rất nhiều trường chưa thực hiện đồng bộ bốn yêu cầu về đất đai, đội ngũ, vốn đầu tư và các điều kiện đảm bảo chất lượng và thường là không đạt được những tiêu chí cơ bản như số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu, diện tích sàn xây dựng và trang thiết bị thí nghiệm, thực hành, khu vui chơi và thể dục thể thao của sinh viên...
Một số cơ sở giáo dục đại học sau nhiều năm thành lập vẫn chưa có địa điểm xây dựng trường (Trường Đại học Dân lập Đông Đô, Trường Đại học Dân lập Văn Hiến, Trường Đại học Hùng Vương tp Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ thơng tin tp Hồ Chí Minh..) hoặc phải tự xoay sở trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng (Trường Đại học Đại Nam, Trường Đại học Hoà Bình, Trường Đại học Cơng nghệ Đông Á...) cũng như khơng thể mở rộng diện tích, giảng đường, phịng thí nghiệm do diện tích xây dựng quá chật hẹp (Trường Đại học Công nghệ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội...). Tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ của các trường mới thành lập, nâng cấp còn rất thấp so với mặt bằng chung. Đội ngũ giảng viên cơ hữu của các trường ngồi cơng lập cịn mỏng và nhìn chung là rất ít giảng viên trẻ.
- Ngân sách nhà nước chi thường xuyên chiếm 38,57%. Chi thường xuyên chủ yếu dùng để thanh toán tiền lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, học bổng cho sinh viên; kinh phí chi hoạt động nghiệp vụ phục vụ giảng dạy, học tập còn thấp. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ở các trường đại học, cao đẳng công lập trực thuộc địa phương và các trường sư phạm, văn hóa, nghệ thuật, kinh phí chi hoạt động nghiệp vụ phục vụ giảng dạy chỉ chiếm từ 8,4% đến 13,4%. Trong khi đó, theo kết quả nghiên cứu về chi tiêu tài chính của ngành giáo dục, để đáp ứng yêu cầu tối thiểu, nhằm đạt mức chất lượng đào tạo trung bình, thì tỷ trọng chi cho hoạt động nghiệp vụ giảng dạy, học tập của khối đào tạo phải là 50% 64, tr 16.
- Các chính sách, giải pháp xã hội hóa giáo dục hiện nay cịn thiên về huy động sự đóng góp của xã hội, nhân dân mà chưa quan tâm thỏa đáng đến quyền lợi của người học cũng như của nhà đầu tư.
Chế độ thu học phí thực hiện theo quy định tại Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ (đã thực hiện được 13 năm) chậm được sửa đổi nên mức thu học phí khơng bù đắp được chi phí tối thiểu cần thiết cho hoạt động đào tạo, hạn chế khả năng huy động nguồn lực từ người học để nâng cao chất lượng đào tạo.
Việc quan tâm tháo gỡ và giải quyết những khó khăn , vướng mắc của các trường (cả cơng lập và ngồi cơng lập ) về đất đai , xây dựng cơ sở vật chất, thuê mượn địa điểm cịn hạn chế . Các chính sách khuyến khích tạo lập cơ sở vật chất đối với các trường ngoài công lập chưa rõ ràng , thiếu nhất quán.