Ai là người được thừa kế theo di chúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Trang 42 - 45)

Là người được hưởng di sản mà người chết để lại theo di chúc. Theo đó, người thừa kế theo di chúc được xác định bởi ý chí của người có di sản nên có một phạm vi rộng hơn so với người thừa kế theo pháp luật. Họ có thể là một cá nhân bất kỳ, miễn là đã được xác định trong di chúc mà không cần xét đến mối quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, huyết thống của họ với người để

lại di sản. Ngoài ra, người thừa kế theo di chúc cịn có thể là cơ quan, tổ chức hoặc có thể là các chủ thể khác.

Trong Điều 635, Bộ luật Dân sự 2005 còn một vấn đề chưa được văn bản dưới luật giải thích cụ thể nên hiện nay đang có nhiều tranh cãi. Đó là việc xác định điều kiện "phải thành thai trước khi người để lại di sản chết" chỉ đòi hỏi đối với cá nhân là người thừa kế theo luật hay đòi hỏi đối với cả cá nhân là người thừa kế theo di chúc?

Theo qui định của pháp luật về thừa kế ở nước ta thì người thừa kế theo pháp luật phải là người có một trong ba mối quan hệ (hôn nhân, nuôi dưỡng, huyết thống) nên chỉ phải xác định xem giữa người để lại di sản với người sinh ra sau thời điểm người đó chết có quan hệ huyết thống hay không trong trường hợp người sinh ra sau hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Ngược lại, hồn tồn khơng cần phải xác định có hay khơng quan hệ huyết thống giữa họ nếu người sinh ra sau hưởng di sản thừa kế theo di chúc. Bởi lẽ, cá nhân hưởng thừa kế theo di chúc là người bất kỳ theo sự chỉ định của người lập di chúc, không bắt buộc phải là người có một trong ba mối quan hệ (hôn nhân, nuôi dưỡng, huyết thống) với người để lại di sản.

Với các căn cứ nêu trên, có thể kết luận rằng: Điều kiện "phải thành thai trước khi người để lại di sản chết" chỉ đòi hỏi riêng đối với cá nhân là người thừa kế theo pháp luật. Nghĩa là, cá nhân sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế sẽ luôn luôn được hưởng di sản thừa kế theo di chúc, nếu đã được người để lại di sản xác định mà không bắt buộc phải thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Cách hiểu và giải thích theo quan điểm này hoàn toàn phù hợp với mục đích của điều luật, đồng thời cũng phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế. Bởi trong thực tế, như chúng ta đã thấy, có rất nhiều bản di chúc mà trong đó, cá nhân hưởng di sản hồn toàn chưa thành thai khi người để lại di

sản chết nhưng di chúc đó vẫn được thừa nhận là có hiệu lực. Chẳng hạn, chúng ta đều biết rằng bản di chúc của Alfred Nobel được ông thảo ra vào ngày 27/01/1895 trong đó ơng giao cho một tổ chức chịu trách nhiệm dùng lợi tức từ số di sản mà ông để lại (khoảng 31,5 triệu curon Thụy Điển) trao cho những người có cống hiến cho nhân loại những cơng trình vĩ đại nhất. Alfred Nobel đã chết cách đây hơn một trăm năm. Ngoài phương diện khoa học và danh dự, người được giải thưởng Nobel cịn có thể được coi là người thừa kế theo di chúc có điều kiện đối với di sản mà Nobel để lại.

Mặt khác, chúng ta thấy rằng, theo xu thế phát triển của y học, người ta có thể dùng tinh trùng mà người chồng trước khi chết đã gửi vào ngân hàng tinh trùng để thụ thai cho vợ của người đó nhằm duy trì nịi giống của dòng họ. Trong trường hợp này, đứa trẻ sinh ra rõ ràng là thành thai sau khi người để lại di sản đã chết nhưng thực sự là con của người đó. Vì vậy, việc qui định điều kiện trên đối với người thừa kế sẽ đến lúc không phù hợp với thực tế.

Cũng theo Điều 635 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì cơ quan, tổ chức chỉ được coi là người thừa kế theo di chúc nếu cơ quan, tổ chức đó cịn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Như vậy, nếu cơ quan, tổ chức được người để lại di sản chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng "khơng cịn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế" thì sẽ khơng được hưởng di sản. Tuy nhiên, nếu cơ quan, tổ chức đó là một pháp nhân thì cần phải xác định tình trạng "khơng cịn tồn tại" của pháp nhân đó trong từng trường hợp cụ thể để xác định phần di sản mà đáng lẽ pháp nhân đó được hưởng sẽ được dịch chuyển cho ai?

Theo quy định của Điều 99 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì pháp nhân bị coi là chấm dứt trong các trường hợp sau: Hợp nhất pháp nhân; sáp nhập pháp nhân; chia pháp nhân; giải thể pháp nhân.

Trong những trường hợp trên, nếu pháp nhân chấm dứt do bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản thì pháp nhân đó bị coi là chấm dứt hồn tồn sự tồn tại. Vì thế, trong hai trường hợp này, phần di sản đáng lẽ pháp nhân đó được

hưởng theo di chúc sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản.

Nếu pháp nhân chấm dứt do hợp nhất, sáp nhập, chia tách pháp nhân thì phần di sản đáng lẽ pháp nhân đó được hưởng sẽ được dịch chuyển như thế nào? Có hai quan điểm khác nhau trong việc xác định hệ quả của những trường hợp này như sau:

Thứ nhất, việc hợp nhất, sáp nhập hoặc chia tách pháp nhân chỉ là

cách thức cải tổ pháp nhân, theo đó, chỉ là thay đổi phương thức tồn tại của pháp nhân. Nghĩa là thông qua việc hợp nhất, sáp nhập hoặc chia tách, pháp nhân chấm dứt sự tồn tại ở phương thức này nhưng lại tồn tại ở phương thức khác. Theo qui định tại các Điều 94, 95, 96, 97 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì quyền và nghĩa vụ của pháp nhân đó được chuyển giao cho pháp nhân mới. Vì thế, phần di sản mà pháp nhân này đáng lẽ được hưởng theo di chúc sẽ do pháp nhân mới kế quyền.

Thứ hai, hợp nhất, sáp nhập, chia tách pháp nhân là những căn cứ làm

chấm dứt pháp nhân. Vì thế, nếu pháp nhân là tổ chức được thừa kế theo di chúc nhưng đã bị hợp nhất, sáp nhập, chia tách trước thời điểm mở thừa kế sẽ khơng cịn là người thừa kế nữa. Mặt khác, quyền hưởng di sản của pháp nhân đó chỉ phát sinh từ thời điểm mở thừa kế, trong khi pháp nhân đã bị coi là chấm dứt trước thời điểm đó nên đương nhiên quyền hưởng di sản thừa kế chưa tồn tại ở pháp nhân đó, và vì thế, khơng thể dịch chuyển cho pháp nhân mới được.

Căn nguyên của việc đó dẫn đến có hai cách xác định khác nhau về hệ quả đối với một tình huống hồn tồn là do pháp luật quy định còn thiếu chặt chẽ và không cụ thể. Tôi cho rằng, khi xác định việc thừa kế theo di chúc của các pháp nhân, tổ chức đã bị sáp nhập, hợp nhất hoặc chia tách trước thời điểm mở thừa kế cần phải hiểu theo cách thứ hai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)