Trong luật thực định Việt Nam, chỉ những người có quyền hưởng di sản mới có quyền thỏa thuận phân chia khối tài sản liên quan. Từ qui tắc đó, ta có thể nói người thừa kế theo pháp luật là người có quyền thỏa thuận phân chia di sản.
Người chưa thành niên, mất năng lực hành vi có thể thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thông qua người đại diện theo pháp luật.
Nếu người chưa thành niên có cha hoặc mẹ hoặc cả hai, thì những người này quản lý tài sản và nói chung, các quyền lợi của con chưa thành niên, kể cả các quyền lợi mà con chưa thành niên được hưởng với tư cách người thừa kế hoặc người được di tặng.
Nếu người chưa thành niên đặt dưới sự giám hộ (đương nhiên hoặc do cử), thì người giám hộ quản lý tài sản của người được giám hộ theo chế độ chung về giám hộ. Cũng như vậy đối với người khơng có năng lực hành vi do mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
Người bị tun bố mất tích khơng thể thỏa thuận phân chia thơng qua vai trị của người có quyền quản lý tài sản.
Nếu người có quyền trong khối di sản chưa chia vắng mặt tại nơi cư trú hoặc bị tuyên bố mất tích, thì tài sản của người đó được đặt dưới thẩm
quyền của người quản lý do Tòa án chỉ định theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan.
Luật chính thức cơng nhận quyền của người quản lý di sản đại diện cho người có tài sản được quản lý trong việc xác lập các giao dịch dân sự trong trường hợp người quản lý tài sản là người giám hộ; có thể tin rằng cha mẹ cũng có quyền đại diện cho con chưa thành niên trong các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của con chưa thành niên. Trái lại, hồn tồn khơng chắc chắn rằng người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú hoặc bị tuyên bố mất tích có quyền đại diện cho họ trong các giao dịch dân sự như người giám hộ đại diện cho người được giám hộ: đơn giản, luật quy định rằng người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú hoặc bị tun bố mất tích có nghĩa vụ thanh toán nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán các khoản nợ đến hạn của người vắng mặt hoặc mất tích bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tịa án và rằng họ có quyền quản lý tài sản vì lợi ích của người vắng mặt hoặc mất tích.
Vậy, người quản lý tài sản có quyền đại diện cho người có tài sản được quản lý trong việc phân chia di sản trong trường hợp việc quản lý là một trong những nội dung của hoạt động giám hộ hoặc của việc thực hiện quyền của cha, mẹ đối với tài sản của con chưa thành niên. Cụ thể, người quản lý tài sản có quyền tham gia vào việc phân chia các tài sản mà người được giám hộ hoặc con chưa thành niên có quyền sở hữu chung.
Cịn người quản lý tài sản của người vắng mặt hoặc mất tích khơng chắc có quyền đại diện cho người vắng mặt hoặc mất tích trong việc phân chia di sản mà người sau này có quyền hưởng.
Muốn thỏa thuận phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mất tích, trên ngun tắc chỉ có hai cách:
1- Chờ đến khi các điều kiện luật định đã hội đủ, người có liên quan tiến hành các thủ tục xin tuyên bố là đã chết đối với người vắng mặt hoặc mất tích, để những người thừa kế của người này thực hiện quyền của họ trên các tài sản do người này để lại.
2- Một trong số những người thừa kế yêu cầu Tòa án tiến hành phân chia bằng con đường tư pháp và phần chia cho người thừa kế vắng mặt hoặc mất tích được giao cho người quản lý tài sản của người đó.
Người thừa kế vắng mặt ủy quyền cho người khác thay mặt mình thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Việc ủy quyền lập thành văn bản có chứng nhận của Cơ quan công chứng hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.
Vấn đề là chứng minh vì lợi ích của người chưa thành niên, của người được giám hộ và ai sẽ là người giám sát việc đó. Giả sử ơng A có vợ là bà B và con là cháu C. Ông A chết để lại số tiền cho cháu C là 1 tỷ đồng. Cháu C chưa đến 15 tuổi vì vậy mẹ cháu C là bà B sẽ quản lý số tiền trên. Bà B có thể dùng số tiền trên như sau:
1. Gửi tiết kiệm vào Ngân hàng (trong Số tiết kiệm đó tên người gửi là bà B).
Giả sử bà B khơng may qua đời thì sổ tiết kiệm đó sẽ được chia thừa kế cho khơng chỉ cháu C mà cả bố mẹ bà B nếu còn sống.
2. Giả sử bà B tiếp tục kết hôn với một người đàn ông khác và dùng số tiền đó để trang trải cho gia đình mới hoặc dùng số tiền đó mua một căn nhà trong thời kỳ hơn nhân mới thì rất khó chứng minh, giám sát và bảo vệ quyền lợi của cháu C.