Nhiệm vụ, giới hạn và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cơ cấu giảm chấn trên cán dao tiện ngoài đến độ bóng bề mặt của quá trình tiện (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.4. Nhiệm vụ, giới hạn và phương pháp nghiên cứu

1.4.1. Nhiệm vụ.

Xuất phát từ đề tài và mục đích nghiên cứu, luận văn phải giải quyết những

nội dung sau:

- Khái quát lý thuyết cắt gọt kim loại, nhám bề mặt.

- Lý thuyết về rung động trong gia công bao gồm nguyên nhân gây ra rung động, rung động ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt gia công và các giải pháp giảm rung động.

- Nghiên cứu chế tạo cơ cấu giảm chấn cho cán dao tiện ngồi.

- Thí nghiệm so sánh ưu và nhược điểm của các cơ cấu giảm chấn trên dao tiện ngoài.

11 + Chuẩn bị thiết bị đo.

+ Tiến hành thí nghiệm gia cơng trên các cơ cấu giảm chấn dao tiện ngoài. + Xử lý số liệu, lập biểu đồ và phân tích đánh giá kết quả.

1.4.2. Giới hạn đề tài.

Do điều kiện thực tế, tác giả tiến hành thí nghiệm với cơ cấu giảm chấn được gắn trên cán dao tiện ngồi bằng phương pháp gia cơng cơ khí truyền thống. Trong đó, máy tiện, cán dao, mảnh Insert, vật liệu gia công, máy đo độ nhám, cân điện tử, chế độ cắt được chọn như sau:

- Cán dao SCLCR 202K - 12

- Mãnh insert CNMG120404 – TN6010 KYOCERA - Vật liệu gia cơng: thép C45, kích thước Ø30 x 250 (mm)

- Chế độ cắt khơng đổi: t = 0,25 mm, S = 0,05 mm/vịng, n = 1000 vịng/phút. - Các thí nghiệm được thực hiện trên máy tiện CS6140/750 tại xưởng Cắt gọt kim loại Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long.

- Máy đo độ nhám Mitutoyo SJ- 210. - Cân điện tử OHAUS

- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các thơng số giảm chấn trên cán dao tiện ngồi trong điều kiện có dầu và khơng có dầu đến độ nhám bề mặt chi tiết khi gia công trong cùng chế độ cắt để so sánh sự khác biệt.

1.4.3. Phương pháp nghiên cứu.

1.4.3.1 Phương pháp thu thập thông tin

Tiếp cận các tài liệu nghiên cứu, các thơng tin cần thiết có liên quan đến đề tài có trên các tạp chí khoa học, tài liệu chun ngành, qua các nguồn tin từ báo, đài, internet...

1.4.3.2 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

Thực hiện tiến hành thực nghiệm, để có thể tối thiểu hóa số thí nghiệm cần thiết mà vẫn đảm bảo mức độ tin cậy.

Tác giả tìm hiểu rung động và ảnh hưởng của rung động đến độ nhám, các phương pháp giảm rung động và công nghệ giảm rung của cán dao giảm chấn.

12

Áp dụng môn học quy hoạch thực nghiệm tác giả tiến hành thí nghiệm, xử lý số liệu thí nghiệm, lập biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa khối lượng con trượt, độ cứng lò xo với rung động, độ nhám bề mặt khi gia công bằng các cơ cấu giảm chấn dao tiện để đưa ra kết luận.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cơ cấu giảm chấn trên cán dao tiện ngoài đến độ bóng bề mặt của quá trình tiện (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)