3 tháng tuổi tuổ
2.3.2. Khái niệm quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội trong các cơ sở giáo dục đại học
“Giáo dục và đào tạo là một lĩnh vực hoạt động rộng lớn, với những điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, chủ thể tham gia khác nhau, do vậy cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục cũng như quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo đỏi hỏi nhiều vấn đề cần phải được giải quyết trên quy mơ lớn, trong đó có vấn đề phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục đạo tạo trở thành xu hướng phổ biến. Đó chính là cách thức làm cho hoạt động giáo dục và đào tạo phù hợp hơn với yêu cầu của địa phương. Để hồn thiện quy mơ và chất lượng giáo dục cần phải thực hiện rõ chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ của các cấp có liên quan…Phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo có thể được thực hiện theo cả 3 hình thức (trao quyền, ủy quyền, tản quyền) trong đó trao quyền là hình thức cao nhất. Do vậy, trao quyền sẽ phân định nhiệm vụ và quyền hạn do luật định, đồng thời có thể sẽ khơng chịu sự giám sát mang tính thứ bậc và nó chỉ hoạt động trong phạm vi địa giới hành chính đã được quy định” 63, tr454 - Trần Hồng Hạnh.
Một cách khái quát có thể hiểu phân cấp quản lý giáo dục là quá trình thiết kế lại hệ thống và các quy định về trách nhiệm, quyền hạn và tính tự chịu trách nhiệm trong hệ thống giáo dục. Việc thiết kế lại hệ thống và quy trình này có nghĩa là: xác định lại và phân công lại các chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp, cũng như quy trình quan hệ giữa các cấp khác nhau, giữa các cơ quan chính có liên quan thuộc khu vực nhà nước và ngoài nhà nước.
Phân cấp quản lý giáo dục cũng thể hiện ở các hình thức: phi tập trung hóa, ủy thác trách nhiệm và ủy quyền. Tuy nhiên, những hình thức phân cấp này gắn liền với các chức năng cụ thể của giáo dục.
Trong điều kiện phân cấp quản lý trong giáo dục ở nước ta hiện nay, phân cấp được hiểu là sự chuyển giao chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn từ cơ quan quản lý cấp cao xuống các cơ quan quản lý cấp dưới, hoặc từ cơ quan quản lý nhà nước cho các đơn vị tác nghiệp các cơ sở” 38, tr 67.
2.3.2. Khái niệm quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội trong các cơ sở giáo dục đại học giáo dục đại học
Sự xuất hiện của cơ chế thị trường đã tạo ra cạnh tranh trong giáo dục đại học, thúc đẩy các cơ sở giáo dục đại học thích nghi và đáp ứng các yêu cầu cao của khách hàng bằng cách nâng cao hiệu quả, chất lượng và uy tín; cơ chế thị trường cũng tạo nên sự lãng phí, thất nghiệp và trong nhiều trường hợp chất lượng thấp. Sự xuất hiện của thị trường trong giáo dục cần đến sự điều tiết vĩ mô của nhà nước và sự tác động của các lực lượng xã hội. Sự tác động này có thể được điều tiết thông qua cơ chế tạo mối quan hệ phù hợp giữa quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, đặc biệt là của các cơ sở đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Do vậy, các vấn đề về quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội được trình bày dưới đây chủ yếu đề cập trong lĩnh vực giáo dục đại học.
Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm luôn là hai mặt đi đôi không thể tách rời. Các trường nhận được quyền tự chủ cao hơn khi có một hệ thống đảm bảo sự tự chịu trách nhiệm tin cậy. Hai khái niệm này được sử dụng rộng rãi trên thế giới nhưng vẫn cịn mới mẻ và chưa được thơng dụng ở Việt Nam
38, tr 68-69.
Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của đất nước và xu thế hội nhập quốc tế của giáo dục đại học đòi hỏi phải đổi mới tư duy trong quản lý và áp dụng các phương thức quản lý mới nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học. Phương thức quản lý mới ở đây được hiểu là sự chuyển dịch trách nhiệm và quyền hạn cho phép các cơ sở giáo dục đại học có quyền tự chủ lớn hơn trong khn khổ quy định của các cấp quản lý ở trung ương và địa phương, giảm bớt quyền lực của cơ quan quản lý cấp trên.
2.3.2.1.Về quyền tự chủ
Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học là quyền quản lý có sự hạn chế can thiệp từ bên ngoài. Tất nhiên, cùng với quyền tự chủ của mình thì các cơ sở giáo dục đại học cũng phải là đối tượng chịu sự kiểm soát ở các mức độ khác nhau từ bên ngoài.
Với quan điểm trên, các chuyên gia quốc tế về quản lý giáo dục đại học đã khẳng định rằng quyền tự chủ là yêu cầu không thể thiếu được đối với vai trò và hoạt động của một trường đại học.
Ở Việt Nam, trong thời gian qua, cùng với tiến trình đổi mới giáo dục đại học, để phù hợp với xu thế quốc tế hóa và hội nhập quốc tế trong giáo dục đại học đã có hai khái niệm được sử dụng và đã được đưa vào hệ thống thuật ngữ quản lý là “quyền tự chủ” (Autonamy) và “trách nhiệm giải trình” (Accountability) của các cơ sở giáo dục đại học.
Tuy nhiên, thực tế của công tác quản lý cho thấy vẫn cịn nhiều quan niệm khơng đúng về “quyền tự chủ” và “trách nhiệm giải trình” của các cơ sở giáo dục đại học. Tình trạng đó hạn chế không nhỏ công tác quản lý, làm hạn chế những thành tựu của công cuộc đổi mới giáo dục đại học.
Quan niệm quyền tự chủ ở đây được hiểu là “tự điều hành, quản lý mọi cơng việc của mình, khơng bị ai chi phối”. Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học ở nước ta theo cách hiểu này đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nước, điển hình là trong Luật Giáo dục năm 2005 (Điều 60) và Điều lệ Trường đại học (Điều 10)
Quyền tự chủ được phân thành hai loại: Tự chủ về xác định mục tiêu và chương trình, tự chủ về quyết định phương tiện thực hiện mục tiêu và chương trình đó. Cụ thể là: trong khn khổ định hướng của trung ương, địa phương thì các cơ sở giáo dục đại học đều được tự quyết định thành lập và thực hiện mơ hình tổ chức và quản lý hành chính, được tự do phát triển học thuật, lập kế hoạch ngân sách, sử dụng nguồn nhân lực và vật lực…Nhưng thực tế, quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học chỉ là một phần tự do vì các cơ sở này ngày càng chịu nhiều sức ép ngồi Chính phủ như sức ép của thị trường, cạnh tranh về sinh viên, nhân viên và những vấn đề về thương mại hóa giáo dục…
2.3.2.2.Về trách nhiệm xã hội
Như đã nêu trên, quyền tự chủ quan hệ mật thiết với trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên trách nhiệm, tự chịu trách nhiệm cho đến nay vẫn là khái niệm mới trong quản lý giáo dục đại học.
Vẫn đề đặt ra ở chỗ khi các cơ sở giáo dục đại học đã được quyền tự chủ trong các hoạt động quản lý điều hành, tác nghiệp, đương nhiên các cơ sở giáo dục phải tự chịu trách nhiệm về các hoạt động ấy. Song có quan niệm cho rằng “trách nhiệm giải trình” là một quyền riêng, độc lập với quyền tự chủ và do đó, các cơ sở giáo dục đại học hoàn toàn tự do hành động, chỉ chịu
trách nhiệm với chính mình chứ khơng chịu trách nhiệm với bất ai hoặc tổ chức nào. Đây là quan niệm không đúng.
Tự chịu trách nhiệm theo tiếng Anh là “accountability”. Trong các tài liệu về giáo dục đại học ở các nước phát triển, thuật ngữ “ accountability” được giải thích với các nội dung sau:
- Là trách nhiệm liên quan trước hết tới những người có thẩm quyền và quy định họ cần thực thi nhiệm vụ của họ như thế nào;
- Là trách nhiệm sẵn sàng giải thích các quyết định có kèm theo bằng chứng khi sinh viên, đồng nghiệp hoặc bất kỳ ai hỏi
- Là trách nhiệm được giao quyền lực trước một cá nhân hoặc một nhóm người nào đó.
Thuật ngữ “accountability” với nội dung trên được sử dụng trong hệ thống thuật ngữ quản lý ở Việt Nam bằng cụm từ “tự chịu trách nhiệm”, được pháp luật ghi nhận, cụ thể trong Luật Giáo dục, Điều lệ trường đại học.
Như vậy, ở các nước trong khu vực, trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay, “tự chịu trách nhiệm” không phải là một quyền mà là “trách nhiệm giải