Mơ hình nghiên cứu chấp nhận

Một phần của tài liệu 15.NGUYEN QUOC TRONG (Trang 73 - 165)

Tóm tắt chương

Chương này trình bày kết quả kiểm định thang đo và kiểm định mơ hình nghiên cứu. Kết quả phân tích với Cronbach’s Alpha, EFA cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy, phương sai, tính đơn hướng. Kết quả OLS cho thấy mơ hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu khảo sát. Và trong bốn giả thuyết đề ra, tất cả các giả thuyết đều được chấp nhận. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tính kế thừa của các nghiên cứu trước đó và kiểm chứng lại các giả thuyết này trong bối cảnh khảo sát các doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chương 4 đã trình bày các kết quả nghiên cứu, cụ thể là các kết quả kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Trong chương này sẽ tóm tắt kết quả chính của nghiên cứu, đưa ra một số kiến nghị và những hạn chế để định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo.

5.1. Tóm tắt nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm khám phá yếu tố Nhận thức nhân viên về hoạt động trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng đến sự hài lịng của nhân viên tại Tp. Hồ Chí Minh hay khơng và ảnh hưởng như thế nào. Dựa trên mục tiêu đó mơ hình nghiên cứu được xây dựng với các khái niệm nghiên cứu: Sự phù hợp của Sự phù hợp của VHDN với hoạt động CSR, Chương trình đạo đức, Khả năng nhận thức CSR của nhân viên (bao gồm 3 thành phần: Kế hoạch hoạt động CSR, Thực hiện hoạt động CSR, Đánh giá hoạt động CSR), Nhận thức của nhân viên về hoạt động CSR (bao gồm 3 khái niệm thành phần: Từ thiện CSR, Đạo đức CSR, Môi trường CSR) và Sự hài lịng của nhân viên. Mơ hình này kiểm đinh lại các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến nhận thức của nhân viên về hoạt động CSR và nó có tác động tới sự hài lịng của nhân viên tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, mối quan hệ giữa sự hài lòng của nhân viên với nhận thức của họ về hoạt động CSR (phương trình d). Trong đó các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của nhân viên như sự phù hợp của VHDN với hoạt động CSR, chương trình đạo đức, khả năng nhận thức CSR của nhân viên là thang đo bao gồm 3 thành phần: kế hoạch hoạt động CSR, thực hiện hoạt động CSR, đánh giá hoạt động CSR. Qua đây có thể thấy việc thực hiện các hoạt động CSR ảnh hưởng rất lớn đối với khả năng nhận thức của nhân viên. Ngồi ra, yếu tố chương trình đạo đức có tác động tương đối thấp hơn so với khả năng nhận thức về CSR và sự phù hợp của văn hóa doanh nghiệp đến nhận thức của nhân viên. Kết quả tương đồng với nghiên cứu của S Valentine & G Fleischman (2008) về sự ảnh hưởng tích cực đến sự hài lịng của nhân viên thơng qua biến phụ thuộc là Nhận thức của nhân viên về hoạt động CSR là nhân tố bậc hai bao gồm ba nhân tố bậc 1 là Các hoạt động CSR mang tính đạo đức, Các hoạt động CSR mang tính từ thiện, Các hoạt động CSR liên quan đến mơi trường.

5.2. Đóng góp của nghiên cứu

5.2.1. Đóng góp về lý thuyết

Nghiên cứu đã đóng góp lý thuyết trong việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức nhân viên về hoạt động CSR tại Tp. Hồ Chí Minh cũng như sự tác động của nó đến sự hài lòng của nhân viên tại các doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu đã một lần nữa khẳng định được mối quan hệ giữa nhận thức của nhân viên có tác động tích cực lên sự hài lịng của nhân viên. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của nhân viên như Sự phù hợp của VHDN với hoạt động CSR, chương trình đạo đức, khả năng nhận thức CSR của nhân viên là thang đo bao gồm 3 thành phần: kế hoạch hoạt động CSR, thực hiện hoạt động CSR, đánh giá hoạt động CSR. Ngoài ra nghiên cứu này xét đến yếu tố môi trường, từ thiện và đạo đức có mối liên quan chặt chẽ đối với hoạt động CSR của doanh nghiệp.

Đồng thời nghiên cứu này cũng đã xác nhận lại mơ hình Nhận thức của nhân viên về hoạt động CSR ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên, để các nghiên cứu tiếp theo sử dụng, bổ sung và hiệu chỉnh để có mơ hình tốt hơn.

5.2.2. Đóng góp thực tiễn và hàm ý quản trị

Qua nghiên cứu này, ta thấy nhận thức của nhân viên về hoạt động CSR có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lịng của nhân viên các doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh. Và nhận ra được tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh. Hơn nữa, trách nhiệm xã hội được coi là yếu tố thời đại, là một điều không thể thiếu đối với hoạt động doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này cũng có nói đến việc trách nhiệm xã hội doanh nghiệp liên quan tới việc thiết lập mối quan hệ mật thiết với các bên liên quan, đối tác doanh nghiệp, khách hàng, nhân viên. Khách hàng hiện nay không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn coi trọng cách thức các doanh nghiệp làm ra sản phẩm đó. Họ muốn biết liệu các sản phẩm họ định mua có thân thiện với mơi trường sinh thái, với cộng đồng, có tính nhân đạo và có lành mạnh hay khơng. Và nhân viên cũng cảm thấy hài lịng và thích thú hơn khi làm việc tại doanh nghiệp có trách nhiệm đối với địa phương, xã hội.

Ngoài ra, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải tuân theo những chuẩn mực về mơi trường, đạo đức, đóng góp cho cộng đồng xã hội, tạo dựng niềm tin với khách hàng đối tác và sự hài lòng của nhân viên. Vì vậy, doanh nghiệp thực hiện tốt trách

nhiệm xã hội không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, mà cịn góp phần xây dựng một xã hội văn minh và phát triển.

Đối với yếu tố sự phù hợp của văn hóa doanh nghiệp với hoạt động CSR,

nghiên cứu chỉ ra rằng đây là yếu tố độc lập có tác động lên nhận thức của nhân viên về hoạt động CSR. Các doanh nghiệp có thể kiểm tra các yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp lên nhận thức nhân viên. Sau đó rút ra tầm quan trọng về CSR trong hoạt động tổ chức. Thông qua việc tiến hành một cuộc kiểm tra toàn diện về nhận thức của nhân viên về các hoạt động CSR của trong tổ chức và về sự phù hợp của nó với văn hóa doanh nghiệp.

Đối với yếu tố chương trình đạo đức, kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ

tích cực giữa hai yếu tố chương trình đạo đức và nhận thức của nhân viên. Qua đây, chúng ta có thể thấy được doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh nên tăng cường tổ chức đào tạo đạo đức/ đạo đức nghề nghiệp, cũng như phổ biến các quy tắc cũng như bộ tiêu chuẩn đạo đức cho nhân viên, thì khi đó nhận thức của họ càng tăng. Theo số liệu thu thập cho thấy, nếu tăng 1 đơn vị chương trình đạo đức thì nhận thức của nhân viên tăng 0,248 đơn vị.

Đối với yếu tố khả năng nhận thức CSR của nhân viên, nghiên cứu này góp phần thúc đẩy sự hiểu biết về quan điểm của nhân viên về các hoạt động CSR. Các nghiên cứu trước đây được giới hạn trong nhận thức của khách hàng về các hoạt động CSR. Song nghiên cứu này người viết đi sâu vào nghiên cứu về nhận thức của nhân viên, thông qua các hoạt động và khả năng thực hiện CSR của doanh nghiệp được thể hiện qua nhân tố gồm 3 thành phần đi từ kế hoạch hoạt động CSR, thực hiện hoạt động CSR, đánh giá hoạt động CSR. Kết quả suy ra, các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nên chú trọng vào việc thực hiện hoạt động CSR, quan tâm và đáp ứng đến yêu cầu của các bên liên quan với doanh nghiệp, khi đó sẽ nâng cao khả năng nhận thức của nhân viên. Các nhà quản lý cần phải hiểu rằng sự hài lòng của các bên liên quan rất quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp, họ cần phải xem xét đến khi lập kế hoạch chiến lược CSR. Các doanh nghiệp cần phải trao đổi với nhân viên về các nỗ lực CSR một cách rõ ràng và nhất quán (Bhattacharya, Sen & Korschun 2008).

Đối với yếu tố nhận thức của nhân viên về hoạt động CSR, nghiên cứu này nêu rõ khái niệm về hoạt động CSR (bao gồm các hoạt động từ thiện, đạo đức và môi trường) với các dữ liệu thu thập thực tế tại các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Phần lớn các nghiên cứu trước về CSR hầu hết gồm bốn khía cạnh cụ thể: các yếu tố kinh tế, pháp

lý, đạo đức, và từ thiện (Maignan & Ferrell 2001). Nghiên cứu này phát triển một khái niệm khắt khe hơn của nhận thức CSR gồm ba thành phần: từ thiện CSR, đạo đức CSR, mơi trường CSR. Qua đây có thể nhận thấy, các doanh nghiệp cần chú trọng hơn cả vào hoạt động đạo đức, tuân theo những hành vi chuẩn mực mà xã hội mong đợi và kì vọng. Tiếp đến là hoạt động từ thiện và hoạt động mơi trường. Ngồi việc đem đến lợi ích cho cộng đồng - xã hội, các doanh nghiệp có thực hiện CSR cịn tạo được uy tín và lịng tin của khách hàng. Doanh nghiệp cần cân bằng hoặc kết hợp những yêu cầu về kinh tế, cộng đồng xã hội, môi trường đồng thời đáp ứng những kỳ vọng của các cổ đông và các bên đối tác.

Đối với yếu tố sự hài lòng, kết quả nghiên cứu này cũng cung cấp ý nghĩa quan

trọng đối với nhà quản lý. Đầu tiên, nó giới thiệu mơ hình nghiên cứu mới về CSR thơng qua việc xem xét quan điểm, nhận thức của nhân viên. Rõ ràng thách thức lớn đối với nhà quản lý là gia tăng sự hài lòng của nhân viên khi làm việc tại doanh nghiệp. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, khi nhân viên có nhận thức tốt về hoạt động CSR thì sự hài lịng của họ càng cao. Hơn nữa, Bhattacharya và cộng sự (2008) đã lưu ý rằng một số nhân viên thích làm việc cho những doanh nghiệp trách nhiệm với xã hội, tin rằng tại các doanh nghiệp như vậy họ sẽ có nhiều cơ hội cho sự thăng tiến và phát triển cá nhân. Do vậy, các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh nên tăng cường khả năng CSR, xem xét nội dung hoạt động CSR có phù hợp với văn hóa của mình hay khơng, càng làm tăng thêm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Hơn nữa, kết quả cho thấy rằng các doanh nghiệp nên xem xét nhận thức của nhân viên để cải thiện hơn về hoạt động CSR của doanh nghiệp, giúp cho nhân viên cảm thấy thích thú và hài lịng khi được làm việc tại doanh nghiệp. Nó cũng là yếu tố quan trọng góp phần tăng hiệu suất làm việc.

5.3. Kiến nghị

Qua đây, chúng ta nhận thấy được tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội đối với các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sự hài lịng của nhân viên cũng bị ảnh hưởng bởi nhận thức của họ về hoạt động CSR. Các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh nên chú trọng hơn nữa về hoạt động CSR. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp khơng những ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin của khách hàng mà còn ảnh hưởng đến nhận thức của nhân viên, sự hài lịng của họ trong cơng việc.

Theo SM Guliyev (2014) thì trách nhiệm xã hội tác động trực tiếp lên các bên liên quan, các bên liên quan khác nhau bị ảnh hưởng bởi những trách nhiệm khác nhau. Nếu

doanh nghiệp khơng có lợi nhuận thì ảnh hưởng trực tiếp đến nhân viên và chủ sở hữu. Trách nhiệm pháp lý rất quan trọng đối với chủ sở hữu nhưng cũng cần thiết đối với nhân viên và người tiêu dùng. Trách nhiệm đạo đức tác động lên toàn bộ các bên hữu quan nhưng thường xuyên nhất là thu hút khách hàng và nhân viên. Tác dụng chính của trách nhiệm từ thiện là trên cộng đồng nhưng cũng có tác động đến nhân viên, nhân viên; hoạt động từ thiện của doanh nghiệp ảnh hưởng đến tinh thần của nhân viên. Do đó, đối với các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh, cần phải chú trọng để phát triển toàn diện và bền vững trong xu thế hội nhập hiện nay. Và nên phân bố nguồn lực rõ ràng, qua kết quả nghiên cứu cho thấy, doanh nghiệp nên tập trung hơn cả vào hoạt động đạo đức của doanh nghiệp tiếp đến là hoạt động từ thiện, tổ chức hoặc tham gia các chương trình tình nguyện, hỗ trợ đồng bào, ngồi ra phải khuyến khích nhân viên của mình tham gia các hoạt động đó. Ngồi việc từ thiện, nó cịn tạo được sự gắn bó trong doanh nghiệp và sự thích thú đối với nhân viên. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên chú trọng đến hoạt động môi trường, sản xuất xanh sạch, cung cấp sản phẩm thân thiện với mơi trường, chung tay duy trì và bảo vệ mơi trường.

Kết quả cũng có ý nghĩa đối với ban quản lý doanh nghiệp trong việc giữ nhân viên, khi nhân viên hài lịng với cơng việc thì khả năng bỏ việc sẽ thấp. Mà qua đây ta có thể thấy, sự hài lòng của nhân viên chịu ảnh hưởng của nhận thức nhân viên về hoạt động CSR của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp có thể nhận ra tầm quan trọng của CSR đối với tình hình nhân sự ở doanh nghiệp.

5.4. Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành nghiên cứu này nhưng nghiên cứu này cịn có một số hạn chế cần xem xét

- Hạn chế về khu vực nghiên cứu: mơ hình lý thuyết chỉ kiểm định được ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Hướng nghiên cứu tiếp theo nên phân bố khu vực rộng ra Đông Nam Bộ hoặc cả nước Việt Nam.

-Độ tin cậy của phương pháp lấy mẫu trong nghiên cứu. Do nghiên cứu sử dụng

phương pháp lấy mẫu thuận tiện nên có thể dữ liệu thu thập được có độ tin cậy chưa cao. Mặc dù mẫu đã phân bố ở nhiều nhóm ngành/ doanh nghiệp song số lượng mẫu vẫn chưa phân bố đều. Ưu điểm của phương pháp này là dễ thực hiện, ít tốn kém nhưng nhược điểm là phương pháp có độ tin cậy thấp về tính đại diện. Kết quả nghiên cứu này sẽ có độ tin cậy cao hơn nếu các nghiên cứu tiếp theo lặp lại nghiên cứu này với các kỹ thuật thu thập mẫu theo xác suất.

- Hạn chế về kích thước mẫu trong phân tích mơ hình lý thuyết. Việc phân tích dữ liệu trong nghiên cứu chỉ thực hiện với 250 mẫu.

- Cuối cùng là nghiên cứu này chỉ xem xét đến một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự hài lòng của nhân viên. Về nhận thức của nhân viên về hoạt động CSR tác giả chỉ xem xét đến 3 yếu tố: mơi trường, từ thiện và đạo đức. Cịn rất nhiều yếu tố khác nữa góp phần vào việc giải thích cho việc thực hiện CSR (như theo Carroll (1991) cho rằng CSR nên được chia thành bốn cấp độ như một mơ hình kim tự tháp 4 tầng gọi là kim tự tháp trách nhiệm: kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện của doanh nghiệp). Kết quả nghiên cứu sẽ tốt hơn nếu các nghiên cứu tiếp theo tập trung vào việc tìm hiểu, bổ sung thêm các yếu tố khác có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nhận thức nhân viên về hoạt động CSR tại Tp. Hồ Chí Minh, cũng như sự ảnh hưởng của nhận thức nhân viên đến các yếu tố khác (như sự gắn bó, hiệu suất làm việc…).

Đây cũng những hạn chế của đề tài nghiên cứu này và cũng là hướng nghiên cứu cho các nghiên cứu tiếp theo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. AB Carroll (2016). Carroll’s pyramid of CSR: taking another look. International Journal of Corporate Social Responsibility

2. Ante Glavas Ken Kelley (2014). The Effects of Perceived Corporate Social

Responsibility on Employee Attitudes. University of Notre Dame. Business Ethics

Quarterly 24

3. António Dias, Lucia Lima Rodrigues, Russell Craig, Maria Elisabete Neves (2018).

Corporate social responsibility disclosure in small and medium-sized entities and

Một phần của tài liệu 15.NGUYEN QUOC TRONG (Trang 73 - 165)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w