng của loài Sim trồng

Tại Quảng Trạch một số hộ dân đã xác định Sim là loài cây lâm sản ngoài gỗ mang lại giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao, đặc biệt là lồi có khả năng sống đƣợc trên những vùng đất xấu, bạc màu có nhiều đá lẫn khó có thể trồng đƣợc các lồi cây ăn quả hay cây cơng nghiệp dài ngày khác, ngƣời dân tại đã triển khai trồng Sim, một số hộ trồng thuần loài với quy mô trên từ 0,5– 1 ha, hộ trồng nhiều trên 2 ha. Theo số liệu thống kê của Phịng Nơng nghiệp và PTNT huyện Quảng Trạch đến nay đã có 9 hộ thuộc 2 xã Quảng Tiến và Quảng Hợp trồng Sim với tổng diện tích trên 6 ha.

Bảng 4.5 Thực trạng gây trồng Sim ở Quảng Trạch

Xã Thôn Số hộ tham gia

Diện tích trồng (ha) 2016 2017 2018 Quảng

Tiến Thôn Văn Hà 5 2,14 2,7 Quảng

Hợp

Thôn Bƣởi

Rỏi 4 1,3

Tổng 9 2,14 4,0

- Đối với rừng trồng Sim thuần loài:

Tiến hành lập 10 OTC tại 2 thời điểm năm trồng : 2016, 2018 để đánh giá tình hình sinh trƣởng, phát triển của Sim tại xã Quảng Tiến:

Sơ đồ 4.2. Sơ đồ vùng trồng Sim xã Quảng Tiến

Tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trƣởng mơ hình trồng sim qua các năm để đánh giá, đƣợc bảng dƣới đây:

Bảng 4.6. Sinh trƣởng của mơ hình trồng Sim tại xã Quảng Tiến

Năm trồng Mật độ (bụi/ha) Số nhánh bình quân/ bụi Doo (cm) của nhánh Hvn (cm) Dtán (cm) 2016 5900 4 2,1 1,5 1,25 2018 6000 3 1,2 0,9 0,8

Thực tế nghiên cứu cho thấy: Nguồn giống chủ yếu là bứng những cây ở tự nhiên có chiều cao khoảng 0,5 m về trồng. Bƣớc đầu Sim sinh trƣởng khá tốt theo thời gian, mật độ giảm so với lúc trồng nguyên nhân chủ yếu do nắng hạn k o dài, khơng có điều kiện tƣới nƣớc làm cho một số cây bị chết. Về phát triển: Sim trồng năm 2016 đến năm 2018 có 100% số bụi đã ra hoa kết

quả cho thu hoạch lứa đầu tiên. Sim trồng năm 2018 do thời tiết nắng hạn nên từ khi đƣa từ rừng về cây sinh trƣởng chậm, phát triển khơng đồng đều, rất ít bụi ra hoa sau một năm trồng nên cần phải có biện pháp chăm sóc khi có điều kiện thích hợp. Nhƣ vậy ở mơ hình trồng chỉ sau hai năm trồng đã bắt đầu cho thu hoạch lứa quả đầu tiên nên năng suất và chất lƣợng chƣa ổn định.

Sim trồng hiện đã xuất hiện một số nguy cơ ảnh hƣởng đến sinh trƣởng, chất lƣợng Sim nhƣ:

+ Xuất hiện cây bụi, dây leo xâm lấn.

+ Mật độ dày nên gây ra hiện tƣợng cạnh tranh chất dinh dƣỡng trên mặt đất và dƣới mặt đất, dẫn đến sớm giao tán và nguy cơ vài năm nữa sẽ xảy ra cạnh tranh về không gian dinh dƣỡng cả trên và dƣới mặt đất. Đây là vấn đề cần đƣợc quan tâm về kỹ thuật để đề xuất giải pháp cho Sim trồng thuần loài.

+ Nắng hạn quá gay gắt làm Sim bị khơ, chậm phát triển. Đã có một số hộ trồng nhƣng đã bị chết do nắng hạn.

Hình 4.5. Cây Sim bị xâm lấn và chết do nắng hạn

4.2.3. Kết quả điều tra mật độ, tình hình sinh trƣởng của Sim ngồi tự nhiên tại Quảng Hợp

- Tiến hành điều tra theo các tuyến để điều tra mật độ, tình hình sinh trƣởng của Sim ngồi tự nhiên, bản đồ các tuyến điều tra tại xã Quảng Hợp

Sơ đồ 4.3. Sơ đồ các tuyến điều tra Sim tự nhiên xã Quảng Hợp

Qua kết quả điều tra theo tuyến, đi qua các dạng sinh cảnh nhiều Sim tại các xã Quảng Hợp, tổng hợp đƣợc kết quả qua bảng.

Bảng 4.7. Sinh trƣởng của loài Sim ngoài tự nhiên

Khu vực Mật độ (bụi/ha) Số nhánh bình quân/bụi Doo (cm) của nhánh Hvn (cm) Dtán (cm) TK 157 xã Quảng Hợp (khoanh nuôi) 3500 4 1,6 1,4 1,0 TK 161 xã Quảng Hợp (dƣới đƣờng điện 500kV) 1000 3 1,2 1,5 1,0

Qua Bảng 4.7 cho ta thấy: cây Sim ở ngoài tự nhiên phát triển khá tốt, khu vực khoanh nuôi mật độ khá dày tuy nhiên đƣờng kính gốc khơng to, tán hẹp là do sự cạnh tranh của các loài cây khác và khơng đƣợc chăm sóc, tuy nhiên nếu có khoảng khơng gian thì có nhiều cây Sim phát triển rất tốt, cho năng suất cao, tại khu vực chủ yếu áp dụng các biện pháp bảo vệ, phục hồi

rừng Sim. Tại vùng sim tự nhiên không khoanh ni, mật độ cây thƣa thớt, đƣờng kính gốc nhỏ là do sự phát triển của các lồi cây mục đích khác, khơng có sự chăm sóc, trồng dặm của con ngƣời, không tiến hành bảo vệ để tăng thu nhập nhƣ các khu vực khoanh nuôi khác.

4.2.4. Năng suất của lồi Sim

Qua q trình nghiên cứu, tính tốn trong OTC sinh cảnh rừng trồng Sim, cho kết quả về năng suất quả trên 1 ha nhƣ sau.

Bảng 4.8. Năng suất quả ở mơ hình Sim trồng năm 2016

Số bụi/ha Năng suất quả/bụi (kg)

Năng suất quả/ha (kg) Bụi sinh trƣởng tốt 1600 1,847 2.955 Bụi sinh trƣởng trung

bình 2500 2,055 5.137

Bụi sinh trƣởng xấu 1800 0,173 311

Tổng số 5900 8.403

Bƣớc đầu cho thấy năng suất quả trung bình của Sim trồng thuần loài sau 4 năm cho thu hoạch 1 ha trên 8.000 kg/năm, trung bình khoảng 170 triệu đồng, gấp 4 lần trồng keo, bạch đàn. Tuy nhiên chi phí bỏ ra ban đầu để trồng là khá lớn nhƣng chỉ phải đầu tƣ 1 lần Sim là loài cây sống khá lâu năm nếu chăm sóc tốt năng suất những năm tiếp theo sẽ cao hơn. Cần có những nghiên cứu tiếp theo để đánh giá hiệu quả kinh tế cũng nhƣ mơi trƣờng của mơ hình trồng Sim thuần lồi.

Với tổng diện tích đất lâm nghiệp trên 24.310 ha, trong đó đất trống có cây gỗ tái sinh, đất trống khơng có cây gỗ tái sinh, đất trống khác thuộc rừng phòng hộ và rừng sản xuất lên đến hơn 9.300 ha là nơi Sim phân bố tự nhiên có thể khoanh ni hoặc cải tạo trồng Sim thuần loài, mở rộng vùng nguyên

Năng suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển loài sim (rhodomyrtus tomentosa (ait ) hassk) lấy quả tại huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình​ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)