III
MỘT GIẢI PHÁP GIẢN DỊ CHO MỘT VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN
Vậy là có vẻ như các cơ quan chính phủ chẳng hề có ý định ngăn chặn nạn ơ nhiễm. Khó khăn thứ hai nằm ở chỗ tất cả mọi khía cạnh của vấn đề ơ nhiễm thực phẩm cần phải được đưa ra đồng thời và giải quyết cùng một lúc. Một vấn đề không thể được giải quyết trọn vẹn bởi những người chỉ quan tâm đến bộ phận này hoặc bộ phận kia trong tất cả các khía cạnh của nó.
Chừng nào nhận thức của tất cả mọi người còn chưa biến chuyển một cách căn bản thì chuyện ơ nhiễm sẽ khơng thể ngăn chặn được.
Lấy ví dụ, người nơng dân nghĩ rằng biển Nội Hải20 thì chẳng có can hệ gì tới mình. Anh ta nghĩ rằng coi sóc việc đánh bắt cá là trách nhiệm của các viên chức thuộc Cục Thủy sản và chịu trách nhiệm về vấn đề ô nhiễm biển là công việc của Ủy ban Môi trường. Vấn đề nằm ngay trong chính kiểu suy nghĩ đó.
Các loại phân bón hố học hay được dùng nhất, đạm amoni, urê, phân lân và những phân vô cơ tương tự được sử dụng với số lượng lớn, chỉ vài phần trong đó là được cây trồng hấp thụ. Phần cịn lại rị rỉ ra sơng suối, cuối cùng đổ ra biển Nội Hải. Các hợp chất chứa nitơ này trở thành thức ăn cho tảo và sinh vật phù du khiến cho chúng sinh sôi số lượng lớn, gây ra hiện tượng thủy triều đỏ. Tất nhiên, chất thải công nghiệp chứa thủy ngân và các rác thải gây ơ nhiễm khác cũng góp phần vào, nhưng phần lớn ơ nhiễm nước ở Nhật là do các hố chất sử dụng trong nơng nghiệp.
Vì vậy, chính nơng dân là người phải chịu trách nhiệm chủ yếu về nạn thủy triều đỏ. Người nơng dân rải các hố chất gây ơ nhiễm xuống cánh đồng của mình, những cơng ty sản xuất ra các hoá chất này, những chức sắc làng xã tin tưởng vào sự tiện dụng của hoá chất rồi đưa ra các hướng dẫn kỹ thuật tương ứng - nếu mỗi người trong những người trên đây không suy ngẫm về vấn đề này một cách sâu sắc thì sẽ khơng giải quyết được bài tốn về ô nhiễm nước.
Cứ như bây giờ thì chỉ những ai bị ảnh hưởng trực tiếp nhất mới tích cực trong việc cố gắng tìm cách đối phó với các vấn nạn về ô nhiễm, như trong trường hợp đấu tranh của các ngư dân địa phương chống lại các công ty dầu lớn sau sự cố tràn dầu gần Mizushima. Hoặc khơng thì là một số giáo sư đề nghị đối phó với vấn đề bằng cách xẻ một con kênh xuyên qua mạn phình to của đảo Shikoku để cho dịng nước tương đối sạch của Thái Bình Dương chảy vào biển Nội Hải. Những chuyện đại loại như vậy được nghiên cứu và thử nghiệm hết lần này đến lần khác, nhưng một giải pháp thực sự thì khơng bao giờ có thể tìm ra theo cách này.
Sự thật là dù chúng ta có làm gì, tình hình vẫn càng ngày càng xấu đi. Các biện pháp đối phó càng cơng phu thì các vấn đề càng trở nên phức tạp.
Giả dụ như một đường ống đã được đặt băng qua Shikoku và nước được bơm từ Thái Bình Dương đổ vào biển Nội Hải. Cứ cho là điều này có thể làm sạch được biển Nội Hải, nhưng sẽ lấy đâu ra điện để vận hành các nhà máy sản xuất ống thép và sẽ cần bao nhiêu điện để chạy máy bơm nước? Chắc phải cần đến nhà máy điện hạt nhân. Để xây dựng một hệ thống như thế, bê tông và tất cả các loại vật liệu khác nhau phải được ráp nối lại và còn phải xây dựng một trung tâm xử lý uranium nữa. Khi các giải pháp được phát triển theo kiểu này, chúng sẽ chỉ gieo mầm cho các vấn đề ô nhiễm đời hai, đời ba, những vấn đề cịn khó giải quyết hơn so với những vấn đề trước đó, mà lại cịn lan rộng hơn.
Cũng giống như trường hợp người nông dân hám lợi mở đường mương dẫn nước tưới quá rộng và để cho nước chảy ào ào vào ruộng lúa của mình. Bờ mương sẽ bị nứt và đổ sụp. Tới lúc đó thì lại phải bỏ cơng gia cố. Bờ mương được đắp cho kiên cố lại, mương dẫn nước sẽ được mở rộng ra thêm. Lượng nước tăng lên chỉ làm gia tăng mối nguy hiểm tiềm tàng và lần suy yếu sau đó của bờ mương sẽ địi hỏi cơng sức lớn hơn để xây dựng lại.
Khi một quyết định được đưa ra để đối phó với các triệu chứng của một vấn đề, người ta thường giả định rằng các biện pháp khắc phục sẽ giải quyết được bản thân vấn đề đó. Hiếm khi có chuyện như vậy. Các kỹ sư có vẻ như khơng thể giải quyết cho thấu đáo chuyện này. Tất cả các biện pháp đối phó ấy đều dựa trên một định nghĩa quá hẹp về cái không ổn đang diễn ra. Những biện pháp và đối pháp của con người bắt nguồn từ sự thật khoa học và cách phán xét khoa học hạn hẹp. Mà một giải pháp thực sự thì khơng bao giờ có thể có được theo cách đó21.
Các giải pháp giản dị của tơi, như rải rơm và trồng cỏ ba lá, thì khơng tạo ra ơ nhiễm. Chúng hiệu quả vì chúng loại bỏ được gốc rễ của vấn đề. Cho tới khi nào mà lòng tin thời hiện đại đặt vào những giải pháp đại công nghệ cịn chưa thể bị lật nhào thì tình trạng ơ nhiễm sẽ chỉ có nước xấu đi.
21
Với “sự thật khoa học và cách phán xét khoa học hạn hẹp”, ơng Fukuoka đang nói đến thế giới như được nhìn nhận và dựng lên bởi trí tuệ lồi người. Ơng cho rằng cách nhìn nhận này bị hạn chế vào một kết cấu khung được xác định bởi chính những giả thiết của chính nó.
TRÁI CÂY THỜI KHĨ KHĂN