3.4.4.1 Giới thiệu về hồi quy tuyến tính OLS
Phương pháp mô hình hồi qui tuyến tính OLS (Ordinary Least Squares) thông qua phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) được sử dụng để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu. OLS có thể cho một mô hình phức hợp phù hợp với dữ liệu như các bộ dữ liệu khảo sát trải dài theo thời gian, các mô hình không chuẩn hóa, cơ sở dữ liệu có cấu trúc sai số tương quan, dữ liệu với các biến số không chuẩn, gần chuẩn, hay dữ liệu bị thiếu. Đặc biệt, OLS còn được sử dụng để ước lượng các mô hình đo lường và mô hình hồi qui của bài toán lý thuyết đa biến. Nói riêng, mô hình đo lường chỉ rõ quan hệ giữa các biến tiềm ẩn và các biến quan sát, từ đó cung cấp thông tin về thuộc tính đo lường của các biến quan sát (độ tin cậy, độ giá trị). Trong khi đó, hồi quy tuyến tính chỉ rõ mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn với nhau – các mối quan hệ này có thể chỉ ra những dự báo mang tính lý thuyết mà các nhà nghiên cứu quan tâm. Hồi qui tuyến tính OLS phối hợp được tất cả các kỹ thuật như hồi qui đa biến, phân tích nhân tố và phân tích mối quan hệ tương hỗ để cho phép nhà nghiên cứu kiểm tra các mối quan hệ phức hợp trong mô hình. Hồi qui tuyến tính OLS cho phép ước lượng đồng thời các phần tử trong tổng thể mô hình, ước lượng mối quan hệ nhân quả của các khái niệm tiềm ẩn qua các chỉ số kết hợp cả đo lường và mô hình lý thuyết, đo các mối quan hệ ổn định và không ổn định, đo các ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp, kể cả sai số đo lường và tương quan phần dư. Một trong những ưu điểm lớn nhất của OLS có lẽ
là khả năng kiểm định cùng một lúc tất cả các giả thuyết trong mô hình lý thuyết và cho phép nhà nghiên cứu linh động tìm kiếm mô hình phù hợp nhất (chứ không phải tốt nhất) trong các mô hình đề nghị. Chính vì vậy, phương pháp hồi qui tuyến tính được sử dụng rất phổ biến trong ngành kinh tế học, tài chính trong những năm gần đây.
Tóm tắt chương
Từ mô hình nghiên cứu được đề xuất cho đề tài ở chương 2, người viết xác định các nhu cầu thông tin cần thiết và cách thức để thu thập được các thông tin này. Chương này trình bày phương pháp thu thập dữ liệu, cách thức thực hiện nghiên cứu để xây dựng được bảng câu hỏi hoàn chỉnh cho nghiên cứu chính thức bao gồm phỏng vấn sơ bộ và khảo sát phỏng vấn thí điểm. Kết quả được sử dụng để phân tích bộ dữ liệu mà người viết thu thập được từ nghiên cứu chính thức.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 3 đã trình bày phương pháp và thiết kế nghiên cứu của đề tài cùng với kết quả nghiên cứu sơ bộ. Trong chương này, người viết áp dụng các phương pháp ở trên để phân tích dữ lệu và trình bày các kết quả nghiên cứu. Nội dung chương này gồm các kết quả có được từ việc phân tích dữ liệu trong nghiên cứu chính thức như: (1) thống kê mô tả, (2) đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và (3) kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu bằng phân tích hồi quy tuyến tính OLS.