- Do tính ổn định khơng cao của pháp luật dân sự, đặc biệt là pháp luật đất đai, dẫn đến việc giải quyết phân chia di sản thừa kế liên quan đến nhà, đất khơng ổn định. Mỗi lần pháp luật có sự sửa đổi lớn gây ra khó khăn cho nhân dân, những lúng túng và sự khác biệt trong quan điểm giải quyết giữa các ngành, giữa các công chứng viên, thẩm phán. Hậu quả của sự lúng túng, khơng thống nhất là khơng ít bản án bị cải, sửa, hủy, văn bản công chứng bị vơ hiệu một phần hay tồn bộ.
- Bộ luật Dân sự ra đời là một thuận lợi rất lớn cho hoạt động của cơ quan công chứng, công tác xét xử. Song có những quy định của pháp luật thừa kế, pháp luật đất đai và các quy định pháp luật khác liên quan chưa thật nhất quán, có điểm chưa hợp lý hoặc chưa chặt chẽ, rõ ràng, nên khó áp dụng; có vấn đề chưa được Bộ luật quy định.
Do Bộ luật có hiệu lực thi hành đã hơn 4 năm nhưng chưa có một văn bản hướng dẫn đầy đủ, có hệ thống về thừa kế, dẫn đến việc hiểu, giải thích rất khác nhau giữa các ngành, các cơ quan tiến hành tố tụng, dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất v.v… Tôi cảm thấy Bộ luật Dân sự quy định có phần thiên về hướng dẫn cách xử sự cho công dân, nhưng hầu hết các quy định trong phần thừa kế lại có tính chất dứt khốt; đã thế lại có những quy định chưa sát với tâm lý, tập quán của người dân; trong khi người dân chưa hiểu biết về các quy định này, không hành xử đầy đủ như luật yêu cầu về hình thức thể hiện văn bản. Dù nội dung là đúng ý chí của họ; dẫn đến khó khăn
khi áp dụng pháp luật, thậm chí có trường hợp áp dụng theo thực tế cuộc sống, chứ không theo quy định của luật, ví dụ vấn đề từ chối nhận di sản (Điều 645). Vì vậy khi quy định phải tính đến yếu tố tâm lý và trình độ dân trí chung của người dân.
- Qui định về thừa kế của pháp luật Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn: Pháp lệnh thừa kế năm 1990, Bộ luật Dân sự năm 1995 và Bộ luật Dân sự năm 2005. Tương ứng với đó là nếu thời điểm mở thừa kế vào các giai đoạn khác thì việc áp dụng pháp luật cũng khác nhau.