- Cam kết về sự hiện diện của các thể nhân tại Việt Nam:
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2:
Kể từ thời điểm 1993, bằng việc ban hành Nghị định 100/CP quy định về tổ chức và hoạt động KDBH và sau đó là ban hành LKDBH, ngành BH Việt Nam đã có sự chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Và năm 2007, bằng việc ban hành Nghị định 45, 46 sửa đổi Nghị định 42, 43 năm 2001 hướng dẫn LKDBH, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 155, 156 hướng dẫn Nghị định 45, 46, Quyết định 96, 102 quy định triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị và liên kết chung, Quyết định 23, 28 triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đã tạo hành lang pháp lý khá đầy đủ góp phần thực hiện các cam kết gia nhập WTO và đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thị trường.
Kết quả thị trường bảo hiểm sau 2 năm gia nhập WTO đã có tốc độ phát triển khá nhanh cả về số lượng doanh nghiệp, vốn đầu tư, đối tượng tham gia và các sản phẩm bảo hiểm cung cấp trên thị trường. Đóng góp vào GDP năm 2007 đạt 2,11%, doanh thu phí bảo hiểm đạt 17.696 tỷ đồng, tăng 20,5% so với năm 2006. Hình thành cơ chế kiểm soát các doanh nghiệp trên thị trường, phòng tránh được các rủi ro cho thị trường bảo hiểm. Thể hiện qua việc biến động của thị trường bảo hiểm thế giới thời gian qua, nhất là ở Mỹ ít có sự tác động tiêu cực đến thị trường Việt Nam.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm vẫn có những bất cập, tồn tại. Thể hiện qua việc sửa đổi chưa đồng bộ các quy định, chưa có các quy định kiểm sốt phương thức cung cấp sản phẩm qua biên giới xuất hiện sau khi gia nhập WTO, một số sản phẩm bảo hiểm bắt buộc thuộc trách nhiệm xây dựng quy chế triển khai của Bộ Tài chính chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm năm 2010 chiếm 4,2% GDP như kế hoạch Chính phủ đề ra thì chúng ta phải định hướng được sự phát triển của thị trường, từ đó định hướng
xây dựng và hồn thiện pháp luật, có giải pháp để thực hiện một cách có hiệu quả.
Chƣơng 3