- Tái bảo hiểm cố định: Một thoả thuận sẽ được lập giữa Công ty bảo
2.1.4.1. Vốn hoạt động:
Các DNBH, DNMGBH phải ln duy trì mức vốn điều lệ đã góp khơng thấp hơn mức vốn pháp định do Chính phủ quy định. Mức vốn pháp định hiện nay đối với kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ là 300 tỷ đồng; kinh doanh bảo hiểm nhân thọ 600 tỷ đồng và môi giới bảo hiểm 4 tỷ đồng (Điều 4 Nghị định 46/2007/NĐ-CP).
Các DNBH có mức vốn điều lệ đã góp bằng mức vốn pháp định được phép mở tối đa 20 chi nhánh và các văn phòng đại diện. Đối với mỗi chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tăng thêm DNBH phải bổ sung vốn điều lệ đã góp là 10 tỷ đồng (Điều 11 Nghị định 45/2007/NĐ-CP).
Đối với DNBH, DNMGBH nước ngoài đầu tư thành lập DNBH 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam, bên cạnh việc thoả mãn các điều kiện trên đối với doanh nghiệp được thành lập thì bản thân DNBH nước ngồi đứng ra thành lập phải có tổng tài sản tối thiểu tương đương 2 tỷ đô la Mỹ vào năm trước năm nộp hồ sơ xin cấp Giấy
phép. Đối với DNMGBH phải là doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh có lãi trong 3 năm liền kề năm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép (Điều 6 Nghị định 45/2007/NĐ-CP).
2.1.4.2. Ký quỹ:
Để đảm bảo điều kiện hoạt động, ngay sau khi được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, DNBH phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thoả thuận với ngân hàng nơi ký quỹ.
Mức tiền ký quỹ hiện nay đối với DNBH bằng 2% vốn pháp định của loại hình doanh nghiệp tương ứng. Tương ứng với DNBH phi nhân thọ là 6 tỷ đồng, DNBH nhân thọ 12 tỷ đồng.
DNBH chỉ được sử dụng tiền ký quỹ để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt và phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày sử dụng tiền ký quỹ, DNBH có trách nhiệm bổ sung tiền ký quỹ đã sử dụng (Điều 6 Nghị định 46/2007/NĐ-CP).