CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Tóm tắt nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm khám phá yếu tố Nhận thức nhân viên về hoạt động trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng đến sự hài lịng của nhân viên tại Tp. Hồ Chí Minh hay khơng và ảnh hưởng như thế nào. Dựa trên mục tiêu đó mơ hình nghiên cứu được xây dựng với các khái niệm nghiên cứu: Sự phù hợp của Sự phù hợp của VHDN với hoạt động CSR, Chương trình đạo đức, Khả năng nhận thức CSR của nhân viên (bao gồm 3 thành phần: Kế hoạch hoạt động CSR, Thực hiện hoạt động CSR, Đánh giá hoạt động CSR), Nhận thức của nhân viên về hoạt động CSR (bao gồm 3 khái niệm thành phần: Từ thiện CSR, Đạo đức CSR, Môi trường CSR) và Sự hài lịng của nhân viên. Mơ hình này kiểm đinh lại các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến nhận thức của nhân viên về hoạt động CSR và nó có tác động tới sự hài lịng của nhân viên tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mối quan hệ giữa sự hài lòng của nhân viên với nhận thức của họ về hoạt động CSR (phương trình d). Trong đó các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của nhân viên như sự phù hợp của VHDN với hoạt động CSR, chương trình đạo đức, khả năng nhận thức CSR của nhân viên là thang đo bao gồm 3 thành phần: kế hoạch hoạt động CSR, thực hiện hoạt động CSR, đánh giá hoạt động CSR. Qua đây có thể thấy việc thực hiện các hoạt động CSR ảnh hưởng rất lớn đối với khả năng nhận thức của nhân viên. Ngoài ra, yếu tố chương trình đạo đức có tác động tương đối thấp hơn so với khả năng nhận thức về CSR và sự phù hợp của văn hóa doanh nghiệp đến nhận thức của nhân viên. Kết quả tương đồng với nghiên cứu của S Valentine & G Fleischman (2008) về sự ảnh hưởng tích cực đến sự hài lịng của nhân viên thơng qua biến phụ thuộc là Nhận thức của nhân viên về hoạt động CSR là nhân tố bậc hai bao gồm ba nhân tố bậc 1 là Các hoạt động CSR mang tính đạo đức, Các hoạt động CSR mang tính từ thiện, Các hoạt động CSR liên quan đến môi trường.