BÀN VỀ NHỮNG MÂU THUẪN

Một phần của tài liệu 5887-tam-thuc-israel-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 33 - 56)

Trong một hoặc hai thập kỷ qua, sự gia tăng dân số nhanh chóng trong bộ phận những người Do Thái Israel chính thống cực đoan đã bất ngờ chia rẽ sâu sắc xã hội Israel thành hai phe thế tục – tôn giáo. “Chúng tôi ghét những người theo đạo,” những đứa trẻ quốc tịch Mỹ, không theo tôn giáo, đã rất sốc khi nghe thấy những vị khách người Israel thế tục giải thích tại sao họ khơng muốn có một rabbi tổ chức lễ cưới sắp tới của họ. Sự ác cảm theo kiểu gà cùng một mẹ này thường từ cả hai phía, dẫn đến việc một số học giả nghi ngờ liệu Israel, theo định nghĩa và linh cảm tơn giáo có phải là một nhà nước vừa Do Thái, vừa dân chủ, có đang chạm đến mực đáy của cả hai thế giới hay khơng. Tuy nhiên, về phương diện tính cách dân tộc, sự thù hằn này, giống như những bất hịa bộ tộc đã chia cắt tồn cảnh xã hội Israel, đơn thuần chỉ là sự che đậy cho những điểm tương đồng giữa hai phe. Thực ra, như trong trường hợp cánh hữu cánh tả chính trị có những phần gặp nhau ở một mức độ sâu sắc nào đó, những phe cánh này đã sản sinh ra và cùng có chung những phương diện về sự đồng cảm, bản sắc đã được bàn luận ở trên. Tuy nhiên sự xung khắc tận gốc rễ giữa nền dân chủ và quốc giáo này đã phủ một bóng đen thậm chí cịn tối tăm hơn lên tâm trạng của người Israel, và mâu thuẫn này sẽ đi tới tận cốt lõi của câu hỏi người Israel là ai.

Thoạt nhìn, dường như cả phe thế tục lẫn phe theo đạo đều được ban cho vô vàn đam mê và tinh thần cứng cỏi nhưng rốt cuộc lại thiếu sót về khả năng thích nghi và ổn định trong thế cân bằng này – ít nhất là trong mối quan hệ lẫn nhau. Cả hai đều cố thủ trong thế giới quan, lối sống và phạm vi của mình và, nếu có thì họ chỉ trở nên phân cực hơn kể từ khi nhà nước Do Thái được thành lập. Có người nói rằng, mối quan hệ của họ mang tính cộng sinh sâu sắc. Những người Israel thế tục trợ cấp và bảo vệ cho những người anh em chính thống cực đoan của họ, những người, nhìn chung, khơng lao động hay thực hiện nghĩa vụ quân sự gì. Họ khơng chỉ tạo điều kiện cho những người này theo đuổi việc nghiên cứu giáo lý hay một lối sống chính thống cực đoan, mà còn là sợi dây kết nối họ với thực tế. Mặt khác những người cực đoan chính thống đem đến cho những kẻ thế tục một hình mẫu lịch sử, một sự phản ánh con người truyền thống ngun nhất của họ, mà khơng có điều này thì chẳng cịn lý nào để tồn tại một nhà nước Do Thái. Ý niệm Israel là một nhà nước Do Thái là bất khả xâm phạm đối với phần đông những người Do Thái Israel thế tục.

Trong khi sự cộng sinh này ngày càng khoét sâu thêm lịng bực bội ở hai phía, dần dần, nó cũng tạo ra hiện tượng giao thoa, gợi ra tia hi vọng về một sự sáp nhập, mặc dầu có bất thường, của hai thái cực. Ví dụ, trong những ngày giữa lễ Rosh Hashanah và Yom Kippur, khi việc hành lễ tơn giáo cần có sự ăn năn hối lỗi hàng ngày, cầu nguyện giữa đêm và bình minh, gần như Thành cổ Jerusalem của người Ả Rập là nơi tập kết cho một trong những cuộc gặp gỡ huyền hoặc nhất của người Israel vào đêm ấy. Bắt đầu khoảng bốn giờ sáng, hàng nghìn tín đồ Do Thái sùng đạo, rộn ràng ca hát, nườm nượp thành dòng đổ xuống những con đường hẹp đi đến Bức Tường Than khóc, trong khi hàng trăm người Do Thái thế tục theo dõi họ từ trên cao trong những tour có hướng dẫn viên dạo khắp những bức tường và mái nhà từ thế kỷ 16 của thành phố. Trong khi đó, chỉ khoảng 30 dặm về phía tây, trong một thành phố cịn thế tục hơn nữa, Tel Aviv, những gia đình Do Thái ăn mừng lễ Yom Kippur, kiêng lái xe trong suốt ngày lễ, một kiểu kiêng kị phái sinh của riêng họ. Theo năm tháng, họ đã biến Ngày Đền tội thành một lễ hội đạp xe cho trẻ con.

Những dấu hiệu cho thấy sự sáp nhập tôn giáo – thế tục chẳng đâu vào đâu, chúng diễn ra ngay ở trung tâm tính cách dân tộc Israel và đồng thời cũng ở bất cứ đâu trên mảnh đất này. Với những nhà nghiên cứu xã hội, những người hồi nghi về ý niệm tính cách dân tộc, khía cạnh xã hội Israel này đưa ra một tình huống nghiên cứu có một khơng hai, ít nhất là ở nền văn minh Tây phương. Tính cách dân tộc được định hình khơng chỉ bởi q trình tiếp

thu văn hóa, phong tục từ những hành vi ni dạy con cái, những giá trị đạo đức, những chuẩn mực ứng xử và những bài học từ những thiết chế xã hội và hệ thống giáo dục, đối với hầu hết những cá nhân trong một xã hội, họ có xu hướng gặp gỡ ở tất cả những phương diện này, mà còn bởi câu chuyện về một quốc gia đêm đêm thì thầmtrong tiếng đất về chính bản thân mình. Câu chuyện với ký ức tập thể về những sự kiện lịch sử diễn ra trước khi mỗi cá nhân ra đời, hoặc chính xác hơn, là sự diễn giải những ký ức tập thể của cộng đồng về những sự kiện như thế, mà ngay từ đầu chúng đã có tính dẫn giải.

Hiện tại, khơng như nhiều dân tộc khác, dân tộc Israel đã học về lịch sử của mình, lần đầu, lần thứ hai và lần thứ ba, từ trong cuốn sách bàn về những cuốn sách, chính là Kinh Thánh. Cuốn sách này biên niên những sự kiệnđược cho là kể về nguồn gốc của họ, sau khi thế giới được tạo lập. Gần như tất cả người Israel đều bắt đầu học Kinh Thánh trước cả khi học mẫu giáo, thông qua những câu chuyện và những bài hát về phép thuật và những điều kì diệu. Từ đó, nó len lỏi đến khắp mọi ngả tới tận lớp 12 khi họ lĩnh hội những kiến thức tích hợp về địa lý, lịch sử, văn học, và cuối cùng là dân tộc học, tư tưởng và triết học. Cũng như vậy, từ đầu, và ở tất cả các cấp độ của hành trình học hành sách vở này, người Israel học và bàn luận về câu chuyện của họ bằng chính ngơn ngữ cổ xưa mà cuốn sách về các cuốn sách đã kể cho họ nghe. Giấc mộng về một chương trình tích hợp – mục tiêu mà rất nhiều nhà giáo dục Hoa Kỳ cảm thấy khó đạt được – lại được thực hiện ở Israel, bằng quy định bắt buộc phải nghiên cứu Kinh Thánh – trong tất cả các ngơi trường của người Israel, thậm chí là Ả Rập – Israel. Và chỉ trong trường hợp học sinh không chú ý trong lớp học, tất cả bài học sẽ được củng cố trong một chuỗi bất tận những tiyulim, được hiểu lànhững chuyến dã ngoại của nhà trường, đến vơ vàn những di tích tơn giáo, một vài thực sự cổ xưa, rất nhiều trong số đó chỉ đơn thuần có cái danh mà thơi. Thậm chí nếu con bạn học ở nhà, bạn khơng thể hồn tồn tránh được những ngày quốc lễ chính thức, cơ man những tên đường, tên làng, tên thành phố được rút ra từ từ nguyên trong Kinh Thánh, cứ như thể là một quyển lịch bằng tiếng Hebrew vậy.

Người ta nói rằng con cá là kẻ cuối cùng biết thế nào là nước, bên cạnh những gì họ xem như là cuộc đột kích từ bên ngồi vào của quốc giáo, vi phạm quyền tự do, và nhiều người Israel thế tục không ưa mơi trường đậm tínhtơn giáo mà họ đã được sinh ra và bơi lội trong đó. Thật thú vị là một cuộc khảo sát ý kiến người dân trên diện rộng năm 2009 đã nhận ra rằng người Israel theo đạo Do Thái mang trong mình điều gì đó kiểu như là một chuỗi những mâu thuẫn, nghịch lý, mặc dù đơi khi có thống nhất, của những quan điểm về vai trị của tơn giáo trong đời sống của họ như sau: 80% tin vào Chúa, 51% nói rằng Do Thái là từ miêu tả đắc địa nhất danh tính của họ, 41% nói rằng Israel là từ miêu tả trúng nhất về danh tính của họ, 61% cảm thấy đời sống cơng cộng nên gắn bó với truyền thống Do Thái giáo, 68% nói rằng các quán cà phê và nhà hàng nên mở cửa vào ngày Shabbat; và cuối cùng 44% ủng hộ việc bảo tồn dân chủ vượt lên trên lề luật Do Thái giáo nếu có sự mâu thuẫn xảy ra, 20% nghĩ rằng phải luôn luôn tuân thủ luật lệ Do Thái, và 36% nghĩ rằng cái đó cịn tùy, lúc cái này, lúc cái kia thắng thế.(48)

Mặc dù vậy, sự phân cực cực giữa hai phe chính thống cực đoan và thế tục này cũng thể hiện một mối nguy cơ bản đang hiện hữu đối với nhà nước Do Thái, và khơng hề có chuyện những vụ khơng kích, những cuộc hành qn đặc biệt, những con sâu máy tính(49), hoặc giải pháp hai nhà nước có thể sửa chữa được nó. Vì những ranh giới chia cắt hai phe được rạch rất sâu, nên người Israel đặc biệt hào hứng với người nổi tiếng thế tục cụ thể nào đó lại nương theo chính thống giáo, hay một đứa con trai cô độc của một rabbi danh tiếng lại cải sang thế tục. Người Israel thường miêu tả hai hiện tượng này lần lượt là khozer bet-shuva và

youtze be-she-ela, một lần nữa cho thấy cái nghịch lý đã ăn sâu vào tính cách dân tộc Israel.

với Chúa; hiện tượng sau, đối ngược hoàn toàn, “bỏ đi với một câu hỏi” ám chỉ là đã bỏ mặc đức tin. Chẳng phải ngẫu nhiên, cả hai đều tồn tại trong mối quan hệ với Chúa và tôn giáo, và người rời bỏ nó khơng có câu trả lời, chỉ cịn lại một câu hỏi. Trong khi việc đặt ra những câu hỏi hầu như chẳng phải là một lối sống ít giá trị hơn là tìm kiếm những câu trả lời, trong trường hợp người Israel, thì việc hỏi thực chất đã nằm ngay trong mối quan hệ qua lại với quá khứ của người Do Thái, tất cả những người mà những con đường của họ đều dẫn đến Chúa.

Người Israel thích chứng kiến hiện tượng này, khơng chỉ vì nó thường đi kèm với những vụ xì căng đan của những người nổi tiếng hay bi kịch gia đình thương tâm. Đầu tiên, bất kể họ ở bên nào, họ đều cảm thấy có giá hơn khi một kẻ thù rời bỏ bên kia để gia nhập lực lượng bên này. Nhưng ở dưới tầng vô thức hơn, hiện tượng này hô ứng với những gì họ biết nhưng khơng thực sự muốn nghĩ đến, ví dụ như tận trong sâu thẳm, họ biết rằng mình cũng chứa chấp cái mặt đối lập kia.

Điều này kéo chúng ta quay trở lại với khái niệm về sự tạo phản ứng của Freud và thuyết âm dương của phương Đông. Thẳm sâu trong tâm hồn con người cực kỳ thế tục, anh ta muốn tin tưởng, trong khi những người chính thống cực đoan muốn lầm lạc. Nhưng vì sợ hãi trước khát vọng như vậy, mỗi bên lại viện đến giải pháp củng cố con người cực đoan của mình bằng cách tấn cơng vào phần cực đoan của người kia, mà nhờ vậy đổi lại nó sẽ củng cố hơn phần cực đoan của anh ta. Tuy nhiên, giống như chế độ độc tài, chủ nghĩa cực đoan khơng ổn định và có thể trở thành đối lập, phản lại chính nó bất cứ lúc nào – hoàn toàn phù hợp với con người bất ổn của người Israel. Nhưng trái với sự chia rẽ mang tính tơn giáo, tồn bộ thuyết âm dương này thực tế lại khá ổn định, và mặt nọ có tiềm ẩn khả năng biến thành mặt kia, trong khi tiềm năng này có thể bắt gặp ở nhiều hiện tượng, sự vật, thì lại chẳng thể bắt gặp trong sự chia rẽ chính trị. Đáp lại lời đề nghị hịa bình năm 1977 của Anwar Sadat, Menachem Begin, một trong những con diều hâu an ninh(50) đi đầu và là người truyền bá cho một Israel Vĩ đại hơn, gần như là chỉ qua một đêm, đã đồng ý phá hủy các khu định cư và trao trả toàn bộ bán đảo Sinai cho Ai Cập – tất cả chỉ để đổi lại một hiệp định hịa bình mà trước đó ơng gọi là “một mẩu giấy”. Chúng ta đã bàn luận về tính sớm nắng chiều mưa của Ariel Sharon, nhưng bây giờ có thể gộp cả Ehud Olmert, một đảng viên Likud suốt mấy thập kỷ, từng ở bên cánh hữu của Begin và bỏ phiếu tại Knesset phản đối hiệp định hịa bình trại David năm 1978 với Ai Cập. Năm 2008, nhiều ngày trước khi rời khỏi văn phòng thủ tướng, Olmert đã đưa ra cho chủ tịch chính quyền Palestine một lời đề nghị rằng Israel sẽ rút lui khỏi phần rộng lớn của Bờ Tây và thêm cho Palestine một phần đất trong lãnh thổ hợp pháp của Israel, phá hủy các khu định cư, và quốc tế hóa một phần Đơng Jerusalem. Và đừng quên rằng đây là một chính phủ ngả về cánh tả, bán xã hội chủ nghĩa mà sau cuộc chiến năm 1967, đã tạo ra những khu định cư Do Thái ở Bờ Tây và dải Gaza, trái với những chính sách của chính nó. Gần đây hơn, có vẻ như là sau phong trào intifada lần thứ hai, các cuộc oanh tạc bom rocket vô nhân đạo, và sau Mùa xuân Ả Rập, những niềm tin mạnh mẽ của cánh tả Israel đã tiêu hao mất 1/10.

Trong mọi trường hợp như thế này, những người dân nhiệt tâm thấu cảm giáo lý tôn giáo truyền thống lâu đời đã cải sang bên đối lập khi họ phải chạm trán với một sự kiện ngoại cảnh đột ngột – một động thái hịa bình chân thành, bạo lực kéo dài, một nguy cơ bị buộc tội, một thắng lợi trong chiến tranh, hay một sự cực đoan hóa trong hàng ngũ của kẻ thù. Hiện nay, có vẻ như cánh tả đã giành được một chiến thắng lịch sử khi Israel chính thức áp dụng chính sách giải pháp hai nhà nước, thì xã hội Israel nhìn chung lại đang dịch chuyển sang cánh hữu - một lần nữa chứng tỏ thêm một nghịch lý có thực. Nhưng khơng cần biết người ta

xem chính phủ Israel theo cánh hữu và mang tính tư tưởng nào, khơng cần biết nó là chính

phủ nào, thì hiện tại hay trong tương lai, thế nào nó cũng chuyển sang mặt đối lập của chính nó.

Một người bạn Israel của tôi vừa nhớ đến lần đi mua sắm ở một cửa hàng quần áo nhỏ trong một ngôi làng hẻo lánh rúc sâu trong dãy Alps của Pháp. Khi anh ta đang xem một vài chiếc áo phong cách đồng quê trên các giá, hai thanh niên Israel đi qua anh ta và nói tiếng Hebrew. “Có ai lại mua những cái áo kinh tởm này chứ,” một trong hai người dè bỉu, khơng quan tâm có ai ở ngay chỗ đó hay khơng. Ồ, cậu này hẳn biết nhiều thứ, vì người Israel vốn dĩ là chun đi đây đi đó, ở bất cứ nơi nào bạn đến cũng nghe thấy tiếng Hebrew chen lên cùng với tiếng Đức, tiếng Nhật, hoặc tiếng Trung. Dù có thể cho rằng đây là do truyền thống tha phương của người Do Thái và những chuyến đi trong Kinh Thánh cổ xưa của Abraham, Jacob và Moses, hay đây là hiện thân của ý niệm về người Do Thái lang thang từ thời Trung cổ, hoặc đơn thuần là một cách để giải quyết nhu cầu tránh xa khỏi bầu khơng khí ngột ngạt hiện nay của họ, thì ln có một thực tế là người Israel lúc nào cũng trong trong tư thế “xách ba lô lên và đi”. Trong hai thập kỷ trước, nhiều bạn trẻ Israel đã ra nước ngoài sau khi kết thúc nghĩa vụ quân sự. Một nghiên cứu tâm lý học đã báo cáo rằng những người trẻ này khơng phải đang tìm kiếm những chuyến phiêu lưu bên ngoài mà đúng hơn là họ đi để khám phá nội tâm bên trong. Đó là lý do tại sao họ thường chọn miền Viễn Đông hay Nam Mỹ xa

Một phần của tài liệu 5887-tam-thuc-israel-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 33 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)