2.1. Nhận thức quy định của pháp luật tố tụng hình sự về bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm đổi, rút kháng nghị phúc thẩm
2.1.1. Nhận thức khái quát về bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm
Khi VKS đã gửi kháng nghị, TA cấp phúc thẩm đã thụ lý, tuy nhiên, VKS
nhận thấy quyết định kháng nghị chưa đầy đủ, cần bổ sung kháng nghị, nội dung
kháng nghị cần phải thay đổi cho phù hợp hay VKS nhận thấy việc kháng nghị là
không đúng quy định, khơng cần thiết nên cần rút kháng nghị thì VKS sẽ thực hiện việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị.
Bổ sung kháng nghị phúc thẩm là hành vi tố tụng của VKS bằng cách đưa
thêm vào các lý do, căn cứ kháng nghị và yêu cầu cho đầy đủ hơn so với quyết định kháng nghị ban đầu đã gửi cho TA cấp phúc thẩm.
Thay đổi kháng nghị phúc thẩm là hành vi tố tụng của VKS bằng cách thay
thế một phần hoặc toàn bộ lý do, căn cứ, yêu cầu trong quyết định kháng nghị ban
đầu đã gửi cho TA cấp phúc thẩm bằng một quyết định kháng nghị mới.
Rút kháng nghị phúc thẩm là hành vi tố tụng của VKS bằng cách thu hồi lại một phần hoặc toàn bộ lý do, căn cứ, yêu cầu trong quyết định kháng nghị ban đầu
đã gửi cho TA cấp phúc thẩm.
- Phân biệt bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm
Giữa bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm có sự khác nhau: + Về thẩm quyền:
* Bổ sung kháng nghị: VKS ra quyết định kháng nghị. * Thay đổi kháng nghị: VKS ra quyết định kháng nghị.
* Rút kháng nghị: VKS ra quyết định kháng nghị hoặc VKS cấp trên trực tiếp. + Về bản chất:
* Bổ sung kháng nghị: Đưa thêm vào các lý do, căn cứ kháng nghị và yêu
cầu cho đầy đủ hơn so với quyết định kháng nghị ban đầu đã gửi cho TA cấp phúc thẩm. Nếu bổ sung kháng nghị phúc thẩm khi còn thời hạn kháng nghị thì bổ sung
đó có thể làm xấu hơn tình trạng của bị cáo. Sau khi hết thời hạn kháng nghị cho đến trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tịa phúc thẩm thì bổ sung kháng nghị
phúc thẩm khơng được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo.
* Thay đổi kháng nghị: Thay thế một phần hoặc toàn bộ lý do, căn cứ, yêu
quyết định kháng nghị mới. Việc thay đổi này có thể do rút kháng nghị hoặc không rút kháng nghị phúc thẩm.
Nếu thay đổi kháng nghị phúc thẩm khi còn thời hạn kháng nghị thì thay đổi
đó có thể làm xấu hơn tình trạng của bị cáo. Sau khi hết thời hạn kháng nghị cho đến trước khi bắt đầu phiên tịa hoặc tại phiên tịa phúc thẩm thì thay đổi kháng nghị
phúc thẩm không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo.
* Rút kháng nghị: Thu hồi lại một phần hoặc toàn bộ lý do, căn cứ, yêu cầu
trong quyết định kháng nghị ban đầu đã gửi cho TA cấp phúc thẩm.
- Ý nghĩa của bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm.
+ Làm rõ hơn lý do, căn cứ, yêu cầu được nêu trong quyết định kháng nghị
phúc thẩm ban đầu khi bổ sung kháng nghị phúc thẩm.
+ Bảo đảm thực hiện tốt chức năng THQCT và KSXX của VKS, bảo đảm
pháp chế XHCN, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia TTHS. + Giúp xác định lại phạm vi xét xử phúc thẩm của TA cấp phúc thẩm.
+ Chấm dứt một phần hoặc toàn bộ việc xét xử lại bản ản hoặc xét lại quyết
định sơ thẩm của TA cấp trên trực tiếp khi VKS rút một phần hoặc toàn bộ kháng
nghị phúc thẩm.
2.1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm
Điều 342 BLTTHS năm 2015 quy định: Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại
phiên tòa phúc thẩm, VKS ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng
nghị nhưng khơng được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; VKS ra quyết định kháng
nghị hoặc VKS cấp trên trực tiếp có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị.
- Bổ sung, thay đổi kháng nghị phúc thẩm (Điều 324 BLTTHS năm 2015)
Khoản 1 Điều 342 BLTTHS năm 2015 quy định: “Trước khi bắt đầu phiên
tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm… VKS ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo”.
Tuy nhiên, Quy chế 505/QĐ-VKSTC quy định: “Tại phiên tòa phúc thẩm, việc thay
đổi, bổ sung, rút kháng nghị do KSV THQCT, KSXX tại phiên tòa quyết định và
phải có trách nhiệm về quyết định của mình. Sau phiên tịa, KSV báo cáo ngay với lãnh đạo VKS và thông báo cho VKS đã kháng nghị biết”. Như vậy, giả sử trong trường hợp VKS cùng cấp với TA sơ thẩm ban hành kháng nghị thì theo quy định
của BLTTHS năm 2015 chỉ có VKS cùng cấp với TA sơ thẩm có quyền thay đổi,
bổ sung kháng nghị phúc thẩm, trong khi Quy chế 505/QĐ-VKSTC lại cho phép
này là trái với quy định của BLTTHS năm 2015. Việc quy định chỉ VKS ra quyết định kháng nghị thì mới được quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị như BLTTHS năm 2015 là hợp lý. Vì nếu quyền được thay đổi, bổ sung kháng nghị phúc thẩm tại
phiên tịa thuộc về KSV THQCT thì sẽ khơng đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất trong ngành Kiểm sát, KSV trước khi xét xử phải được lãnh đạo Viện xét phê duyệt đề xuất, quan điểm trong việc giải quyết vụ án.
Giới hạn của việc bổ sung, thay đổi kháng nghị phúc thẩm là không được làm xấu đi tình trạng của bị cáo. Thời điểm của việc thay đổi, bổ sung kháng nghị là trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa. Quy định như vậy của BLTTHS năm 2015 là
chưa hợp lý, vì việc thay đổi, bổ sung kháng nghị của VKS nếu vẫn còn thời hạn
kháng nghị thì VKS vẫn được quyền quyết định nội dung kháng nghị của mình,
khơng phụ thuộc nội dung kháng nghị đó có làm xấu hơn tình trạng của bị cáo. Tại tiểu mục 7.1, mục 7, phần I Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005
hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần “Xét xử phúc thẩm” của BLTTHS
2003 quy định, “trong trường hợp vẫn còn thời hạn kháng nghị thì VKS đã kháng
nghị có quyền bổ sung, thay đổi nội dung kháng nghị đối với phần hoặc tồn bộ bản án mà mình có quyền kháng nghị theo hướng có lợi hoặc khơng có lợi cho bị cáo.
Trong trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị thì trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, VKS đã kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi nội dung kháng
nghị, nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo”. Vì vậy, sẽ hợp lý hơn
nếu BLTTHS năm 2015 cũng phân chia các trường hợp VKS có quyền thay đổi, bổ
sung kháng nghị phúc thẩm khi còn thời hạn kháng nghị phúc thẩm và trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị phúc thẩm như Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP.
Như thế nào là“làm xấu hơn tình trạng của bị cáo” thì hiện nay vẫn còn
nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng “Tất cả những bổ sung, thay
đổi theo hướng bất lợi cho bị cáo về mặt hình sự, dân sự, án phí và xử lý vật
chứng… đều làm xấu hơn tình trạng của bị cáo”22. Quan điểm khác lại cho rằng
làm xấu hơn tình trạng của bị cáo là “làm cho bị cáo có bất lợi hơn về mặt hình sự;
Những sửa đổi, bổ sung kháng nghị theo hướng tăng mức bồi thường khơng phải là
làm xấu hơn tình trạng của bị cáo”23. Hay tác giả Phan Thị Thanh Mai lại cho rằng
làm xấu đi tình trạng của bị cáo là “làm bị cáo bất lợi hơn về mặt hình sự, kể cả
những trường hợp tăng mức bồi thường dẫn đến việc bị cáo có thể phải chịu những
22 Nguyễn Đức Mai (1994), “Thế nào là làm xấu hơn tình trạng của bị cáo trong xét xử phúc thẩm”, Tạp chí
TAND, số 08, tr.19.
23 Lưu Tiến Dũng (1992), “Xung quanh vấn đề về sửa đổi nội dung kháng nghị, rút kháng nghị”, Tạp chí
chế tài hình sự nặng hơn”24. Hiện nay, khơng có bất cứ quy định của pháp luật nào giải thích rõ như thế nào là “khơng được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo”.
Trước đây, Thông tư liên tịch số 01-TANDTC-VKSNDTC/TTLT ngày
08/12/1988 của VKSND tối cao, TAND tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong BLTTHS năm 1988 (đã hết hiệu lực) có quy định như thế nào là làm xấu hơn
tình trạng của bị cáo. Khoản 2 Mục VI Thơng tư này quy định “Làm xấu hơn tình
trạng của bị cáo là làm cho bị cáo có thể bị TA cấp phúc thẩm phạt nặng hơn, áp
dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn hoặc tăng mức bồi thường so với quyết
định của TA cấp sơ thẩm. Do đó, người đã kháng cáo hoặc VKS đã kháng nghị
theo hướng giảm nhẹ cho bị cáo so với quyết định của TA cấp sơ thẩm, thì khơng
được bổ sung hoặc thay đổi theo hướng tăng nặng cho bị cáo. Nếu đã kháng cáo
hoặc kháng nghị theo hướng tăng nặng hình phạt thì khơng được bổ sung thêm hình phạt khác hoặc thay bằng loại hình phạt khác nặng hơn”. Như vậy, thơng tư này đã
hướng dẫn việc bổ sung, thay đổi kháng nghị khi làm cho bị cáo bị phạt nặng hơn,
áp dụng tội nặng hơn, thậm chí tăng mức bồi thường thiệt hại thì được coi là làm
xấu hơn tình trạng của bị cáo. Tuy nhiên, quy định này được hướng dẫn cho
BLTTHS năm 1988, đã hết hiệu lực. Cịn đối với BLTTHS năm 2015 thì hiện chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
Tất cả các quan điểm trên khi giải thích “làm xấu hơn tình trạng của bị cáo”
đều không làm rõ được vấn đề sau đây:
Một là, việc thay đổi, bổ sung kháng nghị trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại
phiên tòa (mà đã hết thời hạn kháng nghị) làm xấu hơn tình trạng của bị cáo so với cái gì, so với nội dung kháng nghị trước đó hay so với quyết định mà TA cấp sơ
thẩm đã tuyên (trong bản án hoặc quyết định của TA cấp sơ thẩm). Thông tư 01
ngày 08/12/1988 dễ gây hiểu nhầm khi quy định việc làm xấu hơn tình trạng của bị cáo “là làm cho bị cáo có thể bị TA cấp phúc thẩm phạt nặng hơn, áp dụng điều
khoản BLHS về tội nặng hơn hoặc tăng mức bồi thường so với quyết định của TA
cấp sơ thẩm”; còn đối với ba quan điểm cịn lại thì việc làm xấu hơn tình trạng của
bị cáo là so với nội dung kháng nghị của mà VKS đã ban hành trước đó. Nhìn nhận một cách logic, nếu luật đã cho phép trường hợp thay đổi, bổ sung kháng nghị thì có thể hiểu là việc làm thay đổi, bổ sung kháng nghị này khơng được làm xấu hơn tình
trạng của bị cáo so với nội dung kháng nghị trước đó. Bên cạnh đó, pháp luật quy
định việc thay đổi, bổ sung kháng nghị tại phiên tòa bị giới hạn bởi nguyên tắc
24 Phan Thị Thanh Mai (2003), “Bàn về nguyên tắc không làm xấu hơn tình trạng của bị cáo”, Tạp chí Luật
khơng được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo là nhằm đảm bảo nguyên tắc tranh
tụng tại phiên tịa phúc thẩm và tính nhân đạo của pháp luật đối với người phạm tội.
Người bào chữa cho bị cáo đã chuẩn bị các luận cứ, lập luận để bào chữa theo hướng giảm nhẹ cho bị cáo dựa trên căn cứ kháng nghị của VKS. Nếu hết thời hạn
kháng nghị mà trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa, VKS thay đổi, bổ
sung nội dung kháng nghị theo hướng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo so với
kháng nghị trước đó, thì người bào chữa cho bị cáo sẽ khơng thể đưa ra căn cứ lập luận nhằm bảo vệ cho bị cáo, do đó khơng đảm bảo ngun tắc tranh tụng của xét xử, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bị cáo.
Hai là, việc thay đổi, bổ sung kháng nghị khơng được làm xấu hơn tình trạng
của bị cáo dựa trên những cơ sở nhất định để đánh giá. Để đánh giá những cơ sở làm xấu hơn tình trạng của bị cáo thì cần chú ý đến Điều 357 và Điều 358 BLTTHS năm 2015 quy định thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, hủy bản án sơ
thẩm khi có kháng cáo, kháng nghị. Nội hàm của Điều 357 BLTTHS quy định thẩm
quyền quyết định của TA cấp phúc thẩm là sửa án sơ thẩm theo hướng có lợi hoặc
khơng có lợi cho bị cáo. Theo đó, nếu có kháng nghị phúc thẩm trong trường hợp
theo hướng tăng nặng thì HĐXX phúc thẩm có thể xem xét và quyết định tăng hình
phạt, áp dụng điều, khoản của BLHS về tội nặng hơn; áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp; tăng mức bồi thường thiệt hại, chuyển sang hình phạt thuộc loại nặng hơn, khơng cho bị cáo được hưởng án treo. Điều 358 BLTTHS năm 2015 quy định về hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại.Theo đó, HĐXX có quyền hủy án sơ thẩm khi người được TA cấp sơ thẩm tun khơng có tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội hoặc là khi việc miễn TNHS, miễn hình phạt, áp dụng biện pháp tư pháp của TA cấp sơ thẩm khơng có căn cứ. Như vậy, có thể nhận thấy, thẩm
quyền của TA cấp phúc thẩm trong những trường hợp này là theo hướng tăng nặng
hơn so với bản án sơ thẩm. Thuật ngữ theo “hướng tăng nặng” hay “làm xấu hơn tình
trạng của bị cáo” có nội làm tương tự nhau. Do vậy, có thể hiểu, thuật ngữ “làm xấu
hơn tình trạng của bị cáo” tại khoản 1 Điều 342 BLTTHS năm 2015 là các trường
hợp như tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của BLHS về tội nặng hơn cho bị cáo; áp dụng hình phạt bổ sung, áp dụng biện pháp tư pháp cho bị cáo; tăng mức bồi thường thiệt hại cho bị cáo, chuyển sang hình phạt thuộc loại nặng hơn hoặc không
cho bị cáo được hưởng án treo, miễn THNS, miễn hình phạt.
- Rút kháng nghị phúc thẩm (Điều 324 BLTTHS năm 2015)
Điều 342 BLTTHS năm 2015 quy định:“…VKS ra quyết định kháng nghị
vậy, khác với quy định về việc thay đổi, bổ sung kháng nghị phúc thẩm thì việc rút
kháng nghị phúc thẩm khơng ràng buộc bất kỳ điều kiện nào, VKS cùng cấp hoặc
VKS cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị phúc thẩm trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tịa mà khơng bị ràng buộc bởi nguyên tắc không được làm xấu
hơn tình trạng của bị cáo.
Hậu quả của việc rút kháng nghị phúc thẩm được quy định tại Điều 342 và Điều 348 BLTTHS năm 2015. Trường hợp VKS rút toàn bộ kháng nghị thì TA cấp
phúc thẩm phải đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với vụ án. Việc đình chỉ xét xử
phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, đối
với việc rút toàn bộ kháng nghị tại phiên tịa thì do HĐXX quyết định. Bản án sơ
thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày TA cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm. Trong trường hợp VKS rút một phần kháng nghị phúc thẩm thì TA xét
xử phúc thẩm cũng đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng nghị bị rút này.
Trước đây, BLTTHS năm 2003 không quy định về trường hợp rút một phần kháng
nghị thì hậu quả pháp lý như thế nào, Nghị quyết 05/2005/NQ- HĐTP ngày
08/12/2005 của HĐTP TAND tối cao hướng dẫn cho BLTTHS năm 2003 lại phân
chia việc rút một phần kháng nghị phúc thẩm ra làm hai trường hợp là trước khi mở