THÙNG RỖNG KÊU TO

Một phần của tài liệu 5549-cuoc-cach-mang-mot-cong-rom-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 84 - 87)

V

THÙNG RỖNG KÊU TO

ngồi nhìn vào bếp than cháy đỏ, tay ấp vào cốc trà nóng. Người ta nói rằng khi ngồi quanh ngọn lửa thì trị chuyện về điều gì cũng được, thế nên, nghĩ rằng những chuyện bất bình của các bạn nhà nông sẽ là một chủ đề thú vị, tôi cũng thi thoảng đưa chủ đề này ra. Nhưng có vẻ sẽ có một số vấn đề.

Nghĩ mà xem, trong khi tơi ở đây, từng nói mãi rằng mọi thứ chẳng có gì đáng kể, rằng lồi người thì ngu muội, rằng chẳng có gì để phải cố gắng đạt cho bằng được, và rằng bất cứ cái gì đã hồn thành đều là phí cơng, làm sao tơi có thể nói vậy và rồi tiếp tục huyên thuyên như thế này? Nếu buộc bản thân phải viết thứ gì đó ra, thì điều duy nhất tơi viết sẽ là: viết lách cũng vô dụng. Thật quá phức tạp.

Tơi khơng muốn chìm đắm vào q khứ của riêng mình để viết về nó, tơi cũng khơng đủ thơng thái để tiên đốn tương lai. Khơi ngọn lửa trong lúc trị chuyện về cơng việc hàng ngày quanh lò sưởi, làm sao tơi có thể bắt mọi người phải chịu đựng những ý tưởng ngờ nghệch của một lão nông dân già chứ?

Trên chỏm đất của vườn cây, nhìn ra vịnh Matsuyama và đồng bằng Dogo rộng lớn là vài túp lều nhỏ, vách bằng đất. Ở đó, một nhúm người đã tụm lại và cùng nhau sống một cuộc sống giản dị. Chẳng hề có những tiện nghi hiện đại. Trải qua những buổi tối yên bình dưới ánh nến và đèn dầu, bọn họ sống một cuộc sống với những nhu yếu phẩm đơn giản: gạo lứt, rau củ, một chiếc áo chồng và một cái bát. Họ từ đâu đó tới, ở lại ít lâu, rồi lại tiếp tục lên đường.

Trong số những vị khách này, có những nhà nghiên cứu nông nghiệp, sinh viên, học giả, nông dân, dân hippy, các nhà thơ và những kẻ lang thang, cả già lẫn trẻ, phụ nữ, đàn ông, thuộc đủ kiểu và quốc tịch khác nhau. Hầu hết những người ở lại lâu là những người trẻ đang cần một khoảng thời gian tự suy xét nội tâm.

Nhiệm vụ của tôi là hành xử như người coi sóc cái quán trọ bên đường này, phục vụ trà cho lữ khách cứ đến rồi đi. Và trong thời gian họ đang làm giúp những công việc trên đồng, tơi thích thú lắng nghe họ kể về những chuyện đang diễn ra trên thế giới.

Nghe có vẻ hay ho, nhưng thực ra đó khơng phải cuộc sống nhẹ nhàng và dễ dàng. Tôi chủ trương làm nông “vô vi,” và thế là nhiều người đến với tâm thế rằng họ sẽ tìm thấy một chốn địa đàng trần gian (Utopia) – nơi người ta có thể sống mà thậm chí chẳng cần rời khỏi giường. Những người này sẽ hố to. Gánh nước từ dưới suối lên giữa làn sương mù buổi sớm, chẻ củi tới khi hai tay đều đỏ ửng và nhức nhối vì phồng giộp, lội bùn tới mắt cá chân - nhiều người vì thế mà nhanh chóng bỏ cuộc.

Hơm nay, lúc tơi đang quan sát một nhóm bạn trẻ dựng một cái chòi nhỏ, một phụ nữ trẻ tuổi từ Funabashi lặn lội đi bộ lên tới nơi.

Khi tôi hỏi tại sao lại đến đây, cô ấy trả lời, “Cháu cứ tới thế thơi. Cháu chẳng biết bất cứ điều gì hơn nữa.”

Cơ gái sáng sủa, hờ hững này có cái sáng suốt của cô ấy đấy chứ.

Tôi lại hỏi, “Nếu cháu biết mình cịn chưa khai sáng, vậy thì chẳng cịn gì để nói, đúng khơng? Trong việc đi đến chỗ hiểu biết về thế giới thơng qua sức mạnh của trí phân biệt, người ta qn mất ý nghĩa của nó. Đấy chẳng phải là lý do tại sao thế giới lại ở trong tình trạng khó khăn như thế này hay sao?”

Cơ gái dịu dàng đáp, “Vâng, nếu bác nói như vậy.”

“Có thể cháu cũng chẳng có ý niệm thật rõ ràng về chuyện khai sáng là gì. Trước khi tới đây cháu đã đọc những dạng sách gì?”

Cơ gái lắc đầu, ý nói mình khơng đọc sách.

Người ta học do họ nghĩ mình khơng hiểu biết, nhưng việc học sẽ khơng giúp cho người ta hiểu biết. Bọn họ vất vả học chỉ để cuối cùng nhận ra rằng con người chẳng thể biết bất cứ cái gì, rằng sự thấu hiểu nằm ở ngồi tầm với của con người.

Thường thì người ta nghĩ rằng cụm từ “không hiểu” được áp dụng khi, chẳng hạn, ta nói rằng ta hiểu được chín việc, nhưng có một việc ta khơng hiểu. Nhưng khi có ý định hiểu hết cả mười việc thì thực ra ta chẳng hiểu được một điều nào hết. Nếu nói biết cả trăm hoa thì thực ra ta khơng “biết” dù chỉ một bông. Người ta gian nan vất vả để hiểu, thuyết phục bản thân rằng mình hiểu, nhưng tới chết vẫn chẳng biết gì.

Đám thanh niên nghỉ tay làm mộc, ngồi xuống bãi cỏ gần một cây quýt to, rồi ngước nhìn lên những đám mây mỏng manh trên bầu trời phương nam.

Người ta nghĩ rằng khi ta chuyển ánh mắt từ mặt đất lên bầu trời là ta sẽ thấy được thiên đường. Ta tách quả màu cam khỏi lá màu lục và nói rằng ta biết màu lục của lá và màu cam của quả. Nhưng vào khoảnh khắc người ta phân biệt giữa lục và cam, những màu sắc thực sự biến mất.

Người ta nghĩ rằng mình hiểu mọi thứ bởi vì ta trở nên quen thuộc với chúng. Đấy chỉ là tri thức cạn cợt bề ngoài. Đấy là thứ kiến thức của nhà thiên văn học biết tên gọi của những vì sao, của nhà thực vật học biết cách phân loại các kiểu lá và hoa, người họa sĩ biết được tính thẩm mỹ của màu xanh và màu đỏ. Đấy không phải là hiểu biết về bản thân tự nhiên – mặt đất và bầu trời, màu xanh và màu đỏ. Nhà thiên văn học, nhà thực vật học, người họa sĩ chẳng làm được gì hơn việc nắm bắt những ấn tượng và rồi diễn dịch chúng, mỗi người có một phạm vi hiểu biết riêng trong tâm trí mình. Càng để hết tâm trí vào hoạt động của trí năng, họ sẽ càng tách biệt mình ra và càng khó để sống một cách tự nhiên.

Bi kịch là ở chỗ, trong sự ngạo mạn vơ căn cứ của mình, người ta cố gắng bẻ cong tự nhiên theo ý muốn của họ. Lồi người có thể huỷ hoại các hình thái tự nhiên, nhưng lại khơng thể tạo ra chúng được. Trí phân biệt, một sự hiểu biết phân mảnh và khơng trọn vẹn, ln định hình điểm khởi đầu cho tri thức con người. Không thể nào biết cho hết toàn bộ tự nhiên, người ta chẳng thể làm được gì tốt hơn ngồi việc dựng lên một mơ hình khơng hồn thiện của tự nhiên và rồi tự đánh lừa bản thân, rằng mình đã tạo ra được cái gì đó tự nhiên.

Tất cả những gì mà một người cần làm để hiểu được tự nhiên là nhận ra rằng mình khơng thực sự biết bất cứ cái gì cả, rằng anh ta khơng thể biết bất cứ điều gì. Khi đó mới có thể hy vọng là anh ta sẽ thơi khơng cịn quan tâm tới tri thức mang tính phân biệt nữa. Khi từ bỏ tri thức phân biệt, tri thức phi phân biệt tự nó sẽ hiển lộ bên trong anh ta. Nếu không cố nghĩ, không thèm quan tâm về sự hiểu biết nữa, thì rồi sẽ tới lúc anh ta hiểu. Chẳng có cách nào khác ngồi cách thông qua sự phá hủy bản ngã, vứt bỏ đi cái ý tưởng rằng con người tồn tại tách rời khỏi trời và đất.

“Thế có nghĩa là khờ khạo chứ chẳng phải thơng minh gì,” tơi nổi quạu với một anh chàng trẻ tuổi có cái vẻ khơn ngoan tự mãn hiện lên trên nét mặt. “Ánh mắt của cậu như thế nghĩa là sao? Khờ mà bày đặt khơn ngoan. Cậu có biết chắc là mình khơn ngoan hay khờ khạo khơng, hay là cậu đang cố trở thành gã khôn theo kiểu khờ khờ? Cậu chẳng thể nào trở nên khôn ngoan, cũng chẳng thể nào trở nên khờ khạo, cậu mắc kẹt trong sự bế tắc. Chẳng phải đấy là vị thế của cậu lúc này hay sao?”

Thực ra, tôi nổi giận với bản thân vì cứ lặp đi lặp lại những lời giống nhau hết lần này tới lần khác, những ngôn từ sẽ chẳng bao giờ sánh nổi với sự thông thái của sự im lặng, những lời nói mà bản thân tơi cũng chẳng thể hiểu nổi.

Mặt trời mùa thu đang dần lặn phía chân trời. Những sắc màu lúc trời nhập nhoạng tiến gần đến chỗ gốc cây già. Quay lưng lại ánh sáng từ phía biển Nội Hải, đám người trẻ im lặng chậm rãi quay trở về những căn chịi để dùng bữa tối. Tơi lặng lẽ theo sau trong bóng tối đang lan dần.

AI LÀ KẺ KHỜ?

Một phần của tài liệu 5549-cuoc-cach-mang-mot-cong-rom-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)