TRƯỚC NỖI ĐAU CỦA TA
Khơng khó có thể nhận thấy những người được lựa chọn phải trải qua một lịch sử thù địch triền miên dai dẳng - sự tàn ác, lịng hận thù vơ cớ và thâm căn cố đế của thế giới Thiên Chúa giáo phương Tây, và một sự tổng hợp nhiều thành phần của những thành kiến, thái độ khinh bỉ, rẻ rúng trên những vùng đất Hồi giáo đã đổ dồn về những người Do Thái. Lại thêm sự phủ nhận mang tính lịch sử của thế giới Ả Rập đối với tính hợp pháp của nhà nước Israel, tất cả nỗi chịu đựng này sản sinh trong tâm thức của người Israel một cấu trúc tinh thần đi từ chủ nghĩa hồi nghi tích cực về ý đồ của người khác đến sự đa nghi và hoang mang đáng xấu hổ. Trong tâm thức của người Israel, những cảm thức xa xưa về những vụ bạo động bất ổn đang va chạm với thực tế gần đây hơn của đất nước, với vị thế là quốc gia tiên tiến và hùng cường nhất khu vực. Đúng là có một số lượng lớn những người ở hải ngoại là những học giả, nhà tâm lý học và thậm chí cả những chính trị gia người Israel, chính xác vì họ là những thành viên của số đơng những người Do Thái xuất chúng trong chính đất nước của họ, nên họ đủ hiểu biết để nhận ra rằng những câu chuyện về việc bị trừng phạt của cả người Do Thái lẫn người Israel đều phức tạp hơn là những gì nó biểu hiện ra.
Bernard Susser và Charles Liebman, hai nhà nghiên cứu chính trị ở Đại học Bar Ilan – một trường đại học danh giá kết hợp giữa tính tơn giáo Do Thái với những ngành học thuật hiện đại – đã miêu tả yếu tố tâm lý Do Thái này như một “tư tưởng về tai họa”. Tái diễn giải và đặt trong bối cảnh của chúng ta, phân tích của họ đã vạch một đường thẳng phân cách giữa Những Người Được Lựa Chọn và Những Người Bị Hành Hạ hay giữa chứng ái kỷ và hoang tưởng cục bộ. Như họ đã nhận ra, mà không cần một hệ tư tưởng đạo đức – tơn giáo nào giải thích cho việc những người Do Thái bị tra tấn, lịch sử Do Thái chẳng là gì ngoại trừ một câu chuyện vô nghĩa về vai trị quan trọng và nỗi nhục nhã của nó. Theo đó những rabbi chính thống giáo, những người lãnh đạo cộng đồng Do Thái tồn tại trong gần hai thiên niên kỷ Diaspora, đã biện minh cho những đau khổ của người Do Thái bằng luận điệu về Những Người Được Lựa Chọn, mà kẻ thù của họ chỉ đơn thuần là tay chân của vị Thiên Chúa của người Israel chỉ vì ngài muốn trừng phạt tội lỗi của con dân ngài. Cuối cùng, vị Chúa cứu thế sẽ đưa con dân Do Thái trở về vùng đất Israel, vào đúng thời điểm mà những người ngoại đạo sẽ công nhận nhiệm vụ độc tôn của người dân Israel và chấp nhận Thiên Chúa của người Israel là Thiên Chúa của họ. Bởi lẽ đó tính độc đáo của người dân Do Thái nằm ở chính nỗi thống khổ bị đày đọa cũng như sự tự tôn của họ, luẩn quẩn trong mối quan hệ quả trứng và con gà: vì họ bị đày đọa, nên họ là Những Người Được Lựa Chọn, và vì họ xử sự như là những người được lựa chọn nên họ bị đày đọa(102)!
Bi đát hơn, tiểu thuyết gia David Grossman trong cuốn To the end of the Land đã vẽ lên một câu chuyện cảm tính hơn nói về sự dâng nộp, mà ở đó, nhân vật chính Ora đã kể lại một câu chuyện về người con trai trẻ trung nhạy cảm của bà ta trong một buổi Lễ Vượt Qua của gia đình như sau:
Bất ngờ, [nó] gào lên là khơng muốn làm dân Do Thái nữa, vì họ muốn luôn giết chúng ta và căm thù chúng ta, và nó biết rõ điều đó vì tất cả các ngày lễ đều nhắc đến chuyện ấy. Rồi những người lớn nhìn nhau, một người anh rể lầm bầm rằng nói về chuyện này chẳng vui vẻ gì, và vợ hắn nói “Đừng có hoảng!” rồi hắn đọc một câu trích dẫn “thời nào cũng vậy, chúng nổi lên chống chúng ta để hủy diệt chúng ta” cơ ta đáp lại rằng điều đó khơng phải là một thực tế có bằng chứng khoa học, chúng ta nên
xem xét lại vai trị của mình trong tồn bộ việc “nổi lên chống chúng ta”, rồi cuộc
tranh luận cố hữu lại diễn ra, và Ora, như thường lệ, lui về nhà bếp để giúp bày bát đĩa(103).
Con trai của Ora, được nuôi dưỡng để trở thành một thanh niên gan góc, biết kiềm chế và là một chiến binh IDF(104) trận mạc, biểu hiện cho sự chuyển dịch mang tính cách mạng từ Diaspora tới Do Thái của người Israel. Sau rốt, quan điểm của chủ nghĩa Phục quốc Do Thái không chỉ là kết thúc nỗi nhục nhã Do Thái mà cịn là chính tư tưởng Do Thái. Ở một mức độ khá cao, ở phía khỏe mạnh hơn của liên thể ái kỷ(105), phiên bản hoài nghi của người Israel dành cho những kẻ ngoại đạo đã thu được thành công khá lớn. Nhà báo Thomas Friedman cho rằng thái độ truyền thống của người Do Thái đối với những kẻ ngoại đạo và việc giữa người Ả Rập khơng có một kiểu tình cảm như thế là một trong những lý do khiến người Do Thái có được một nhà nước cịn người Palestine thì khơng. Trong khi ở thế giới Ả Rập, kẻ thù của ngày hơm nay có thể là đồng minh vào ngày mai, thì như Friedman quan sát, những người Do Thái Đông Âu đã xây dựng một nhà nước Israel được biết đến như một “nền văn hóa của những sắc cạnh và những góc vng vắn”, mà ở đó kẻ thù của ngày hôm nay vẫn sẽ là kẻ thù của ngày mai(106).
Cụ thể hơn, theo báo cáo của nhà sử học Tom Segev, khi chính phủ và quân đội Anh đang chuẩn bị rút khỏi Palestine, Jewish Agency lại cho rằng họ sẽ bỏ đi trong một cơn hoảng loạn đột ngột và để lại một đống hỗn độn, bừa bãi. Một trong những nguồn tin mật của cơ quan này dự đoán người Anh sẽ bỏ đi với chiến lược vườn không nhà trống. Tuy nhiên người Anh lại khơng hề có ý định như thế. Tinh thần chủ đạo của họ là đảm bảo duy trì chức năng của cơ sở hạ tầng chính phủ mà họ đã vất vả xây dựng trong suốt 25 năm. Nhưng không giống như những nước Ả Rập, và đây là hệ quả của việc đánh giá tình hình đầy tính nghi ngại, người Do Thái đã đảm bảo có một chính phủ dự bị, bởi vậy trước khi bỏ đi, người Anh chẳng có ai khác để chuyển giao bộ máy hành chính(107). Có nhiều ví dụ khác, đặc biệt là trong quân đội, có thể được kể ra để minh họa cho lời tái diễn giải vẫn còn nguyên giá trị của một cách ngôn trong Kinh Thánh cổ: hãy nhớ đến những gì người Amalek làm với
ngươi(108). Nổi tiếng nhất, vào năm 1967, Israel thực hiện kế hoạch mà họ cho rằng sẽ trở thành cú đánh chí tử với Ai Cập, phá hủy khơng lực trong vài giờ và đánh bại quân đội của bốn nước Ả Rập. Sáu ngày sau trước khi chiến sự kết thúc, Israel đã mở rộng lãnh thổ lên gấp ba lần. Chiến dịch qn sự này chẳng thể tính tốn được hết tầm mức của nó, mặc dầu một nước đối đầu với nhiều nước có quân đội không tinh nhuệ, nhưng đông đảo. Ngược lại, chiến tranh năm 1973 lại là một ngoại lệ minh chứng cho quy tắc này, khi Israel bị đánh úp bất ngờ, hoảng loạn một cách vơ ích, thì đó chính là hậu quả của chính sự phi thường của nó, chính là một chiến thắng trước đó.
Nhưng sau đó, một lần nữa, như nhiều học giả người Israel đã lưu ý, sự dịch chuyển tư tưởng về sự đày đọa ở Palestine và sau này ở Israel của chủ nghĩa Phục quốc Do Thái chưa bao giờ là một thành cơng thuần túy. Vì một thứ, mối liên kết ái kỷ-hoảng loạn có vẻ như đã tồn tại trong cuộc cách mạng. Như Segev đã chỉ ra khi thảo luận về thị trường lao động người Do Thái và Ả Rập ở Palestine, bắt đầu từ thập niên 1920, những người Zion thường gọi việc người Do Thái thuê nhân viên Ả Rập là avodazara. Từ này dịch nơm na là “lao động nước
ngồi”, thực sự lại là một thuật ngữ tôn giáo lịch sử chỉ sự sùng bái thần tượng. Việc sử dụng thuật ngữ này vừa thể hiện thái độ khinh bỉ lẫn nỗi sợ hãi đối với thế giới ngoại đạo. Nó cũng có nghĩa là chắc chắn đồng lương sẽ chênh lệch rõ rệt – cứ như thể những người Ả Rập là những kẻ nhập cư bất hợp pháp chứ không phải là những người bản địa. Trong khi cố gắng để nắm bắt được khơng khí của Jerusalem ở thập kỷ 1920, trong rất nhiều nguồn mà Segev đã đưa ra dẫn chứng, có những lá thư của một sinh viên đại học gửi cho cha mẹ ở nước ngồi. Những bức thư này có nhắc đến một vụ động đất hiếm gặp rõ ràng là đã gây nguy hiểm cho một trong những ngôi đền ở Núi Đền, mà khơng phải là bức tường Than khóc kế bên, người thanh niên ấy đã lưu ý rằng đó là do “bàn tay của Chúa”(109). Mấy năm sau, ở rất xa Jerusalem, nổi lên một cơn bão tranh luận về sắc tộc ở Safed khi trẻ con Ả Rập bắt đầu đến chơi ở một sân trường mới dành cho trẻ con Do Thái. Các bậc phụ huynh Do Thái phản đối, và lãnh đạo cộng đồng Do Thái ở Safed và thị trưởng Safed ủng hộ họ. Cùng với nhiều vấn đề khác, ông ta khẳng định rằng con em Do Thái cần phải được giáo dục trong tinh thần của kinh Torah, và rằng tinh túy Do Thái cần phải được giữ gìn khơng bị nhiễm lẫn với những “kẻ đê tiện”. Ông ta viết, trẻ con Ả Rập đã nhiễm tính xấu ngay từ buổi ban đầu của thời thơ ấu: “Thậm chí ngay từ lúc mới sinh ra đến lúc 10 tuổi, mồm miệng bọn chúng chỉ thốt ra những lời bẩn thỉu tục tĩu, khơng chỉ vậy, chúng cịn làm những trò hư hỏng, đồi bại.”(110) Những thái độ đó khơng chỉ độc nhằm vào người Ả Rập hay đạo Hồi. Ví dụ như sau khi người ta phát hiện ra Hans Herzl, con trai của người sáng lập, chủ nghĩa Phục quốc Do Thái, đã cải sang đạo Thiên Chúa, biên tập viên của tờ nhật báo Yishuv đã bình luận rằng ít nhất thì hắn khơng phải là một kẻ khốn kiếp như Jesus.
Tuy nhiên, cuộc xung đột thực sự ở Palestine lại chẳng phải vì tơn giáo mà liên quan đến vấn đề dân số và nhà nước vì những người Zion buộc phải đối mặt với một thực tế là một bộ phận lớn những người Ả Rập thù địch ngày càng gia tăng và càng lấn lướt. Học giả người Israel Nurith Gertz khảo sát những đoạn văn phi hư cấu trong các ấn phẩm in ấn trong suốt thập kỷ 1930 đã lưu ý rằng rất nhiều những bài thảo luận về bản chất có vẻ như không thể giải nghĩa được về những cuộc tấn công của người Ả Rập đối với những cư dân Do Thái đã quy về cho những cuộc tấn công bài Do Thái. Nurith Gertz đã dẫn ra một bài báo tiêu biểu viết rằng: Chẳng có gì thay đổi từ cái ngày những ngôi đền đầu tiên và ngôi đền thứ hai bị
đánh đổ, vẫn là thái độ thù địch đối với những người Do Thái chăm chỉ(111). TomSegev đưa ra một ví dụ rõ ràng về khoảng cách giữa thực tế và lời lý giải về vụ thảm sát đáng hổ thẹn năm 1929 ở Hebron. David Ben-Gurion đã so sánh vụ thảm sát này với một pogrom(112), và sau này ám chỉ về một Hebron khơng có người Do Thái bằng cách sử dụng từ của Đảng viên quốc xã Judenrein. Các lãnh tụ và các nhà văn khác cũng gọi nó là một pogrom, Rehavam Ze’evi viết rằng một bộ phận đông đảo người dân Ả Rập đã nhúng tay vào những vụ giết chóc ấy và “những trận pogrom, những lần tàn sát, thảm sát đã trở thành một phần lịch sử của đất nước chúng tôi trên đất Diaspora của bọn họ và bây giờ cảnh tượng kinh hoàng ấy lại tái diễn ở Xứ sở Israel.”(113) Tuy nhiên, thực tế lại không giống như những cuộc pogrom ở Đông Âu, các nhà chức trách không khởi xướng cũng chẳng tha thứ cho những vụ bạo động ấy. Thêm vào đó, hơn 2/3 người Do Thái ở Hebron đã được các gia đình Ả Rập cứu thốt bằng cách đưa họ về nhà mình. Cũng như thế, mặc dù có 67 người Do Thái bị giết và hàng tá người bị thương, nhưng trong con mắt sử học, nó vẫn khơng thể so sánh được với những trận pogrom ở Đơng Âu có tới hàng trăm đến hàng nghìn người bị giết hại. Cuối cùng, Segev đã chỉ ra, có nhiều cớ sự dẫn đến thảm sát Hebron, từ nỗi sợ hãi về bạo lực tôn giáo và về việc bị phong trào Zion khai trừ cho đến lòng căm thù người ngoại quốc và cuộc chiến giai cấp. Trong khi đó, rất nhiều vụ pogrom điển hình của châu Âu và Nga hồng lại được khai hỏa bởi một vụ xơ xát mang tính địa phương mà người Do Thái bị đổ thừa một cách bất công vô lý.
Nhà xã hội học Oz Almog nhận ra rằng ngôn ngữ được sử dụng trong báo chí Do Thái khi miêu tả những thù địch của người Ả Rập bắt đầu từ thập niên 1920, 1930 cũng đã tạo ra
một hình ảnh về những người Ả Rập như một phiên bản Amalek, kẻ thù của người Hebrew trong Kinh Thánh ln tìm cách hủy diệt họ, và một hốn dụ cho bất cứ kẻ bài Do Thái hoặc kẻ thù nào của người Do Thái hay Israel. Almog đã khiến chúng ta lưu ý tới một truyền thuyết về lấy ít địch nhiều... Chủ đề về việc ít ỏi về số lượng nhưng dồi dào về lòng quả cảm, niềm tin, tài khéo léo hoặc những giá trị đạo đức có ở mọi nơi trong lịch sử, những chuyện thánh kinh, và kinh cầu nguyện của người Do Thái. Dìm chết quân đội của pharaoh ở trên biển, chiến thắng trước Amalek ở Refidim, chinh phục Joshua, cuộc nổi dậy của Maccabee chống lại người Hi Lạp, và cuộc nổi dậy của Bar Kokhba chống lại La Mã chỉ là một vài ví dụ. Những câu chuyện kể về sự tích ra đời của những ngày lễ Do Thái, ví dụ như Hanukkak và Lag b’Omer, luôn minh họa rất rõ ràng cho chủ đề ấy. Trong chủ nghĩa Phục quốc Do Thái hiện đại mang trong mình tính thế tục, thì tính ưu việt của số ít được cho là đã được thể hiện ở khía cạnh chất lượng đánh bại số lượng, lấy trí tuệ, tinh thần tiên phong, chủ nghĩa anh hùng và đạo đức bù lại kiểu quý hồ tinh bất quý hồ đa.(114)
Trong khi rõ ràng có phần nào sự thực như thế khi so sánh những quốc gia Ả Rập – nhìn chung những người Zion đã từng, và hiện vẫn thế, hơn hẳn về học vấn, năng suất lao động và hồn thiện hơn – thì sự ưu việt tự nhận thức được này này chẳng khiến cho họ có được bất kỳ niềm thơng cảm nào từ những hàng xóm láng giềng. Như Gertz đã trình bày, trong suốt cuộc chiến tranh năm 1948, cả báo chí lẫn những nhà văn viết tiểu thuyết hư cấu người Do Thái đều khắc họa những người Zion là xông xáo, nhiệt huyết, anh hùng, kiên cường và bình dị. Trong khi người Ả Rập Palestine bị miêu tả là những kẻ yếu ớt, khiếp đảm, thụ động và thu mình. Khái qt hóa theo những biểu hiện ái kỷ như thế này, nhà tâm lý học người Israel Ofer Grosbard ví Israel với một bệnh nhân đang chữa trị theo liệu pháp tâm lý, mà trong buổi chữa trị đầu tiên cứ nằng nặc rằng anh ta chẳng bị sao hết. Vấn đề là, anh ta nói với bác sĩ trị liệu, anh ta quá tài năng, quá khác biệt và quá thành công đến nỗi những người khác đơn giản chỉ là ghen ghét và hận thù với anh ta mà thơi.(115)
Kiên định với sự phịng vệ như thế, ngày nay, nhiều người chỉ trích những chính sách