CÁC HẠN CHẾ CỦA PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC

Một phần của tài liệu 5549-cuoc-cach-mang-mot-cong-rom-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 46 - 48)

II

CÁC HẠN CHẾ CỦA PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC

Các nhà nghiên cứu nên trở thành triết gia trước khi trở thành nhà nghiên cứu. Họ nên xem xét đâu là mục tiêu của con người, đâu là thứ mà nhân loại nên tạo ra. Các bác sĩ trước hết cần xác định, ở mức độ căn bản, đâu là thứ mà con người dựa vào để sống.

Bằng việc áp dụng các lý thuyết của mình vào làm nơng, tơi đã thử nghiệm trồng các mùa vụ của mình theo nhiều cách khác nhau, ln luôn với ý tưởng phát triển được một phương pháp gần với tự nhiên. Tôi đã làm được điều này bằng cách bỏ đi những “kỹ thuật nông nghiệp” không cần thiết.

Nông nghiệp theo khoa học hiện đại thì trái lại, khơng có tầm nhìn như vậy. Việc nghiên cứu lan man vơ mục đích khiến mỗi nhà nghiên cứu chỉ nhìn thấy một phần trong vơ vàn các yếu tố tự nhiên tác động lên sản lượng thu hoạch. Hơn nữa, những yếu tố tự nhiên này biến đổi tuỳ theo nơi chốn và thời gian.

Cho dù là cùng một khoảnh đất một nghìn mét vng đó, người nơng dân phải trồng cây mùa vụ của mình mỗi năm một khác tuỳ theo sự biến đổi của thời tiết, mật độ các loại côn trùng, điều kiện đất trồng và nhiều nhân tố tự nhiên khác. Tự nhiên ở khắp mọi nơi, vận động không ngừng; các điều kiện không bao giờ là y hệt nhau trong hai năm bất kỳ nào.

Nghiên cứu hiện đại chia tự nhiên ra thành các mảnh nhỏ và tiến hành các phép thử không tuân theo quy luật tự nhiên cũng như các kinh nghiệm thực tế. Các kết quả nghiên cứu được sắp xếp vì sự thuận tiện trong nghiên cứu chứ không theo nhu cầu của người nông dân. Sẽ là một sai lầm lớn khi cho rằng có thể áp dụng thành cơng những kết quả nghiên cứu trên ruộng của người nông dân như trên đám ruộng thí nghiệm.

Gần đây Giáo sư Tsuno của Trường Đại học Ehime có viết một cuốn sách dài về mối quan hệ giữa sự trao đổi chất của cây và sản lượng thóc thu hoạch được. Vị giáo sư này thường đến ruộng của tôi, đào sâu xuống vài tấc để kiểm tra mẫu đất, còn dẫn sinh viên theo để đo góc chiếu của mặt trời và bóng râm và đủ thứ khác nữa, rồi lấy vài mẫu cây mang về phịng thí nghiệm để phân tích. Tơi thường hỏi ơng ta: “Khi nào quay lại, ông sẽ thử phương pháp gieo hạt trực tiếp vơ canh chứ?.” Ơng ta cười cười trả lời: “Không, tôi để phần áp dụng lại cho ông. Tôi sẽ chỉ bám chặt lấy việc nghiên cứu thôi.”

Thế đấy, chuyện nó là như vậy. Anh nghiên cứu chức năng quá trình trao đổi chất của cây và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất của nó, viết sách, nhận bằng tiến sỹ nơng nghiệp. Đừng có hỏi liệu lý thuyết về sự đồng hố18 của anh có liên quan gì tới hoa lợi hay khơng.

Ngay cả khi ta có thể giải thích sự trao đổi chất tác động thế nào lên ‘sức sản xuất’19 của chiếc lá phía trên cùng khi nhiệt độ trung bình là 29 độ C, thì vẫn có những nơi mà nhiệt độ này khơng phải là 29 độ. Hơn nữa, nếu năm nay ở Ehime nhiệt độ là 29 độ thì sang năm có thể nó chỉ cịn 24 độ. Nếu nói đơn giản rằng chỉ cần đẩy mạnh quá trình trao đổi chất là sẽ làm tăng lượng tinh bột hình thành và mang lại năng suất cao là một sai lầm. Địa lý và địa thế đất, điều kiện đất trồng, cấu trúc của nó, kết cấu, sự thốt nước, thời gian chiếu sáng, mối liên hệ giữa các lồi cơn trùng, loại giống sử dụng, phương pháp canh tác – thực sự là vô cùng vô tận các nhân tố - tất cả đều phải được xem xét. Một phương pháp kiểm nghiệm khoa học mà đưa được tất cả các yếu tố liên quan vào xem xét là điều bất khả thi.

18 Quá trình trao đổi chất bao gồm đồng hoá và dị hoá (ND)

Dạo này ta nghe thấy nhiều về lợi ích của “Phong trào lúa tốt” và “Cuộc cách mạng Xanh.” Bởi lẽ những phương pháp này phụ thuộc vào những giống lúa yếu ớt, “cải tiến” nên việc người nơng dân sử dụng hố chất và thuốc trừ sâu tám đến mười lần trong suốt mùa vụ là điều cần thiết. Trong một thời gian ngắn, đất trồng sẽ bị xóa sạch các vi sinh vật và chất hữu cơ. Sự sống của đất bị hủy hoại và mùa vụ trở nên phụ thuộc vào các dưỡng chất thêm vào dưới dạng phân bón hố học.

Có vẻ như mọi thứ tốt hơn lên khi người nông dân áp dụng các kỹ thuật “khoa học,” nhưng thế khơng có nghĩa là khoa học phải đến để giải cứu do độ màu mỡ tự nhiên vốn đã không đủ, mà sự giải cứu đó thành ra cần thiết là do độ màu mỡ tự nhiên của đất đã bị hủy hoại.

Bằng cách rải rơm, trồng cỏ ba lá, và trả về cho đất tất cả những chất hữu cơ thừa, đất sẽ có được tất cả dưỡng chất cần thiết cho việc trồng lúa và ngũ cốc vụ đông trên cùng cánh đồng hết năm này qua năm khác. Bằng việc làm nông tự nhiên, những cánh đồng đã bị phá hoại bởi quá trình canh tác hay bởi việc sử dụng các hố chất nơng nghiệp, sẽ có thể được khơi phục một cách có hiệu quả.

III

Một phần của tài liệu 5549-cuoc-cach-mang-mot-cong-rom-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)