CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.2. Đóng góp của nghiên cứu
5.2.1. Đóng góp về lý thuyết
Nghiên cứu đã đóng góp lý thuyết trong việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức nhân viên về hoạt động CSR tại Tp. Hồ Chí Minh cũng như sự tác động của nó đến sự hài lòng của nhân viên tại các doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu đã một lần nữa khẳng định được mối quan hệ giữa nhận thức của nhân viên có tác động tích cực lên sự hài lịng của nhân viên. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của nhân viên như Sự phù hợp của VHDN với hoạt động CSR, chương trình đạo đức, khả năng nhận thức CSR của nhân viên là thang đo bao gồm 3 thành phần: kế hoạch hoạt động CSR, thực hiện hoạt động CSR, đánh giá hoạt động CSR. Ngoài ra nghiên cứu này xét đến yếu tố môi trường, từ thiện và đạo đức có mối liên quan chặt chẽ đối với hoạt động CSR của doanh nghiệp.
Đồng thời nghiên cứu này cũng đã xác nhận lại mơ hình Nhận thức của nhân viên về hoạt động CSR ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên, để các nghiên cứu tiếp theo sử dụng, bổ sung và hiệu chỉnh để có mơ hình tốt hơn.
5.2.2. Đóng góp thực tiễn và hàm ý quản trị
Qua nghiên cứu này, ta thấy nhận thức của nhân viên về hoạt động CSR có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lịng của nhân viên các doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh. Và nhận ra được tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh. Hơn nữa, trách nhiệm xã hội được coi là yếu tố thời đại, là một điều không thể thiếu đối với hoạt động doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này cũng có nói đến việc trách nhiệm xã hội doanh nghiệp liên quan tới việc thiết lập mối quan hệ mật thiết với các bên liên quan, đối tác doanh nghiệp, khách hàng, nhân viên. Khách hàng hiện nay không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn coi trọng cách thức các doanh nghiệp làm ra sản phẩm đó. Họ muốn biết liệu các sản phẩm họ định mua có thân thiện với mơi trường sinh thái, với cộng đồng, có tính nhân đạo và có lành mạnh hay khơng. Và nhân viên cũng cảm thấy hài lịng và thích thú hơn khi làm việc tại doanh nghiệp có trách nhiệm đối với địa phương, xã hội.
Ngoài ra, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải tuân theo những chuẩn mực về mơi trường, đạo đức, đóng góp cho cộng đồng xã hội, tạo dựng niềm tin với khách hàng đối tác và sự hài lòng của nhân viên. Vì vậy, doanh nghiệp thực hiện tốt trách
nhiệm xã hội không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, mà cịn góp phần xây dựng một xã hội văn minh và phát triển.
Đối với yếu tố sự phù hợp của văn hóa doanh nghiệp với hoạt động CSR,
nghiên cứu chỉ ra rằng đây là yếu tố độc lập có tác động lên nhận thức của nhân viên về hoạt động CSR. Các doanh nghiệp có thể kiểm tra các yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp lên nhận thức nhân viên. Sau đó rút ra tầm quan trọng về CSR trong hoạt động tổ chức. Thông qua việc tiến hành một cuộc kiểm tra toàn diện về nhận thức của nhân viên về các hoạt động CSR của trong tổ chức và về sự phù hợp của nó với văn hóa doanh nghiệp.
Đối với yếu tố chương trình đạo đức, kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ
tích cực giữa hai yếu tố chương trình đạo đức và nhận thức của nhân viên. Qua đây, chúng ta có thể thấy được doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh nên tăng cường tổ chức đào tạo đạo đức/ đạo đức nghề nghiệp, cũng như phổ biến các quy tắc cũng như bộ tiêu chuẩn đạo đức cho nhân viên, thì khi đó nhận thức của họ càng tăng. Theo số liệu thu thập cho thấy, nếu tăng 1 đơn vị chương trình đạo đức thì nhận thức của nhân viên tăng 0,248 đơn vị.
Đối với yếu tố khả năng nhận thức CSR của nhân viên, nghiên cứu này góp phần thúc đẩy sự hiểu biết về quan điểm của nhân viên về các hoạt động CSR. Các nghiên cứu trước đây được giới hạn trong nhận thức của khách hàng về các hoạt động CSR. Song nghiên cứu này người viết đi sâu vào nghiên cứu về nhận thức của nhân viên, thông qua các hoạt động và khả năng thực hiện CSR của doanh nghiệp được thể hiện qua nhân tố gồm 3 thành phần đi từ kế hoạch hoạt động CSR, thực hiện hoạt động CSR, đánh giá hoạt động CSR. Kết quả suy ra, các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nên chú trọng vào việc thực hiện hoạt động CSR, quan tâm và đáp ứng đến yêu cầu của các bên liên quan với doanh nghiệp, khi đó sẽ nâng cao khả năng nhận thức của nhân viên. Các nhà quản lý cần phải hiểu rằng sự hài lòng của các bên liên quan rất quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp, họ cần phải xem xét đến khi lập kế hoạch chiến lược CSR. Các doanh nghiệp cần phải trao đổi với nhân viên về các nỗ lực CSR một cách rõ ràng và nhất quán (Bhattacharya, Sen & Korschun 2008).
Đối với yếu tố nhận thức của nhân viên về hoạt động CSR, nghiên cứu này nêu rõ khái niệm về hoạt động CSR (bao gồm các hoạt động từ thiện, đạo đức và môi trường) với các dữ liệu thu thập thực tế tại các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Phần lớn các nghiên cứu trước về CSR hầu hết gồm bốn khía cạnh cụ thể: các yếu tố kinh tế, pháp
lý, đạo đức, và từ thiện (Maignan & Ferrell 2001). Nghiên cứu này phát triển một khái niệm khắt khe hơn của nhận thức CSR gồm ba thành phần: từ thiện CSR, đạo đức CSR, mơi trường CSR. Qua đây có thể nhận thấy, các doanh nghiệp cần chú trọng hơn cả vào hoạt động đạo đức, tuân theo những hành vi chuẩn mực mà xã hội mong đợi và kì vọng. Tiếp đến là hoạt động từ thiện và hoạt động mơi trường. Ngồi việc đem đến lợi ích cho cộng đồng - xã hội, các doanh nghiệp có thực hiện CSR cịn tạo được uy tín và lịng tin của khách hàng. Doanh nghiệp cần cân bằng hoặc kết hợp những yêu cầu về kinh tế, cộng đồng xã hội, môi trường đồng thời đáp ứng những kỳ vọng của các cổ đông và các bên đối tác.
Đối với yếu tố sự hài lòng, kết quả nghiên cứu này cũng cung cấp ý nghĩa quan
trọng đối với nhà quản lý. Đầu tiên, nó giới thiệu mơ hình nghiên cứu mới về CSR thơng qua việc xem xét quan điểm, nhận thức của nhân viên. Rõ ràng thách thức lớn đối với nhà quản lý là gia tăng sự hài lòng của nhân viên khi làm việc tại doanh nghiệp. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, khi nhân viên có nhận thức tốt về hoạt động CSR thì sự hài lịng của họ càng cao. Hơn nữa, Bhattacharya và cộng sự (2008) đã lưu ý rằng một số nhân viên thích làm việc cho những doanh nghiệp trách nhiệm với xã hội, tin rằng tại các doanh nghiệp như vậy họ sẽ có nhiều cơ hội cho sự thăng tiến và phát triển cá nhân. Do vậy, các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh nên tăng cường khả năng CSR, xem xét nội dung hoạt động CSR có phù hợp với văn hóa của mình hay khơng, càng làm tăng thêm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Hơn nữa, kết quả cho thấy rằng các doanh nghiệp nên xem xét nhận thức của nhân viên để cải thiện hơn về hoạt động CSR của doanh nghiệp, giúp cho nhân viên cảm thấy thích thú và hài lịng khi được làm việc tại doanh nghiệp. Nó cũng là yếu tố quan trọng góp phần tăng hiệu suất làm việc.