Nguyên nhân hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học Luận án TS. Luật 60 38 01 (Trang 121 - 126)

- Mức giao kinh phí chi thường xuyên và mức học phí chưa phân biệt

3.5. Nguyên nhân hạn chế, bất cập

3.5.1. Về khách quan

- Quản lý nhà nước về giáo dục đại học đang chuyển từ cơ chế quản lý cũ (tập trung bao cấp) sang cơ chế quản lý mới (bằng pháp luật) đã phát sinh nhiều vấn đề mới trong giáo dục đại học khiến phạm vi điều chỉnh của pháp luật giáo dục đại học mở ra quá rộng, năng lực của cơ quan quản lý nhà nước không bao quát hết các lĩnh vực hoạt động.

- Giáo dục đại học phát triển nhanh chóng, đa dạng và tồn diện trong xu thế hội nhập quốc tế khiến quản lý nhà nước về giáo dục đại học không theo kịp.

3.5.2 Về chủ quan

- Tư duy quản lý nhà nước về giáo dục đại học vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề của tư duy thời kỳ tập trung bao cấp. Cho đến thời điểm này, khuynh hướng chủ đạo trong tư duy quản lý nhà nước về giáo dục đại học vẫn là tập trung quyền lực trong tay các cơ quan quản lý nhà nước. Nếu tính từ khi lập nước tới nay, các trường đại học Việt Nam đã có bề dày lịch sử 65 năm (theo vịng đời con người thì đã ở tuổi già) nhưng vẫn bị xem như đứa trẻ chưa trưởng thành: mọi việc lớn nhỏ vẫn do Bộ cầm tay chỉ việc hoặc quyết định. Đó chính là rào cản cho sự phát triển của giáo dục đại học trong xu thế đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. Khuynh hướng quản lý nhà nước về giáo dục đại học vẫn luôn đi theo hướng tập trung quyền lực, ôm đồm, sự vụ, không phân cấp và giao quyền tự chủ cho các trường.

- Bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục đại học có nhiều biến động: tách, nhập, giải thể, thành lập mới...nhất là từ năm 1990 đến nay làm mất sự ổn định tương đối của bộ máy, ảnh hưởng tới công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;

- Năng lực cán bộ quản lý chuyên trách về giáo dục đại học, về số lượng và chất lượng đều không tương xứng với khối lượng công việc và đối tượng quản lý;

Kết luận

Nhìn lại những năm qua, quản lý nhà nước về giáo dục đại học đã đạt được một số thành tựu đồng thời tồn tại một số bất cập sau đây:

Về thành tựu:

Một là hệ thống giáo dục đại học ở nước ta bước đầu thích ứng được với nền kinh tế thị trường được hình thành trong những năm đổi mới. Giáo dục đại học từng bước quản lý bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, thông qua việc triển khai các Luật Giáo dục năm 1998, năm 2005 và được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Quản lý nhà nước về giáo dục đại học ở nước ta đã trải qua nhiều thời kỳ: từ quản lý theo sắc lệnh, chỉ thị, công văn rất sơ khai và đơn giản (1945 - 1954), rồi đến quản lý bằng mệnh lệnh hành chính và chỉ tiêu pháp lệnh theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung (1954 - 1965). Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước (1965- 1975), việc quản lý nhà nước về giáo dục đại học chủ yếu tập chung vào những qui định cụ thể về tuyển sinh, thi kiểm tra, phân phối sinh viên tốt nghiệp, chưa có văn bản mang tính qui phạm pháp luật. Mãi đến năm 1986, dưới ánh sáng đại hội Đảng VI, giáo dục đại học đã được “cởi trói” và đổi mới mạnh mẽ. Hiến pháp năm 1992 lần đầu tiên khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, sau đó, năm 1998 Luật Giáo dục đầu tiên ra đời đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong qua trình quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Năm 2005, Luật Giáo dục mới được Quốc hội thông qua thay cho Luật Giáo dục năm 1998, tiến thêm một bước trong việc hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân. Luật Giáo dục 2005 qui định giáo dục đại học đào tạo bốn trình độ: cao

đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo, bảo đảm hơn nữa tính cơng bằng xã hội trong giáo dục; tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục đại học, khuyến khích đầu tư trường dân lập và tư thục.

Năm 2009, Quốc hội lại ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục với những thay đổi theo hướng ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu đổi mới tổ chức, hoạt động và nâng cao chất lượng giáo dục trong đó có giáo dục đại học. Với Luật mới này việc đảm bảo về thể chế đối với quản lý giáo dục đại học đã tiến thêm một bước.

Đã ban hành được Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 và soạn thảo xong Chiến lược phát triển của 10 năm kế tiêp 2011-2020 và các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học. Từ năm 1998 đến 2009, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đã ban hành 155 văn bản qui phạm pháp luật, trung bình mỗi năm ban hành 11 văn bản. Nhiều văn bản pháp luật đã được điều chỉnh bổ sung cho phù hợp yêu cầu của thực tiễn, tạo hành lang pháp lý cho mọi hoạt động giáo dục đại học theo chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước.

Thực tiễn đối mới giáo dục đại học trong những năm qua đã yêu cầu ngành giáo dục xây dựng hệ thống quản lý pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng như một xu thế khách quan trong nền kinh tế thị trường, trong giáo lưu, mở rộng quan hệ quốc tế.

Hai là, tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục đại học thống nhất một đầu mối từ trung ương đến địa phương.

Ba là phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục đại học theo nguyên tắc thống nhất quyền lực, có sự phân cơng, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và thực thi trách nhiệm, quyền hạn thơng qua Nghị định 115/2010/NĐ-Chính phủ ngày 24/12/2010.

Bốn là mở rộng quy mô giáo dục đại học ở các bậc học và trình độ đào tạo, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, các nguồn lực và thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học.

Năm là Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý theo Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư Trung ương Đngr.

Sáu là mở rộng quan hệ quốc tế song phương và đa phương về giáo dục đại học trong xu thế hội nhập quốc tế.

Về bất cập

Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị Quyết Trung ương 2 (Khóa VIII), đã khẳng định: “Cơng tác quản lý giáo dục cịn nhiều yếu kém

và là nguyên nhân chủ yếu của nhiều yếu kém khác. Cơ chế quản lý giáo dục chậm đổi mới, chưa theo kịp sự đổi mới của các lĩnh vực khác. Đạo đức và năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục cịn thấp. Cơng tác xây dựng đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng yêu cầu”, cụ thể như sau:

Một là, Hệ thống bộ máy quản lý giáo dục đại học còn cồng kềnh, kém hiệu quả, thiếu thống nhất trong chỉ đạo. Quản lý đầu tư, tài chính, tổ chức, nhân sự, đào tạo, nghiên cứu, hợp tác quốc tế... ít nhiều mang tính cục bộ. Bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục đại học từ 1990 đến nay có nhiều biến động trong việc tách, nhập, thành lập mới các đơn vị, làm mất sự ổn định tương đối của bộ máy quản lý, ảnh hưởng đến công tác điều hành hoạt động giáo dục đại học.

Hai là, hệ thống giáo dục đại học còn phức tạp, thiếu đồng bộ, mất cân đối giữa các trình độ, ngành nghề, vùng miền, thiếu liên thông, thiếu linh hoạt, mềm dẻo, chưa tạo điều kiện để thực hiện học thường xuyên suốt đời và chưa tương thích với hệ thống giáo dục quốc tế.

Ba là cơ chế quản lý nhà nước về giáo dục đại học vẫn “chưa chịu” rời bỏ tính tập quyền, quan liêu, bao cấp, vẫn theo cơ chế kế hoạch tập trung, chưa phân cấp thực sự triệt để, kéo dài vẫn nạn quản lý theo kiểu “xin-cho”. Các cơ sở giáo dục đại học được giao quyền tự chủ theo cách ban phát, nhỏ giọt. Quản lý nhà nước về giáo dục đại học vẫn theo kiểu “kiểm soát”, phân tán, manh mún mà chưa chuyển sang việc “giám sát” hoạt động giáo dục.

Bốn là chưa xây dựng được nhà nước pháp quyền trong quản lý giáo dục đại học. Ngoài Luật Giáo dục được bổ sung năm 2009, Luật Dạy nghề, còn thiếu nhiều luật khác như Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo viên và một

hệ thống các văn bản pháp quy dưới luật để điều chỉnh các hoạt động giáo dục đại học. Việc ban hành văn bản qui phạm pháp luật chưa đồng bộ, nhiều qui phạm thiếu tính cụ thể, nhiều hành vi chưa có qui phạm pháp luật điều chỉnh

Năm là đầu tư cho giáo dục đại học còn dàn trải, chưa tập trung vào những khâu có tính đột phá. Tuy đã đa dạng hóa được nguồn lực, song sử dụng cịn lãng phí, chưa hiệu quả và chưa phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường.

Sáu là đội ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý tuy có phát triển về số lượng nhưng thiếu đồng bộ, yếu về chất lượng và chuyên môn nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục đại học.

Bảy là chưa có chiến lược hội nhập quốc tế về giáo dục đại học để giáo dục đại học nước ta tham gia rộng và sâu vào không gian giáo dục chung của thế giới.

Tám là công tác thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm còn dàn trải, thiếu tính mục đích, kém hiệu quả, chưa khắc phục được nhiều hiện tượng tiêu cực.

Nguyên nhân của những yếu kém nêu trên là: - Tư duy giáo dục chậm đổi mới

- Chưa có cách làm giáo dục phù hợp trong nền kinh tế thị trường

- Cơ chế quản lý giáo dục đại học chưa tương thích với nền kinh tế thị trường; công tác chỉ đạo điều hành cịn mang nặng tính sự vụ, chưa đưa ra được những quyết sách đồng bộ có tầm vĩ mơ.

- Chưa giao quyền tự chủ thực sự cho các cơ sở giáo dục đại học

- Trình độ năng lực của cán bộ quản lý giáo dục đại học chưa theo kịp yêu cầu đổi mới.

Những yếu kém trong quản lý nhà nước về giáo dục đại học là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng chất lượng hiệu quả đào tạo thấp. Nếu khơng có giải pháp kiên quyết có tính đột phá thì giáo dục đại học ngày càng tụt hậu trước đòi hỏi của đất nước và yêu cầu hội nhập quốc tế.

Chƣơng 4

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học Luận án TS. Luật 60 38 01 (Trang 121 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)