- Cam kết về sự hiện diện của các thể nhân tại Việt Nam:
2.2.3.2. Tác động đến hệ thống pháp luật:
Ngay sau khi gia nhập WTO, để phù hợp với cam kết đề ra, đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý ngành kinh doanh bảo hiểm trong tiến trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, hệ thống pháp luật về KDBH đã có sự sửa đổi căn bản thơng qua việc ngày 27/3/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định 45, 46 sửa đổi Nghị định 42, 43 năm 2001 hướng dẫn LKDBH. Trên cơ sở đó Bộ Tài chính đã ban hành thơng tư 155, 156 hướng dẫn thi hành 2 Nghị định trên, theo đó thực hiện:
- Huỷ bỏ quy định về tái bảo hiểm bắt buộc. Trước đây, quy định các DNBH trong trường hợp tái bảo hiểm cho các DNBH ở nước ngồi thì phải tái bảo hiểm cho Cơng ty tái đảo hiểm quốc gia Việt Nam 20% trách nhiệm của các HĐBH đã giao kết.
- Sửa đổi các quy định tạo hành lang pháp lý bình đẳng đối với các loại hình DNBH, ví dụ như bỏ các quy định hạn chế về phạm vi và địa bàn hoạt động của DNBH nước ngoài, quy định ưu đãi đối với DNBH nhà nước khi cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vào các ngành nghề ưu tiên, cho phép các DNBH 100% vốn nước ngoài cung cấp các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc từ 01/01/2008.
- Bổ sung các quy định để triển khai các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc thông qua việc ban hành Thông tư 96, 102 cho phép DNBH nhân thọ triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư phù hợp với quy định của các nước thành viên.
- Bổ sung các quy định về quản lý, giám sát thận trọng trong quản lý, giám sát nội bộ doanh nghiệp cũng như chế độ báo cáo, kiểm tra giám sát của các cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp (quy định về chuyên gia bảo hiểm, thành lập bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ, báo cáo hàng tháng, quý đối với Bộ Tài chính về tình hình triển khai các sản phẩm bảo hiểm…).
- Sửa đổi các quy định điều kiện tài chính doanh nghiệp (vốn điều lệ, dự phòng nghiệp vụ…) nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, nâng cao năng lực tài chính của các DNBH [49].