Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith):

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm của việt nam trong tiến trình thực hiện các cam kết gia nhập WTO (Trang 31 - 33)

- Thị trƣờng bảo hiểm Châu Mỹ La Tinh: Do ảnh hưởng của cơ chế

1.2.3.2. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith):

Trong hoạt động kinh doanh, pháp luật đều quy định trách nhiệm của các bên phải đảm bảo tính trung thực trong giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, trong

bảo hiểm, điều này được thể hiện trên một nguyên tắc chặt chẽ hơn, và ràng buộc cao hơn về mặt trách nhiệm. Theo nguyên tắc này, hai bên trong mối quan hệ bảo hiểm (người bảo hiểm và người được bảo hiểm) phải tuyệt đối trung thực, tin tưởng lẫn nhau, không được lừa dối. Các bên chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thơng tin cung cấp cho bên kia. Nếu một bên vi phạm thì hợp đồng bảo hiểm trở nên khơng có hiệu lực. Nguyên tắc này thể hiện như sau:

- Người bảo hiểm phải công khai tuyên bố những điều kiện, nguyên tắc, thể lệ, giá cả bảo hiểm cho người được bảo hiểm biết. Ví dụ, trong bảo hiểm hàng hải, mặt một của đơn bảo hiểm bao gồm các nội dung như điều kiện bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, tỷ lệ bảo hiểm..., mặt hai bao gồm quy tắc, thể lệ bảo hiểm. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thơng tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm.

- Người được bảo hiểm phải khai báo chính xác các chi tiết liên quan đến đối tượng bảo hiểm. Họ cũng phải thông báo kịp thời những thay đổi về đối tượng bảo hiểm, về rủi ro, về những mối đe dọa nguy hiểm hay làm tăng thêm rủi ro...mà mình biết được hoặc đáng lẽ phải biết. Người được bảo hiểm cũng không được mua bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm khi biết đối tượng bảo hiểm đó đã bị tổn thất.

Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên nhân trong q trình giao dịch giữa các bên, chỉ có người chủ (hoặc người quản lý, sử dụng) mới biết được tất cả mọi yếu tố của đối tượng bảo hiểm, biết rủi ro mình u cầu bảo hiểm, cịn người bảo hiểm thường không biết rõ rủi ro mà chỉ dựa vào những thông tin do người yêu cầu bảo hiểm cung cấp để xét đoán mức độ rủi ro và quyết định thái độ của mình đối với rủi ro: nhận hay không nhận bảo hiểm, nhận bảo hiểm theo điều kiện, điều khoản như thế nào và tính tỉ lệ phí bảo hiểm bao

nhiêu... Do đó, người yêu cầu bảo hiểm phải có trách nhiệm khai báo mọi yếu tố liên quan một cách đầy đủ và trung thực và phải khai báo sự phát sinh các yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng đến đối tượng được bảo hiểm trong suốt thời gian hợp đồng có hiệu lực hoặc khi tái tục hợp đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm của việt nam trong tiến trình thực hiện các cam kết gia nhập WTO (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)