- Tái bảo hiểm cố định: Một thoả thuận sẽ được lập giữa Công ty bảo
2.1.6.2. Lĩnh vực đầu tư: * Đầu tư trong nước
* Đầu tư trong nước
Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, được quyền: - Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại tổ chức tín dụng khơng hạn chế.
- Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp khơng có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
- Kinh doanh bất động sản, cho vay tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
- Đầu tư thông qua hình thức triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư (gồm bảo hiểm liên kết chung - universal life và liên kết đơn vị – Unit linked). Theo đó, người mua bảo hiểm vừa tham gia đóng phí bảo hiểm và tham gia góp một phần vốn để DNBH đi đầu tư, chia sẻ lợi nhuận và rủi ro giữa các bên.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, được quyền: - Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại tổ chức tín dụng khơng hạn chế.
- Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp khơng có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
- Kinh doanh bất động sản, cho vay tối đa 40% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
* Đầu tư ra nước ngoài
Việc đầu tư ra nước ngoài của DNBH chỉ được thực hiện đối với nguồn vốn chủ sở hữu vượt quá mức vốn pháp định hoặc biên khả năng thanh toán tối thiểu, tuỳ theo số nào lớn hơn. Doanh nghiệp bảo hiểm phải trực tiếp đứng tên khoản đầu tư ra nước ngoài và phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi tiến hành (Mục 3 Chương II Nghị Định 46/2007/NĐ-CP).