Người không được quyền hưởng di sản đương nhiên cũng không được tham gia vào việc thỏa thuận phân chia di sản.
Người không được quyền hưởng di sản qui định trong Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 là những người đáng lẽ được hưởng di sản vì theo qui định của pháp luật thì họ là người thừa kế của người để lại di sản nhưng những người này lại có hành vi trái pháp luật, trái đạo đức nên bị pháp luật tước đi quyền hưởng di sản theo luật. Tuy nhiên, tính trái pháp luật và đạo đức trong hành vi của người thừa kế phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định bằng một bản án hoặc một quyết định. Mặt khác, một bản án chỉ được thi hành khi đã có hiệu lực pháp luật bởi nó có thể bị sai sót và có thể bị một cấp xét xử khác sửa đổi hoặc hủy bỏ. Điều 10 Bộ luật Tố tụng hình sự của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định "Khơng ai có thể bị coi là có tội nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực của tịa án". Vì vậy, hành vi của người thừa kế dù đã bị kết án bằng một bản án thì vẫn chưa thể kết luận là người đó phạm tội. Do vậy, việc tranh chấp thừa kế trong những trường hợp này chỉ được tiến hành giải quyết chừng nào bản án nói trên đã có hiệu lực pháp luật.
Bao gồm những trường hợp sau đây:
Trường hợp thứ nhất: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm đến
tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.
Căn cứ pháp lý để tước quyền hưởng di sản của người thừa kế khi họ có những hành vi nói trên phải là một bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật. Nói cách khác, dù người thừa kế có hành vi nói trên nhưng khơng bị kết án thì họ vẫn được hưởng di sản. Để có sự chính xác khi quyết định những người có hành vi nói trên khơng được hưởng di sản trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền cần phải xác định rõ các vấn đề sau đây:
Thứ nhất: Về hành vi "xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe". Khi
người thừa kế xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người để lại di sản thì dù khơng vì động cơ trục lợi, khơng phải vì mục đích để được hưởng di sản họ vẫn bị tước bỏ quyền hưởng di sản. Tuy nhiên, hành vi đó phải mang lỗi cố ý. Nếu họ vô ý làm thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của người để lại di sản và dù đã bị kết án bằng một bản án hình sự có hiệu lực pháp luật, họ vẫn không bị tước bỏ quyền hưởng di sản. Như vậy, trong trường hợp trên thì việc xem xét hình thức lỗi của người có hành vi xâm phạm đến tính mạng người để lại di sản có ý nghĩa quyết định đến việc người đó có được hưởng di sản hay không?
Thứ hai: Như thế nào là ngược đãi, vi phạm nghiêm trọng danh dự,
nhân phẩm của người để lại di sản.
Sự ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản là những đối xử trái pháp luật và vô đạo đức thường được thực hiện thông qua những hành động chửi mắng, nhục mạ, bỏ mặc, bắt ăn đói, mặc rách làm cho người để lại di sản đau đớn về mặt tinh thần, danh dự bị xúc phạm, giày vò và khốn khổ về mặt thể xác. Tuy nhiên, ở một mức độ nào thì các hành vi nói trên bị coi là nghiêm trọng? Điều này chưa được qui định và giải thích cụ thể bằng văn bản pháp luật. Dù vậy, theo pháp luật qui định thì người có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản chỉ bị tước quyền hưởng di sản khi hành vi đó bị kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, cần phải hiểu rằng khi những hành vi nói trên thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm và đã bị kết án thì hành vi đó đã hàm chứa tính chất nghiêm trọng. Nghĩa là bằng việc truy cứu trách nhiệm hình sự và kết án hành vi nói trên, bản án hình sự kết án người có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người để lại di sản tự nó đã xác định tính nghiêm trọng của những hành vi này. Cơ
quan có thẩm quyền giải quyết việc thừa kế trong những trường hợp này không cần xác định tính nghiêm trọng của các hành vi đó nữa mà có quyền tuyên bố những người có hành vi đó khơng được quyền hưởng di sản.
Trường hợp thứ hai: Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng
người để lại di sản.
Sự giúp đỡ vật chất, quan tâm chăm sóc về tinh thần giữa các thành viên trong gia đình vốn dĩ là truyền thống "vi bản" của con người. Việc nuôi dưỡng lẫn nhau giữa những người ruột thịt trước hết là một nghĩa vụ thuộc về đạo đức tốt đẹp và đã được pháp luật về hơn nhân gia đình ghi nhận.
Người thừa kế bị coi là có hành vi vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng là người được Luật Hơn nhân và Gia đình xác định có nghĩa vụ ni dưỡng người để lại di sản nhưng họ không thực hiện nghĩa vụ đó. Theo quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 của nước ta thì người thừa kế được xác định là người có nghĩa vụ cấp dưỡng người để lại thừa kế trong những trường hợp sau đây:
- Người để lại thừa kế là cha, mẹ của họ.
Tại khoản 2 Điều 36 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã quy định: "Con có nghĩa vụ và có quyền chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật; trong trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ" [2]. Theo quy định này thì bổn phận của con là chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ trong mọi trường hợp, bất luận tình trạng kinh tế, sức khỏe của cha mẹ như thế nào.
- Người để lại thừa kế là con của họ
Nếu như nghĩa vụ của con là phải chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ trong mọi trường hợp, hồn cảnh thì cha mẹ chỉ có nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng con khi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất
năng lực hành vi dân sự, khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni sống bản thân mình (khoản 1 Điều 36 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000). Cha mẹ luôn là người thừa kế theo luật đối với di sản do con để lại nhưng cha mẹ sẽ không được hưởng thừa kế theo luật đối với di sản của con nếu cha mẹ không thực hiện việc ni dưỡng khi người con đó nằm trong tình trạng nói trên.
Ngược lại, một người chỉ có thể lập di chúc để định đoạt tài sản khi đã có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc trên mười lăm tuổi dù chưa đủ mười tám tuổi nhưng có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Vì vậy, cha mẹ có thể là người thừa kế theo di chúc của con trong ba trường hợp: Người con đó đã thành niên có năng lực hành vi dân sự, người con đó đã trịn mười lăm tuổi, người con đó đã thành niên nhưng bị tàn tật (khơng bị mất năng lực hành vi dân sự). Trong đó, cha mẹ chỉ có nghĩa vụ ni dưỡng con (người để lại di sản) trong hai trường hợp sau. Vì vậy, chỉ có thể tước quyền hưởng di sản theo di chúc của cha mẹ trong hai trường hợp này nếu họ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng.
- Người để lại thừa kế theo di chúc là anh, chị hoặc em của họ
Theo quy định của Điều 48 Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2000 thì anh, chị em có nghĩa vụ ni dưỡng nhau trong trường hợp khơng cịn cha mẹ hoặc cha mẹ khơng có điều kiện trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc giáo dục con.
Như vậy, nghĩa vụ nuôi dưỡng của anh, chị, em (người thừa kế theo di chúc) đối với người để lại thừa kế khi người này nằm trong tình trạng trên, đồng thời họ là người chưa thành niên (tròn mười lăm tuổi nhưng chưa đủ mười tám tuổi) hoặc là người bị tàn tật nhưng không bị mất năng lực hành vi.
- Người để lại thừa kế là ông, bà của họ
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cũng đã xác định cháu có nghĩa vụ phụng dưỡng ơng bà (xem khoản 2 Điều 47). Vì vậy, nếu có người thừa kế
theo di chúc là cháu mà không thực hiện nghĩa vụ này sẽ không được quyền hưởng di sản theo di chúc mà ông bà đã xác định.
- Người để lại thừa kế là cháu của họ
Ông, bà nội, ngoại có nghĩa vụ ni dưỡng cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni dưỡng mình, đồng thời cũng khơng có cha, mẹ, anh, chị, em có thể ni dưỡng được (xem khoản 1 Điều 47 Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2000). Vì thế, nếu người để lại thừa kế là cháu nằm trong tình trạng trên mà ông, bà là người thừa kế nhưng không thực hiện nghĩa vụ ni dưỡng thì họ sẽ khơng được quyền hưởng di sản của cháu. Nếu người cháu có đủ năng lực hành vi để lập di chúc và trong di chúc đó, ơng bà được hưởng thừa kế theo di chúc nhưng sau đó cháu lại lâm vào tình trạng cần được ni dưỡng và ơng bà là người có nghĩa vụ đó nhưng lại khơng thực hiện nghĩa vụ thì ơng bà cũng khơng được quyền hưởng di sản theo di chúc của người cháu.
- Người để lại thừa kế là vợ hoặc chồng của họ
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 khơng xác định nghĩa vụ ni dưỡng giữa vợ và chồng mà chỉ xác định nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau giữa họ khi ly hôn. Tôi cho rằng các thuật ngữ nuôi dưỡng, cấp dưỡng, phụng dưỡng là những ngôn từ khác nhau để dùng cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, nhưng chúng là từ đồng nghĩa nói lên sự nuôi dưỡng (chăm lo về mặt vật chất) của người này đối với người kia.
Sự chăm lo về mặt vật chất của người này đối với người kia khi họ cùng chung sống thì được gọi là nuôi dưỡng, nếu họ không chung sống với nhau sẽ được gọi là cấp dưỡng; để tỏ sự tôn trọng đối với người được chăm lo vật chất thì gọi là phụng dưỡng. Vì vậy, theo tơi, ngồi trường hợp ly hôn, giữa vợ và chồng cũng phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp
tàn tật là vợ (hoặc chồng) chết thì chồng (hoặc vợ) sẽ khơng được hưởng di sản nếu họ đã không thực hiện việc nuôi dưỡng người để lại thừa kế.
Những người được xác định là có nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản mà tôi đã liệt kê trên đây chỉ không được quyền hưởng di sản thừa kế khi sự vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng bị coi là nghiêm trọng.
Tịa án có thể tước bỏ quyền hưởng di sản của người thừa kế đã vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại thừa kế dù hành vi đó khơng bị kết án. Vì thế, chính Tịa án giải quyết việc thừa kế phải xác định sự vi phạm nghĩa vụ của người đó có nghiêm trọng hay khơng? Bộ luật dân sự khơng quy định cụ thể, đồng thời cũng chưa có văn bản hướng dẫn để xác định như thế nào thì bị coi là nghiêm trọng. Tuy nhiên, về mặt thực tế chúng ta thấy rằng có những trường hợp người thừa kế khơng ni dưỡng người để lại di sản làm cho người này lâm vào tình trạng khổ sở và nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng khơng bị coi sự vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng của họ là nghiêm trọng nếu bản thân họ q khó khăn, khơng có khả năng để ni dưỡng.
Để có sự thống nhất giữa các Tịa án trong việc đánh giá tính nghiêm trọng của sự vi phạm nghĩa vụ ni dưỡng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành kịp thời văn bản để hướng dẫn vấn đề này. Tôi cho rằng, Nghị quyết 02/NQ/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (hiện khơng cịn hiệu lực) hướng dẫn về vấn đề này tương đối phù hợp với thực tiễn nên cần tiếp thu tinh thần đó để ban hành một văn bản hiện hành để Tồ án có cơ sở pháp lý áp dụng khi giải quyết việc thừa kế.
Trường hợp thứ ba: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính
mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.
Cũng giống trường hợp thứ nhất, chỉ có thể tước bỏ quyền hưởng di sản của người thừa kế trong trường hợp này khi hành vi "xâm phạm tính
mạng người thừa kế khác" của họ là hành vi cố ý và đã bị Tòa án kết án bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, khi tước bỏ quyền hưởng di sản của người thừa kế ở trường hợp thứ nhất không cần xét đến động cơ, mục đích của hành vi thì ở trường hợp này, người thừa kế phạm tội chỉ bị tước quyền hưởng di sản nếu hành vi phạm tội của họ chứa đựng động cơ là nhằm để hưởng phần di sản mà người thừa kế khác có quyền hưởng.
Nếu người bị kết án về hành vi xâm phạm đến tính mạng của người thừa kế khác có động cơ nêu trên thì Tịa án phải xác định động cơ đó trong bản án hình sự vì nó được coi là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (khoản đ Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 2000)
Vì vậy, khi chứng nhận việc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế trong trường hợp này, công chứng viên cần căn cứ vào việc xác định động cơ của người phạm tội trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật để quyết định xem liệu người phạm tội có quyền tham gia vào việc thoả thuận phân chia di sản thừa kế hay không.
Trường hợp thứ tư: Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc tồn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Điểm d khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định người thừa kế nói chung (cả theo luật, cả theo di chúc) khơng được hưởng di sản và vì thế khơng được tham gia vào việc thỏa thuận phân chia di sản khi "có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý của người để lại di sản".
Trong năm hành vi liệt kê tại điều luật trên thì bốn hành vi đầu (lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc và giả mạo di chúc) sẽ làm phát sinh các trường hợp thừa kế theo pháp luật (vì di chúc khơng có hiệu lực). Hai hành vi sau (sửa chữa, hủy di chúc) sẽ làm phát sinh tranh chấp trong một vụ án thừa kế theo di chúc. Vì lẽ đó, tơi sẽ xem xét cả năm trường hợp sau đây:
- Hành vi lừa dối người để lại di sản nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Lừa dối đối với người để lại di sản là việc cung cấp một thông tin sai sự thật làm cho người để lại di sản tin vào thơng tin đó mà lập di chúc trái với ý nguyện đích thực của mình.
Người thực hiện hành vi này có thể chính là người thừa kế theo luật của người để lại di sản nhưng có thể là người ngồi diện thừa kế theo pháp