Cũng giống như trường hợp thừa kế theo pháp luật, để được hưởng di sản, người thừa kế theo di chúc khơng bắt buộc phải có năng lực chủ thể mới được hưởng di sản.
1.3.2.3. Ai là người trong số họ có quyền thỏa thuận
Trong luật thực định Việt Nam, chỉ những người có quyền hưởng di sản theo di chúc mới có quyền thỏa thuận phân chia khối tài sản liên quan. Từ qui tắc đó, ta có thể nói người thừa kế theo di chúc là những người có quyền thỏa thuận phân chia di sản.
Người thừa kế theo di chúc hưởng một vật đặc định có quyền yêu cầu giao vật cho mình và cũng có quyền tham gia vào việc thỏa thuận phân chia di sản, họ có thể tặng cho phần di sản của mình cho người thừa kế khác hoặc nhận phần di sản người thừa kế khác tặng cho.
Người thừa kế theo di chúc chưa thành niên hoặc khơng có năng lực hành vi dân sự có thể tham gia vào việc thỏa thuận phân chia di sản thông qua người đại diện hợp pháp.
1.3.2.4. Những người không được quyền hưởng di sản - Thỏa thuận
Cũng giống như trường hợp thừa kế theo pháp luật. Người không được quyền hưởng di sản theo di chúc đương nhiên khơng có quyền tham gia thỏa thuận phân chia di sản. Người không được quyền hưởng di sản theo di chúc là những người đáng lẽ được hưởng di sản vì đã được người lập di chúc cho hưởng thừa kế nhưng những người này lại có hành vi trái pháp luật, trái đạo đức nên bị pháp luật tước đi quyền hưởng di sản theo di chúc. Tuy nhiên, tính trái pháp luật và đạo đức trong hành vi của người thừa kế phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định bằng một bản án hoặc một quyết định. Mặt khác, một bản án chỉ được thi hành khi đã có hiệu lực pháp luật bởi nó có thể bị sai sót và có thể bị một cấp xét xử khác sửa đổi hoặc hủy bỏ. Điều 10 Bộ luật Tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
quy định "Khơng ai có thể bị coi là có tội nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực của tịa án". Vì vậy, hành vi của người thừa kế dù đã bị kết án bằng một bản án thì vẫn chưa thể kết luận là người đó phạm tội. Bản án đó chỉ được coi là căn cứ để tước quyền hưởng di sản của người có tên trong di chúc khi đã có hiệu lực pháp luật. Do vậy, việc tranh chấp thừa kế trong những trường hợp này chỉ được tiến hành giải quyết chừng nào bản án nói trên đã có hiệu lực pháp luật.
Tuy nhiên, nếu người để lại di sản đã biết hành vi vi phạm pháp luật của người thừa kế mà vẫn cho họ hưởng thừa kế theo di chúc thì người thừa kế này vẫn được hưởng thừa kế và vẫn được tham gia vào việc thỏa thuận phân chia di sản.