- Mức giao kinh phí chi thường xuyên và mức học phí chưa phân biệt
4.1.1. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nướcvề giáo dục đại học là yêu cầu bức thiết của cuộc sống
cầu bức thiết của cuộc sống
Yêu cầu chủ quan
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra yêu cầu: “ Đổi mới cơ bản , toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”.
Sau 25 năm đổi mới và 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, hệ thống giáo dục đại học đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận, song bên cạnh đó cịn có nhiều yếu kém, bất cập. Một trong những yếu kém, bất cập đó là quản lý nhà nước về giáo dục đại học còn lạc hậu, tư duy quản lý cũng như hoạt động thực tiễn không theo kịp sự phát triển giáo dục đại học, chưa thay đổi phương thức quản lý tập trung kém hiệu quả, chưa phân cấp mạnh cho các địa phương và chưa giao quyền tự chủ đầy đủ cho các cơ sở giáo dục đại học; khả năng kiểm soát đánh giá chất lượng đào tạo chưa nằm trong tầm tay của cơ quan quản lý nhà nước, nhiều hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học cịn bị bng lỏng.
Cơ cấu quản lý hệ thống giáo dục đại học hiện nay về cơ bản vẫn chú trọng kiểm soát chặt chẽ đầu vào mà khơng chú trọng chất lượng đầu ra. Có thể nói ngắn gọn là hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và phát triển giáo dục đại học, chưa ngang tầm yêu cầu của phát triển kinh tế- xã hội đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tồn cầu hóa.
Mặt khác, tiến trình cải cách hành chính nhà nước-một bộ phận trọng yếu của việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam, của
dân, do dân, vì dân cũng địi hỏi phải đổi mới quản lý nhà nước trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội, trong đó có giáo dục đại học.
Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 đã ghi: “đổi mới cơ bản về
tư duy và phương thức quản lý giáo dục theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phân cấp mạnh mẽ nhằm phát huy tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các địa phương, của các cơ sở giáo dục, giải quyết một cách có hiệu quả các vấn đề bức xúc, ngăn chặn và đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực hiện nay”.
“ Đổi mới quản lý giáo dục đại học theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học là giải pháp then chốt có tính đột phá, tạo điều kiện để tồn hệ thống giáo dục đại học phát triển nhanh chóng, phù hợp với quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thích ứng với xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế của giáo dục đại học”.
Chỉ thị số 296/CT - TTg ngày 27/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2020 đã khẳng định: đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học là khâu đột phá để nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện giáo dục đại học, làm tiền đề để triển khai hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm khắc phục các yếu kém trong ngành, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học.
Đổi mới cơ chế và phương thức quản lý giáo dục đại học theo hướng phân cấp một cách hợp lý và giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học nhằm giải phóng và phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo, tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học, giải quyết một cách có hiệu quả những bất cập của toàn bộ hệ thống giáo dục đại học trong quá trình phát triển.
Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; phân cấp, phân quyền mạnh mẽ và giao quyền tự chủ cho các cơ giáo dục đại học là nhu cầu tất yếu, khách quan. Vấn đề phân cấp quản lý và giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học đã được pháp lý hóa theo
hướng tăng cường sự chuyển giao chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn từ các cơ quan quản lý các cấp cho các cơ sở giáo dục đại học.
Yêu cầu khách quan
Xét trên bình diện quốc tế, sự phát triển giáo dục đại học đang diễn ra ở quy mơ tồn cầu, lấy việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao làm lợi thế trong sự hợp tác và cạnh tranh giữa các quốc gia. Xu hướng tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã và đang tác động trực tiếp đến sự phát triển giáo dục đại học thế giới và Việt Nam thể hiện qua các xu thế: đại chúng hóa, đa dạng hóa, quốc tế hóa, thương mại hóa, hiện đại hóa. Xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế của giáo dục đại học đòi hỏi phải xây dựng một cơ chế quản lý hiệu quả, một phương thức quản lý mới, lấy việc phát huy tiềm năng của con người làm trọng tâm, tăng cường phân cấp theo hướng phi tập trung hóa nhằm phát huy năng lực sáng tạo và cạnh tranh của các cơ sở giáo dục đại học.
Để đáp ứng yêu cầu chủ quan và khách quan nêu trên, quản lý nhà nước về giáo dục đại học phải có những thay đổi rất cơ bản về tư duy quản lý, phải tìm tịi các giải pháp nhằm đổi mới quản lý nhà nướcvề giáo dục đại học trên nguyên tắc thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, đường lối đổi mới và phát triển giáo dục đại học của Đảng và Nhà nước, tổ chức thực hiện tốt pháp luật giáo dục đại học trong thực tiễn cuộc sống.
Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp cơ bản sau đây:
- Đổi mới tư duy quản lý cho phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp đổi mới giáo dục đại học;
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật giáo dục đại học;
- Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục đại học theo hướng thành lập Bộ Đại học và Khoa học - Cộng nghệ;
- Thực hiện phân cấp quản lý và giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học;
- Một số giải pháp hỗ trợ khác;
Trong thời đại cách mạng khoa học - công nghệ ngày nay, tiềm năng trí tuệ trở thành động lực chính của sự tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội của mọi