Thực tiễn bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm

Một phần của tài liệu Kháng nghị phúc thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 47 - 59)

2.1.1. Tình hình áp dụng bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm - Tình hình bổ sung, thay đổi kháng nghị phúc thẩm

Từ năm 2018 đến 2020, VKS các cấp đã bổ sung kháng nghị phúc thẩm 202 vụ (chiếm tỷ lệ 6.6%), 232 bị cáo (chiếm tỷ lệ 4.6%); thay đổi kháng nghị phúc thẩm 167 vụ (chiếm tỷ lệ 5.5%), 199 bị cáo (chiếm tỷ lệ 4.0%) [Bảng 1.4]. Việc bổ sung, thay đổi

kháng nghị chủ yếu được thực hiện trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa và nội

dung bổ sung chủ yếu là cơ sở pháp lý, căn cứ kháng nghị là rõ hơn các yêu cầu của

VKS đối với vụ án, bị cáo; các bổ sung, thay đổi trong thời hạn kháng nghị có cả bổ sung, thay đổi theo hướng theo cả hướng có lợi hoặc khơng có lợi cho bị cáo, cịn sau khi hết thời hạn kháng nghị, việc bổ sung, thay đổi kháng nghị chủ yếu là bổ sung thêm

cơ sở pháp lý, tài liệu, chứng cứ để làm rõ cơ sở, căn cứ của việc kháng nghị và yêu cầu đã nêu trong quyết định kháng nghị trước đó hoặc thay đổi theo có lợi cho bị cáo như áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, giảm nhẹ hình phạt…

Bảng 1.4: Số vụ án, bị cáo mà VKS có bổ sung, thay đổi kháng nghị phúc thẩm Năm Kháng nghị phúc thẩm Bổ sung kháng nghị phúc thẩm Thay đổi kháng nghị phúc thẩm Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo

2018 809 1626 85 97 46 54

2019 1328 1724 117 124 70 83

2020 907 1672 94 102 51 62

27 Nguyễn Hữu Hậu (2008), Công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự của VKSND cấp huyện đối với bản án,

Tổng 3044 5022 296 323 167 199

Tỷ lệ % 9.7 6.4 5.5 4.0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2018, 2019, 2020 của

VKSND tối cao)

*Điển hình: Khoảng 08 giờ ngày 23/01/2018, Đào Văn Tính đến nhà Sùng

Nủ Duân ở huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk hỏi mua hêrôin. Duân đã bán cho Tính 01 gói với giá 200.000 đồng. Sau đó, Tính vào phịng nhà Duân sử dụng. Trong lúc Tính đang sử dụng thì bị bắt quả tang, thu giữ của Tính tổng cộng 1,7999 gam ma túy, loại hêrơin. Q trình điều tra và tại phiên tịa, Dn khai cịn bán cho Tính 02

lần khác, mỗi lần thu lợi số tiền 100.000 đồng. Cơ quan điều tra, kết luận đề nghị

truy tố và VKSND huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk truy tố Duân về tội mua bán

trái phép chất ma túy theo điểm b khoản 2 Điều 251 BLHS 2015. Bản án HSST số 26/2018/HS-ST ngày 13/6/2018, TAND huyện Krông Năng xử phạt bị cáo Duân 07

năm tù về tội mua bán trái phép chất ma túy.

Ngày 10/7/2018, VKSND tỉnh Đăk Lăk đã ban hành Quyết định kháng nghị

số 81/QĐ-VKS-P7, theo hướng hủy Bản án HSST số 26/2018/HS-ST để điều tra lại truy cứu bổ sung tội “Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy” đối với bị cáo Duân. Bởi vì: Duân đã sử dụng nhà riêng thuộc quyền quản lý của mình cho Tính sử dụng trái phép chất ma túy. Hành vi của Duân đã phạm vào tội “chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy”, quy định tại Điều 256 BLHS năm 2015, cấp sơ

thẩm không xem xét là bỏ lọt tội phạm.

Ngày 18/7/2018, VKSND tỉnh Đăk Lăk tiếp tục có văn bản bổ sung thêm cơ sở pháp lý của căn cứ vào Quyết định kháng nghị, cụ thể: theo hướng dẫn tại điểm b tiết 7.3 mục 7 Phần II của Thông tư liên tịch số 17/2007 ngày 24/12/2007 của liên

ngành trung ương hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội

phạm về ma túy” của BLHS năm 1999 đã bị bãi bỏ theo quy định tại Điều 3 của

Thông tư liên tịch số 08/2015 ngày 14/11/2015 sửa đổi, bổ sung một số điểm của

Thông tư liên tịch số 17/2007 nói trên: “Thông tư liên tịch này có hiệu lực kể từ

ngày 30/12/2015. Bãi bỏ các hướng dẫn tại điểm đ tiết 3.7 mục 3 Phần II; điểm b

tiết 7.3 mục 7 Phần II; mục 8 Phần II của Thông tư liên tịch số 17/2007”. Do đó, bị cáo Duân phải chịu TNHS về tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, khơng phụ thuộc vào việc Dn có nghiện ma túy hay không.

Kháng nghị của VKSND tỉnh Đăk Lăk được TAND tỉnh chấp nhận hủy Bản án HSST để điều tra lại đối với bị cáo Duân, theo hướng truy cứu bổ sung tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy.

Như vậy, việc bổ sung kháng nghị của VKSND tỉnh Đăk Lăk là bổ sung

thêm căn cứ, cơ sở pháp lý của căn cứ kháng nghị, giúp cho quyết định kháng nghị

trước đó được chặt chẽ, đầy đủ hơn, mặc dù việc bổ sung kháng nghị theo hướng

bất lợi cho bị cáo những việc bổ sung này còn trong thời hạn kháng nghị.

- Tình hình rút kháng nghị phúc thẩm

Từ năm 2018 đến năm 2020, VKS các cấp đã rút 176 vụ-324 bị cáo trên tổng số kháng nghị phúc thẩm là 3044 vụ, 5022 bị cáo, chiếm tỷ lệ 5.9% số vụ án và

6.3% số bị cáo có kháng nghị phúc thẩm [Bảng 1.5]. Việc rút kháng nghị đa số thực hiên theo đúng quy định của pháp luật, do xét thấy quyết định kháng nghị trước đó khơng cần thiết, khơng có căn cứ, cơ sở pháp lý rõ ràng, cụ thể, chắc chắn hoặc do

nhầm lẫn, sai sót từ đó bổ sung, thay đổi kháng nghị cho phù hợp hoặc khắc phục những nhầm lẫn, sai sót của việc rút quyết định kháng nghị.

Bảng 1.5: Số vụ án, bị cáo mà VKS rút kháng nghị phúc thẩm Năm

Kháng nghị

phúc thẩm Rút kháng nghị phúc thẩm Tỷ lệ (%) Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo

2018 809 1626 57 94 7.0 5.8

2019 1328 1724 75 113 5.6 6.6

2020 907 1672 49 107 5.4 6.4

Tổng 3044 5022 176 324 5.9 6.3

(Nguồn:Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2018, 2019, 2020 của

VKSND tối cao)

2.2.2. Những hạn chế, vướng mắc trong bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị

phúc thẩm

- Những hạn chế, vướng mắc:

+ Bổ sung kháng nghị do quyết định kháng nghị trước đó căn cứ, lý do, yêu

cầu kháng nghị chưa đầy đủ, rõ ràng, cụ thể:

* Điển hình: Quyết định kháng nghị số 81/QĐ-VKS-P7 ngày 10/7/2018 đối

với vụ án Sùng Nú Duân nêu trên. Khi ban hành, VKSND tỉnh Đăk Lăk đã nêu chưa

đầy đủ cơ ở pháp lý minh chứng cho việc kháng nghị theo hướng hủy Bản án HSST

của TAND huyện Krông Năng để điều tra, truy tố, xét xử lại đối với bị cáo Duân,

theo hướng truy cứu bổ sung tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy. Cho nên sau đó ngày 18/7/2018, VKSND tỉnh Đăk Lăk đã bổ sung thêm vào kháng nghị

trước đó cơ sở pháp lý giúp cho kháng nghị thêm chính xác, đầy đủ, chắc chắn. Tuy

nhiên, đây cũng thể hiện là một hạn chế của VKS khi ban hành quyết định kháng

+Bổ sung, thay đổi kháng nghị sau khi hết thời hạn kháng nghị với yêu cầu bất lợi cho bị cáo nên khơng được Tịa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng nghị.

*Điển hình: Khoảng 22 giờ ngày 30/9/2019, Nguyễn Bá Hải mua 01 triệu

đồng ma túy của người tên Cu (khơng xác định) để sử dụng. Sau đó, Hải gọi điện rủ Đoàn Thị Thùy Trang thuê nhà nghỉ để sử dụng ma túy, Trang đồng ý. Hải và Trang đi đến Nhà nghỉ Salyna Hotel ở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Trên đường đi,

Hải điện thoại cho 02 người tên Tuấn và Tè (không xác định) rủ sử dụng ma túy,

Toàn và Tè đồng ý. Hải báo Tuấn mang dụng cụ sử dụng ma túy (nỏ) đến Nhà nghỉ Salyna Hotel. Khoảng 23 giờ cùng ngày, tại phòng số 305 Nhà nghỉ Salyna Hotel, Hải lấy ma túy đã mua trước đó bỏ vào dụng cụ sử dụng ma túy do Tuấn mang đến rồi cùng Trang, Tuấn, Tè sử dụng. Đến khoảng 01 giờ ngày 01/10/2019, Tuấn và Tè

đi về, còn lại Hải và Trang tiếp tục cùng sử dụng ma túy. Số ma túy còn lại Hải cho

vào 01 hộp nhựa cất giấu ở đầu giường trong phòng nghỉ. Đến 08 giờ ngày

01/10/2019, bị bắt quả tang thu giữ của Hải 1,152 gam Methamphetamine.

Bản án HSST số 85/2019/HSST ngày 25/12/2019 của TAND quận Cẩm Lệ, áp dụng điểm c khoản 1 Điều 249; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 BLHS năm

2015 xử phạt Hải 12 tháng tù về tội tàng trữ trái phép chất ma túy.

Ngày 20/01/2020, VKSND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định

kháng nghị số 02/QĐ-VKS-P7, theo hướng khơng áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS

“Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”, do có 01 biên bản ghi lời

khai và 01 biên bản hỏi cung bị can thể hiện Hải khai báo quanh co, không thừa

nhận hộp nhựa màu đen cất giấu ở đầu giường đựng 1,152 gam Methamphetamine

là do mình cất giấu, từ đó đề nghị tăng hình phạt đối với Hải.

Ngày 07/02/2020, VKSND thành phố Đà Nẵng đã có văn bản bổ sung, thay đổi kháng nghị, cụ thể: Đề nghị TAND thành phố Đà Nẵng hủy Bản án HSST số

85/2019/HSST ngày 25/12/2019 của TAND quận Cẩm Lệ để điều tra lại theo hướng truy cứu TNHS Hải thêm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Bởi vì, Hải đã

thực hiện nhiều hành vi để tổ chức cho người khác sử dụng ma túy như: Cung cấp

chất ma túy (đi mua mang về để cùng sử dụng); tìm người sử dụng ma túy (điện thoại

rủ Trang, Tuấn, Tè); thuê địa điểm là phòng 305 Nhà nghỉ Salyna Hotel để cùng sử

dụng ma túy với các đối tượng Trang, Tuấn, Tè; phân công Tuấn, Tè chuẩn bị dụng cụ sử dụng ma túy (nỏ). Theo hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 6.1 mục 6 Thơng tư liên tịch số 17/2007, thì các hành vi trên của Hải đã đủ yếu tố cấu thành tội tổ chức sử

dụng trái phép chất ma túy, theo Điều 255 BLHS 2015. Điểm a tiểu mục 6.2 mục 6 Thông tư liên tịch số 17/2007 chỉ cho phép loại trừ TNHS về tội tổ chức sử dụng trái

phép chất ma túy trong trường hợp “Người nghiện ma túy có chất ma túy (khơng

phân biệt nguồn gốc ma túy do đâu mà có) cho người nghiện ma túy khác chất ma túy

để cùng sử dụng trái phép…“, chứ không loại trừ TNHS đối với người có hành vi tổ

chức khác như: “Người chuẩn bị địa điểm”, “Người tìm người khác sử dụng ma túy”, “Người phân công người khác chuẩn bị dụng cụ để sử dụng ma túy”...

Tuy nhiên, việc bổ sung, thay đổi này của VKSND thành phố Đà Nẵng được

thực hiện sau khi đã hết thời hạn kháng nghị và theo hướng bất lợi cho bị cáo nên

TAND thành phố Đà Nẵng đã không chấp nhận kháng nghị phúc thẩm, nên

VKSND cấp cao tại Đà Nẵng đã phải kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối

với Bản án HSST số 85/2019/HSST ngày 25/12/2019.

+Thay đổi kháng nghị do kháng nghị thiếu cơ sở, căn cứ, chưa chính xác.

*Điển hình: Ngày 29/8/2017, xuất phát từ việc chị Nguyễn Thị Thi từ chối tình cảm, Trần Hậu Trí đã cất giấu dao trong người rồi đến nhà đe dọa phá vỡ hạnh

phúc gia đình chị Thi, chị Thi lo sợ đã báo Công an và nhờ các anh Vinh, Thuần

đến giúp đỡ. Tại nhà chị Thi, Trí đã vô cớ dùng dao đâm nhiều nhát vào vùng ngực,

bụng làm thủng tim, phổi làm anh Vinh tử vong và đâm nhiều nhát vào người anh Thuần gây ra 08 vết thương, gây tổn thương màng phổi thương tích 32%.

Bản án HSST số 113/HS-ST ngày 19/6/2018 của TAND tỉnh Gia Lai, đã áp dụng điểm n khoản 1 Điều 93; điểm a, i khoản 1 Điều 104; điểm p khoản 1, khoản 2

Điều 46; khoản 1 Điều 50 BLHS năm 1999, xử phạt Trí 17 năm tù về tội giết người,

06 năm từ về tội “cố ý gây thương tích”. Tổng hợp hình phạt hai tội, buộc bị cáo

chấp hành hình phạt là 23 năm tù.

Ngày 09/7/2018, VKSND tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định kháng nghị số 38/QĐ-VKS-P7 kháng nghị một phần Bản án HSST số 31/2018/HSST ngày

19/6/2018 của TAND tỉnh Gia Lai theo hướng tăng nặng hình phạt đối với Trí về

tội giết người.

Ngày 27/7/2018, VKSND cấp cao tại Đà Nẵng đã thay đổi kháng nghị của

VKSND tỉnh Gia Lai theo hướng: Sửa bản án HSST nêu trên, áp dụng thêm điểm e khoản 1 Điều 48; áp dụng điểm a, n khoản 1 Điều 93 BLHS 1999 xét xử bị cáo Trí về tội giết người, chuyển từ hình phạt tù có thời hạn sang tù chung thân và đình chỉ xét xử bị cáo đối với tội cố ý gây thương tích. Bởi vì, hành vi dùng dao đâm nhiều nhát và những vùng trọng yếu trên cơ thể anh Vinh, Thuần gây ra cái chết cho anh Vinh; còn đối với anh Thuần khơng chết là ngồi ý muốn của bị cáo nên Trí chỉ phạm một tội giết người. Hành vi của bị cáo Trí là rất quyết liệt, quyết tâm thực hiện tội phạm

người và 02 tình tiết định khung tăng nặng “giết nhiều người" và “có tính chất côn

đồ” theo điểm a, n khoản 1 Điều 93 BLHS năm 1999. Đồng thời, TA cấp sơ thẩm đã

bỏ sót tình tiết tăng nặng “cố tình thực hiện tội phạm đến cùng” quy định tại điểm e khoản 1 Điều 48 BLHS. Từ đó, tuyên phạt bị cáo Trí mức án 23 năm tù đối với 02 tội

danh nêu trên là quá nhẹ, không tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội

mà bị cáo đã gây ra, không đủ sức răn đe, giáo dục riêng và phòng ngừa chung.

Như vậy, VKSND cấp cao tại Đà Nẵng đã thay đổi, bổ sung kháng nghị phúc

thẩm của VKSND tỉnh Gia Lai do quyết định kháng nghị trước đó của VKSND tỉnh Gia Lai chưa đầy đủ, chính xác.

+ VKS ban hành kháng nghị nhưng rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị

nhưng sau đó nhận thấy việc rút kháng nghị là khơng chính xác, có sai sót, nhầm

lẫn nên bổ sung, thay đổi kháng nghị (bao gồm kháng nghị lại hoặc thay bằng một quyết định kháng nghị mới).

*Điển hình: Ngày 07/10/2018, Phạm Văn Đơ (SN 2004, ngụ tại Đồng Than, Yên Mỹ, Hưng Yên, 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trộm cắp tài sản) thường xuyên đi lang thang, tìm chỗ sơ hở để trộm cắp tài sản, thuê xe taxi lên thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để trộm cắp. Sau đó, Đơ đến siêu thị điện máy Trần Anh, thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ giả vờ mua hàng để quan sát, xác định khu vực để điện thoại giá trị cao, hệ thống camera an ninh, chỗ ẩn nấp…Chiều

ngày 08/10/2018, Đô tiếp tục vào siêu thị lẩn trốn, chờ thời cơ thuận lợi gây án.

Sáng ngày 09/10/2018, Đô đã lấy 10 điện thoại di động trị giá 289.500.000 đồng. Khoảng 8 giờ 30 phút ngày 09/10/2018, bảo vệ của siêu thị phát hiện mất trộm 10 điện thoại đã báo Công an thành phố Việt Trì huy động lực lượng, tiến hành các biện pháp điều tra, truy tìm và bắt được Đô đang lẩn trốn tại Hà Nội.

Bản án HSST số 35/2019/HS-ST ngày 19/3/2019 của TAND thành phố Việt

Trì đã áp dụng Điểm a khoản 3 điều 173, điểm s khoản 1, khoản 2 điều 51, Điều 36,

Điều 91, Điều 100 BLHS năm 2015, xử phạt bị cáo Đô 36 tháng cải tạo không giam giữ về tội trộm cắp tài sản, quyết định về bồi thường thiệt hại.

Một phần của tài liệu Kháng nghị phúc thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 47 - 59)