Biện pháp bảo đảm hiệu quả áp dụng quy định về căn cứ và thời hạn kháng nghị phúc thẩm

Một phần của tài liệu Kháng nghị phúc thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 33 - 40)

kháng nghị phúc thẩm

1.3.1. Biện pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự và hướng dẫn áp dụng pháp luật về căn cứ, thời hạn kháng nghị phúc thẩm

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật tố tụng

hình sự về căn cứ kháng nghị phúc thẩm

- Bổ sung vào BLTTHS năm 2015 quy định về “Căn cứ kháng nghị phúc thẩm”. Hiện nay, BLTTHS năm 2015 không quy định về căn cứ kháng nghị phúc

thẩm, nhưng có quy định về căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

(Điều 371, 398 BLTTHS năm 2015), trong khi đó, Điều 5 Luật Tổ chức VKSND năm 2014 quy định căn cứ chung để VKS tiến hành kháng nghị: “Trường hợp hành

vi, bản án, quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp

có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm quyền con người, quyền công dân,

lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân thì Viện kiểm sát nhân

dân có quyền phải kháng nghị” và Điều 37 Quy chế 505/QĐ-VKSTC của Viện

trưởng VKSND tối cao (văn bản mang tính nội bộ ngành) quy định về căn cứ kháng

nghị phúc thẩm và các căn cứ này cơ bản phù hợp với thực tiễn đã được tổng kết

nên cần tiếp tục được kế thừa, quy định của BLTTHS.

Để đảm bảo tính thống nhất của pháp luật, có cơ sở pháp lý cho VKS các cấp

tiến hành kháng nghị phúc thẩm, tránh việc kháng nghị phúc thẩm tùy tiện, khơng có căn cứ, nể nang, tùy nghi áp dụng, nhận thức thiếu thống nhất giữa VKS và TA hay TA cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng nghị phúc thẩm. Do vậy, đồng ý với các tác giả Phan Thị Thanh Trang, Bùi Thị Linh, Nguyễn Thị Thị Thu Hà..., kiến nghị BLTTHS cần quy định căn cứ kháng nghị như sau:

Điều … Căn cứ kháng nghị phúc thẩm hình sự.

Bản án, quyết định sơ thẩm của TA chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm khi có một trong các căn cứ:

1. Việc điều tra, xét hỏi tại phiên tịa sơ thẩm khơng đầy đủ dẫn đến đánh giá khơng đúng tính chất của vụ án;

2. Kết luận, quyết định trong bản án, quyết định sơ thẩm khơng phù hợp với

các tình tiết khách quan của vụ án;

3. Có sai lầm trong việc áp dụng các quy định của BLHS, BLDS và các văn bản pháp luật khác;

4. Thành phần HDXX sơ thẩm khơng đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về TTTT.

- Quy định cụ thể điều kiện TA được giải thích, sửa chữa bản án, quyết định

để thi hành và trường hợp được đính chính bản án, quyết định của TA.

Điều 365 BLTTHS năm 2015 chỉ quy định TA đã ra bản án, quyết định giải

thích, sửa chữa bản án, quyết định những điểm chưa rõ để thi hành, không quy định về “đính chính bản án, quyết định của TA”. Tuy nhiên, khi phát hiện có vi phạm,

nhiều TA coi đó là lỗi ban hành văn bản và ban hành thơng báo đính chính bản án

HSST21 việc TA không ra quyết định giải thích, sửa chữa bản án chưa rõ và thơng

báo đính chính cả những vi phạm nghiêm trọng về TTTT là không đúng quy định của

BLTTHS, làm ảnh hưởng đến việc xác định căn cứ kháng nghị phúc thẩm và quyết

định việc kháng nghị của VKS. Tuy nhiên, thực tiễn có sự khơng thống nhất giữa

VKS ở các địa phương trong việc TA giải thích, sửa bản án,chấp nhận hoặc khơng

chấp nhận để TA đính chính bản án, quyết định khi có vi phạm nghiêm trọng TTTT

và cũng có sự khơng thống nhất trong việc kháng nghị hoặc chỉ ban hành kiến nghị. Vì vậy, cần quy định cụ thể “thể nào là những điểm chưa rõ trong bản án,

quyết định” TA cần giải thích, sửa chữa để thi hành được quy định tại Điều 365

BLTTHS năm 2015, để TA thống nhất thực hiện, tránh tình trạng lạm dụng việc

giải thích, sửa bản án có vi phạm nghiêm trọng TTTT hoặc ban hành các thơng báo

đính chính bản án trái quy định của pháp luật, là căn cứ để VKS thống nhất trong

việc xác định căn cứ kháng nghị phúc thẩm.

Đồng thời, nếu vẫn áp dụng việc đính chính bản án như một số TA áp dụng

thời gian qua, thì TAND tối cao cần quy định rõ về việc đính chính bản án (phạm

vi, thời gian, hình thức đính chính...), tránh tình trạng một số vụ án VKS kháng nghị do bản án vi phạm về nội dung, sai sót về số liệu, TA cấp sơ thẩm ngay sau đó đính chính bản án dẫn tới căn cứ kháng nghị không thuyết phục, khơng có căn cứ.

- Cần quy định rõ thế nào là kháng nghị phúc thẩm theo hướng có lợi, khơng có lợi đối với người bị kháng nghị:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 342 BLTTHS năm 2015 thì: Trước khi bắt

đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, VKS ra quyết định kháng nghị có quyền

thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo. Quy định tại Điều 336 BLTTHS năm 2015 và thực tiễn cho thấy, khi có căn cứ và quyết định kháng nghị phúc thẩm, VKS có thể kháng nghị theo hướng có lợi hoặc khơng có lợi đối với người bị kháng nghị (bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị

đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan). Các căn cứ kháng nghị phúc

thẩm khơng chỉ liên quan đến THHS mà cịn liên quan đến trách nhiệm dân sự, vấn

đề xử lý vật chứng, án phí, tịch thu tiền, tài sản…và kháng nghị phúc thẩm khơng

chỉ theo hướng có lợi, mà cịn theo hướng khơng có lợi. Như vậy, kháng nghị phúc thẩm khơng chỉ bó hẹp đối với quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến bị cáo mà còn đối với những người tham gia tố tụng khác trong vụ án hình sự.

Vì vậy, HĐTP TAND tối cao cần ban hành văn bản giải thích rõ như thế nào là kháng nghị theo hướng có lợi, kháng nghị theo hướng khơng có lợi đối với người bị kháng nghị (khơng chỉ bị cáo) trên cơ sở quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự và nên dùng thuật ngữ “có lợi”, “khơng có lợi” để phản ánh đầy đủ bản chất của các căn cứ kháng nghị và để thống nhất với Điều 379, 401 BLTTHS năm 2015, không nên dùng thuật ngữ “nặng hơn”, “nhẹ hơn” vì chỉ thể

hiện được là tội danh hay hình phạt, khung hình phạt nặng hơn, nhẹ hơn, thể hiện

không đúng bản chất nếu là mức bồi thường thiệt hại, án phí...Theo chúng tơi, cần quy định, giải thích:

+ Đối với bị cáo, kháng nghị phúc thẩm theo hướng khơng có lợi là kháng

nghị theo hướng tăng hình phạt; chuyển khung hình phạt nặng hơn; áp dụng điều

khoản của BLHS về tội nặng hơn; không cho hưởng án treo đối với bị cáo được

TA cấp sơ thẩm cho hưởng án treo; tăng mức bồi thường thiệt hại; áp dụng thêm

hình phạt bổ sung; áp dụng thêm biện pháp tư pháp so với bản án hoặc quyết định

sơ thẩm.

+ Còn kháng nghị theo hướng có lợi đối với bị cáo là kháng nghị theo hướng, miễn TNHS, miễn hình phạt, giảm hình phạt, chuyển khung hình phạt nhẹ hơn; áp dụng điều, khoản của BLHS về tội nhẹ hơn; chuyển từ hình phạt tù sang cho hưởng án treo; giảm mức bồi thường thiệt hại; giảm hoặc không áp dụng hình phạt bổ

sung, biện pháp tư pháp so với bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

+ Đối với người tham gia TTHS khác, kháng nghị phúc thẩm theo hướng

khơng có lợi là kháng nghị theo hướng giảm quyền lợi hoặc tăng nghĩa vụ đối với

họ so với bản án hoặc quyết định sơ thẩm. Cịn kháng nghị theo hướng có lợi là

kháng nghị theo hướng tăng quyền lợi hoặc giảm nghĩa vụ đối với họ so với bản

án hoặc quyết định sơ thẩm. Ví dụ: Kháng nghị giảm mức bồi thường thiệt hại của

bị cáo đối với bị hại, thì lúc này quyền lợi của bị hại bị giảm và ngược lại kháng

nghị tăng mức bồi thường thiệt hại của bị cáo đối với bị hại thì quyền lợi của bị

hại tăng.

+ Không coi là kháng nghị phúc thẩm khơng có lợi cho bị cáo hoặc người

tham gia TTHS khác khi thuộc trường hợp: Kháng nghị phúc thẩm sửa lỗi chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính tốn sai ở bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật TTHS về thời hạn kháng nghị phúc thẩm.

- Sửa đổi thời điểm tính thời hạn kháng nghị phúc thẩm hoặc rút ngắn thời

hạn mà TA gửi bản án, quyết định sơ thẩm để VKS thực hiện tốt quyền kháng nghị phúc thẩm.

Sửa đổi Điều 337 BLTTHS năm 2015 theo hướng xác định lại thời điểm tính thời hạn kháng nghị phúc thẩm của VKS, cụ thể:

1. Thời hạn kháng nghị của VKS cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày VKS nhận được

bản án sơ thẩm.

2. Thời hạn kháng nghị của VKS cùng cấp đối với quyết định của TA cấp sơ thẩm là 07 ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể từ ngày VKS nhận được

quyết định.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 262 BLTTHS năm 2015, trong thời hạn 10

ngày kể từ ngày tuyên án, TA cấp sơ thẩm phải giao bản án cho VKS cùng cấp, gửi bản án cho VKS cấp trên trực tiếp. Nếu để thời điểm tính thời hạn kháng nghị kể từ ngày TA tuyên án (cùng thời điểm tính thời hạn TA cấp sơ thẩm phải gửi bản án

cho VKS) thì sẽ mất tối đa 10 ngày để nhận được bản án của TA cấp sơ thẩm. Tương tự như vậy đối với quyết định sơ thẩm.

Như vậy, thời điểm tính thời hạn kháng nghị phúc thẩm nên quy định kể từ

ngày VKS nhận được bản án, quyết định của TA cấp sơ thẩm, khơng tính thời gian

chờ TA cấp sơ thẩm gửi bản án, quyết định là phù hợp thực tiễn. Như vậy sẽ đảm

bảo thời gian VKS nghiên cứu, xem xét cụ thể nội dung bản án, quyết định kể cả

hình thức và các vi phạm khác khi phát hành bản án, quyết định để xem xét quyết

định việc có kháng nghị phúc thẩm hay khơng.

Hoặc quy định rút ngắn thời hạn TA gửi bản án, quyết định cho VKS nhằm

đảm bảo cho VKS có thời gian nghiên cứu bản án, ban hành kháng nghị đúng thời

hạn và có chất lượng. Vì vậy, kiến nghị sửa Điều 262 BLTTHS như sau: “Trong

thời hạn 07 ngày kể từ ngày tuyên án, TA cấp sơ thẩm phải giao bản án cho bị cáo, bị hại, VKS…”.

Thứ tư, trong khi chờ hướng dẫn Điều 337 BLTTHS năm 2015 về thời hạn

kháng nghị phúc thẩm, kiến nghị TAND tối cao, VKSND tối cao thống nhất cách tính thời hạn kháng nghị phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm theo quy định tại tiểu mục 4.1 mục 4 Phần I Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng

“Xét xử phúc thẩm” của BLTTHS năm 2003 để xác định thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc của thời hạn kháng nghị.

1.3.2. Biện pháp khác bảo đảm áp dụng đúng quy định về căn cứ và thời hạn kháng nghị phúc thẩm

Thứ nhất, các biện pháp bảo đảm áp dụng đúng căn cứ kháng nghị

phúc thẩm

- Công tác kháng nghị cần được chỉ đạo kịp thời, sâu sát, toàn diện, cụ thể,

đảm bảo kháng nghị khi ban hành phải có căn cứ vững chắc. Điều này đặt ra yêu

cầu đối với lãnh đạo đơn vị là phải hết sức nghiêm túc trong hoạt động duyệt báo

cáo đề xuất của KSV: phải trực tiếp đọc báo cáo đề xuất, nghe KSV báo cáo vi

phạm của bản án, quyết định. Đối với những vụ án khó, phức tạp KSV báo chưa rõ ràng về căn cứ để quyết định việc kháng nghị thì lãnh đạo đơn vị phải trực tiếp

nghiên cứu hồ sơ trước khi quyết định, khi thấy cần thiết phải trao đổi, xin ý kiến

của Ủy ban kiểm sát, VKS cấp trên về việc kháng nghị. Đối với các trường hợp

pháp luật quy định chưa rõ ràng, mâu thuẫn, những vi phạm đã kháng nghị nhưng

TA không chấp nhận thì khơng kháng nghị. Báo cáo đề xuất kháng nghị, lãnh đạo

đơn vị phải có bút phê thể hiện cụ thể quan điểm chỉ đạo, nếu đồng ý kháng nghị

phải xác định cụ thể vi phạm sẽ kháng nghị hướng kháng nghị, hình thức kháng

nghị phải đảm bảo đúng mẫu, kháng nghị phải xác định rõ mức độ vi phạm của bản án, viện dẫn đầy đủ, đúng căn cứ pháp lý chứng minh thì mới ký ban hành.

- Chú trọng cơng tác đánh giá, bố trí, bổ nhiệm KSV có đủ phẩm chất, năng

lực đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao, trong đó cơng tác kháng nghị

nói chung, kháng nghị phúc thẩm nói riêng. Việc đánh giá, bố trí sử dụng KSV cần

căn cứ vào hệ thống tiêu chuẩn chức danh, hiệu quả hoạt động chuyên môn nghiệp

vụ, khả năng nghiên cứu, đề xuất, xử lý các tình huống trong thực tiễn và ý thức,

trách nhiệm của KSV trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

- KSV phải thực hiện nghiêm túc các quy định tại Chỉ thị số 03/2008/CT-

VKSTC-VPT1 ngày 19/6/2008 và Điều 30, 32 Quy chế 505/QĐ-VKSTC khi tiếp

nhận bản án HSST, KSV phải đọc và nghiên cứu kỹ nội dung và hình thức của bản án, rà soát, đối chiếu cụ thể với từng nội dung, điều luật để phát hiện vi phạm. Khi

phát hiện bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp

luật, KSV phải báo cáo ngay với lãnh đạo để xem xét việc kháng nghị.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về kháng nghị phúc

thẩm, nhất là về nội dung các căn cứ kháng nghị phúc thẩm, kỹ năng xác định căn cứ kháng nghị phúc thẩm; làm tốt công tác tổng kết thực tiễn xác định căn cứ kháng

nghị để rút ra những kinh nghiệm tốt và phổ biến trong toàn ngành, cũng như tháo gỡ những khó khăn vướng mắc nảy sinh từ thực tiễn.

Thứ hai, các biện pháp khác bảo đảm thời hạn kháng nghị phúc thẩm.

- VKS cùng cấp phải chủ động, thường xuyên đôn đốc TA gửi bản án, quyết

định sơ thẩm đúng quy định. Xây dựngquy chế phối hợp giữa TA-VKS trong việc

gửi bản án HSST. Bên cạnh đó, thường xun tích lũy vi phạm, thơng tin trao đổi

giữa VKS các cấp để kiến nghị TA cùng cấp hoặc TA cấp dưới yêu cầu khắc phục

việc gửi bản án sơ thẩm không đầy đủ và quá hạn luật định để VKS thực hiện việc kháng nghị đảm bảo thời hạn theo quy định.

- Tăng cường phối hợp giữa VKS các cấp, đối với vụ án có kháng nghị hoặc

báo cáo đề nghị kháng nghị, nhất là những vụ án quan điểm giữa các cơ quan tiến

hành tố tụng khác nhau. VKS cấp tỉnh, cấp huyện phải thực hiện đúng, đầy đủ các yêu cầu trong hoạt động trao đổi, xin ý kiến thỉnh thị VKS cấp trên, bảo đảm

nguyên tắc tập trung thống nhất trong ngành. Đồng thời phải xây dựng cơ chế để

quản lý chặt chẽ tình trạng án bị hủy, sửa của đơn vị, cũng như kết quả giải quyết

kháng nghị phúc thẩm mà đơn vị đã ban hành.

Định kỳ hàng tháng, Phòng nghiệp vụ của VKS cấp tỉnh, cán bộ tổng hợp

chuyên trách của VKS cấp huyện được giao nhiệm vụ phải có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện kháng nghị phúc thẩm với lãnh đạo Viện, đồng thời chuẩn bị đầy

đủ các tài liệu trong hồ sơ vụ án ngay sau khi kết thúc phiên tòa xét xử sơ thẩm để

khi có yêu cầu chuyển hồ sơ kiểm sát phải chuyển ngay, không để xảy ra trường

hợp kéo dài thời gian chuyển hồ sơ. Khi báo cáo đề nghị VKSND cấp cao xem xét

Một phần của tài liệu Kháng nghị phúc thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 33 - 40)