Kết quả hoạt động thanh tra

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học Luận án TS. Luật 60 38 01 (Trang 98 - 100)

- Mức giao kinh phí chi thường xuyên và mức học phí chưa phân biệt

3.2.4.2 Kết quả hoạt động thanh tra

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra giáo dục, căn cứ quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động giáo dục đại học, Thanh tra giáo dục đã tổ chức nhiều đợt thanh tra, nhiều đoàn thanh tra tiến hành thanh tra kiểm tra, xử lý nhiều hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục đại học như làm hồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, cấp phát văn bằng chứng chỉ giả, tuyển sinh vượt chỉ tiêu đã được phê duyệt. Các địa phương, các trường đã thành lập các ban chỉ đạo rà soát văn bằng, chứng chỉ, nhờ đó các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học đã hỗ trợ các cơ quan bảo vệ pháp luật phát hiện và triệt phá nhiều đường dây thi hộ, làm văn bằng chứng

chỉ giả, ngoài ra thanh tra giáo dục cịn tham gia chống tiêu cực thơng qua các cuộc vận động của Bộ giáo dục và Đào tạo như “Nói khơng với bệnh thành tích”, “Nói khơng với đào tạo khơng đạt chuẩn và không đáp ứng nhu cầu xã hội”, Quy chế thực hiện “Ba công khai”: công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế; công khai điều kiện đảm bảo chất lượng; công khai thu chi tài chính.

Hàng năm, thanh tra đã cử hàng chục đoàn về các cơ sở giáo dục đại học để thanh tra thi tuyển sinh, chấm thi, xét tuyển, quy trình đào tạo, việc thu học phí, lệ phí, việc sử dụng ngân sách nhà nước, về việc liên kết đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng…và xử lý những vấn đề khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Hoạt động của Thanh tra Giáo dục đã góp phần bảo đảm trật tự, kỷ cương trong hoạt động giáo dục đại học.

Điển hình là việc thanh tra vi phạm pháp luật giáo dục đại học của Trường Đại học Dân lập Đơng Đơ, vi phạm về tài chính ở Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn, vi phạm quy chế tuyển sinh của Đại học Dân lập Phan Chu Trinh; giám sát thực hiện quy chế tuyển sinh của Trường Đại học Tư thục Phan Thiết.

3.2.4.3 Hạn chế, bất cập

- Đối chiếu với những nhiệm vụ của thanh tra chuyên ngành được quy định trong Luật Giáo dục năm 2005 có thể nhận thấy: hoạt động thanh tra giáo dục chưa bao quát hết nội dung quản lý giáo dục đại học đã được quy định trong Luật Giáo dục năm 2005 và năm 2009, cụ thể là: chỉ chú trọng thiết chặt đầu vào tức là khâu tuyển sinh (chỉ tiêu tuyển sinh, mở ngành, tổ chức kỳ thi, chấm thi, xét tuyển), buông lỏng đầu ra (chương trình đào tạo, quy trình và phương pháp đào tạo, các điều kiện bảo đảm chất lượng...).

- Chưa có chiến lược tổng thể, dài hơi về việc kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục đại học. Hoạt động thanh tra chủ yếu là kiểm tra, xử lý các vụ việc cụ thể, vì vậy khơng phát huy được tác dụng làm chuyển động cả hệ thống giáo dục đại học.

- Chế tài xử lý quá nhẹ, khơng có tác dụng răn đe. Một số vụ việc đã tiến hành thanh tra nhưng khơng có chế tài xử lý.

Theo Nghị định số 85/2006/NĐ-CP ngày 18/8/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục và Quyết định số 14/2006/QĐ- BTBGDĐT ngày 25/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra trong cơ ở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp thì ở Bộ Giáo dục và Đào tạo có thanh tra bộ, ở Sở Giáo dục và Đào tạo có thanh tra sở và ở các trường có ban thanh tra hoặc phịng thanh tra nhưng nhìn chung chất lượng và số lượng cán bộ thanh tra chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thanh tra trong điều kiện quản lý giáo dục bằng pháp luật, cụ thể là: am hiểu không sâu các lĩnh vực giáo dục đại học; kiến thức pháp luật hạn chế; nghiệp vụ thanh tra yếu... dẫn tới hiệu quả thanh tra thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học Luận án TS. Luật 60 38 01 (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)