Biện pháp bảo đảm hiệu quả áp dụng quy định về bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm

Một phần của tài liệu Kháng nghị phúc thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 59 - 66)

bảo vệ các kháng nghị phúc thẩm31.

2.3. Biện pháp bảo đảm hiệu quả áp dụng quy định về bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm rút kháng nghị phúc thẩm

2.3.1. Biện pháp hoàn thiện pháp luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật về bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về thay đổi, bổ sung kháng nghị phúc thẩm.

- Bổ sung thẩm quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị phúc thẩm đối với VKS cấp trên trực tiếp của VKS ra quyết định kháng nghị.

Hiện tại, thẩm quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị phúc thẩm được quy định

tại khoản 1 Điều 342 BLTTHS 2015 quy định:“Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc

tại phiên tòa phúc thẩm…VKS ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng khơng được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo…; VKS ra quyết

định kháng nghị hoặc VKS cấp trên trực tiếp có quyền rút một phần hoặc tồn bộ

kháng nghị”.

Như vậy, có thể hiểu khi VKS cấp sơ thẩm kháng nghị thì VKS cấp phúc thẩm

khơng được quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị mặc dù qua xác minh, thu thập

chứng cứ, tài liệu, đồ vật ở cấp phúc thẩm, VKS cấp phúc thẩm có đủ căn cứ thấy

kháng nghị cịn thiếu sót nhưng thời hạn kháng nghị của cấp sơ thẩm đã hết. Quy định này đã giới hạn vai trò của VKS cấp phúc thẩm trong bảo vệ kháng nghị. Đồng

thời, trường hợp thay đổi kháng nghị tại phiên tịa phúc thẩm thì nội dung khoản 1

Điều 342 BLTTHS năm 2015 mâu thuẫn khoản 2 Điều này về thẩm quyền trong

31 Thông báo sô 865/TB-VKSTC ngày 17/11/2020, Kết luận chỉ đạo của lãnh đạo VKSND tối cao tại Hội

trường hợp VKS cấp sơ thẩm kháng nghị do khoản 2 quy định:“Việc thay đổi, bổ sung,… kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa”. Khoản 3 Điều 41

Quy chế 505/QĐ-VKSTC cũng hướng dẫn: “Tại phiên tòa phúc thẩm, việc thay đổi,

bổ sung, rút kháng nghị do KSV thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên

tòa quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Sau phiên tịa, KSV báo cáo ngay với lãnh đạo VKS và thông báo cho VKS đã kháng nghị biết”. Nếu thực

tiễn tại phiên tòa phúc thẩm phát sinh tình tiết mới, KSV đại diện VKS cấp phúc

thẩm THQCT phát biểu quan điểm thay đổi, bổ sung kháng nghị thì lại khơng thuộc thẩm quyền quy định khoản 1 Điều 342 BLTTHS năm 2015. Như đã phân tích ở trên, trong thực tiễn vẫn cịn rất nhiều trường hợp KSV cấp phúc thẩm THQCT và KSXX tại phiên tòa bổ sung, thay đổi kháng nghị và vẫn được HĐXX phúc thẩm chấp nhận.

Vì vậy, để giải quyết vướng mắc này, cần bổ sung thẩm quyền bổ sung, thay

đổi kháng nghị trong BLTTHS năm 2015 cho “VKS cấp trên trực tiếp” của VKS ra

quyết định kháng nghị. Quy định như vậy là cần thiết và phù hợp với thực tiễn

kháng nghị thời gian qua (kế thừa quy định Điều 238 BLTTHS năm 2003), cũng là

để tạo điều kiện thuận lợi bảo vệ các kháng nghị đúng, sửa chữa những kháng nghị chưa chính xác nhằm bảo đảm pháp chế XHCN, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của người tham gia tố tụng…

- Bổ sung thêm cụm từ “nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết” vào sau nội dung quy định tại khoản 1 Điều 342 BLTTHS năm 2015 “Trước khi bắt đầu

phiên tòa hoặc tại phiên tịa phúc thẩm,…nhưng khơng được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo”, đồng thời, sửa đổi “không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo”

thành “khơng được làm xấu hơn tình trạng của người bị kháng nghị” để đảm bảo

diện đối tượng kháng nghị được bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ đầy đủ, toàn diện.

Khoản 1 Điều 342 BLTTHS năm 2015 sau khi sửa đổi, bổ sung có nội dung

như sau:“Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm,… nhưng khơng

được làm xấu hơn tình trạng của người bị kháng nghị nếu thời hạn kháng cáo,

kháng nghị đã hết”.

- HĐTP TAND tối cao cần ban hành nghị quyết thay thế Nghị quyết số

05/2005/NQ-HĐTP của HĐTP TAND tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định

trong phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của BLTTHS năm 2003 cho phù hợp với quy

định của BLTTHS năm 2015 hoặc VKSND tối cao, TAND tối cao cần ban hành hướng dẫn một số nội dung liên quan đến bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc

thẩm quy định tại Điều 342 BLTTHS năm 2015 cho cụ thể, rõ ràng để làm cơ sở

+ Hướng dẫn trường hợp bổ sung, thay đổi kháng nghị trong thời gian cịn

thời hạn kháng nghị thì VKS có thẩm quyền kháng nghị có thể “bổ sung, thay đổi

nội dung kháng nghị đối với một phần hoặc toàn bộ bản án mà mình có quyền

kháng nghị theo hướng có lợi hoặc khơng có lợi cho người bị kháng nghị”, “VKS

đã rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị nhưng sau đó có kháng nghị lại mà vẫn

cịn trong thời hạn kháng nghị thì vẫn được chấp nhận để xét xử phúc thẩm theo thủ tục chung”. Những hướng dẫn này vừa kế thừa những điểm phù hợp trong Nghị

quyết số 05/2005/NQ-HĐTP, vừa giải quyết được những vướng mắc trong thực tiễn thời gian qua và phải áp dụng Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP để giải quyết.

+ Hướng dẫn cụ thể về nội dung “không được làm xấu hơn tình trạng của

người bị kháng nghị” trong trường hợp bổ sung, thay đổi kháng nghị phúc thẩm

quy định tại khoản 1 Điều 342 BLTTHS năm 2015, theo đó:

* Làm xấu hơn tình trạng của bị cáo là làm bị cáo có thể bị TA cấp phúc

thẩm xử phạt nặng hơn như tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của BLHS về tội

nặng hơn; áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; áp dụng hình phạt bổ

sung, áp dụng thêm biện pháp tư pháp cho bị cáo; tăng mức bồi thường thiệt hại cho bị cáo; chuyển sang hình phạt thuộc loại nặng hơn hoặc không cho bị cáo được hưởng án treo so với bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

* Làm xấu hơn tình trạng của những người tham gia tố tụng khác là làm họ có thể bị TA cấp phúc thẩm xét xử theo hướng giảm quyền lợi hoặc tăng nghĩa vụ

đối với họ so với bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung Quy chế 505/QĐ-VKSTC theo hướng:

Quy định VKS đã kháng nghị gửi quyết định bổ sung, thay đổi, rút kháng

nghị phúc thẩm cho VKS cấp trên trực tiếp; quy định về thời hạn gửi bản án, quyết

định từ VKS cấp sơ thẩm lên VKS cấp phúc thẩm; quy định về trách nhiệm đôn đốc

việc gửi bản án, quyết định sơ thẩm; quy định về trách nhiệm theo dõi quản lý các

bản án, quyết định sơ thẩm được gửi đến; quy định về việc kiểm sát và lập phiếu

kiểm sát bản án, quyết định sơ thẩm ở hai cấp sơ thẩm, phúc thẩm; trách nhiệm của

KSV, lãnh đạo đơn vị trong việc phát hiện vi phạm và ban hành kháng nghị phúc

thẩm; quy định về việc báo cáo, kiểm tra với những trường hợp có sự khác nhau

giữa đề nghị của VKS và quyết định TA về áp dụng BLHS, về mức án...

2.3.2. Biện pháp khác bảo đảm áp dụng quy định về bổ sung, thay đổi, rút

kháng nghị phúc thẩm

- Lãnh đạo VKS, KSV phải thực hiện nghiêm Quy chế công tác THQCT,

số 599/QĐ-VKSTC ngày 06/12/2019 của Viện trưởng VKSND tối cao) trong kháng nghị phúc thẩm. Cần tăng cường phối kết hợp giữa VKS cấp sơ thẩm và phúc thẩm

trong giải quyết kháng nghị, trong đó có việc báo cáo, tham khảo ý kiến VKS cấp

trên trước khi kháng nghị phúc thẩm ngang cấp. Sau khi đã ra quyết định kháng

nghị phúc thẩm, VKS cấp dưới cần trao đổi ngay với VKS cấp trên trực tiếp về quá trình giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm, đặc biệt nêu rõ căn cứ, lý do kháng nghị phúc thẩm. VKS cấp trên phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, các căn cứ và lý do kháng nghị, cần thiết có thể thực hiện các biện pháp khác nhau để củng cố hồ sơ, thu thập thêm

chứng cứ phục vụ cho việc bảo vệ quan điểm trong kháng nghị.

Nếu VKS cấp trên thấy kháng nghị của VKS cấp dưới chưa chính xác thì trao

đổi với với VKS ra kháng nghị có quyết định kháng nghị bổ sung (nếu cịn thời hạn)

hoặc rút kháng nghị (nếu khơng có căn cứ kháng nghị) hoặc VKS cấp trên ra quyết

định kháng nghị bổ sung (nếu còn thời hạn kháng nghị). Thường xuyên ban hành

thông báo rút kinh nghiệm về các kháng nghị phúc thẩm có chất lượng tốt cũng như các kháng nghị bị TA không chấp nhận hoặc bị VKS cấp phúc thẩm rút kháng nghị. Hàng năm, VKS cấp tỉnh, cấp cao cần xây dựng những chuyên đề nghiệp vụ để đánh giá, rút kinh nghiệm đối với trường hợp VKS cấp trên rút kháng nghị hoặc

Tòa cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng nghị.

Trong công tác bảo vệ kháng nghị phúc thẩm, lãnh đạo VKSND cấp cao,

VKS cấp tỉnh cần chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời các hoạt động xác minh trong giai đoạn phúc thẩm vụ án để có thể bảo vệ một cách tốt nhất kháng

nghị phúc thẩm. Khi kháng nghị phúc thẩm có căn cứ thì phải chỉ đạo kiên quyết

bảo vệ đến cùng, ngược lại đối với những kháng nghị chưa đầy đủ, khơng có căn cứ vững chắc hoặc kháng nghị có sai lầm nghiêm trọng thì lãnh đạo càng kiên quyết

hơn chỉ đạo thực hiện thay đổi, bổ sung kháng nghị, rút kháng nghị, thậm chí có thể

ban hành kháng nghị phúc thẩm mới để khắc phục kháng nghị trước đó.

- VKS ra quyết định kháng nghị khi rút kháng nghị phải báo cho VKS cấp

trên trực tiếp biết để xem xét lại quyết định kháng nghị, quyết định rút kháng nghị

phúc thẩm, từ đó VKS cấp trên trực tiếp có quyết định phù hợp tránh tình trạng

VKS ra quyết định kháng nghị rút kháng nghị mà VKS cấp trên trực tiếp không biết

được để kháng nghị lại trong trường hợp việc rút kháng nghị khơng có căn cứ.

- Thực hiện đúng Quy chế 505/QĐ-VKSTC: Trường hợp trước khi mở phiên tòa phúc thẩm, Viện trưởng VKS cấp trên trực tiếp rút kháng nghị của Viện trưởng VKS cấp dưới thì phải có văn bản trao đổi với Viện trưởng VKS cấp dưới; nếu Viện

chịu trách nhiệm về quyết định đó để tránh tình trạng VKS cấp trên trực tiếp rút

kháng nghị của VKS cấp dưới hoặc VKS đã kháng nghị nhưng KSV THQCT và

KSXX tại phiên tòa đã rút kháng nghị trước đó mà việc rút kháng nghị rõ ràng

khơng có căn cứ.

- Tăng cường công tác phối hợp với TA trong q trình giải quyết vụ án hình

sự, hồn thiện các quy chế phối hợp với TA để tạo điều kiện thuận lợi cho VKS

trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhất là việc kiểm sát bản án, để kịp

thời phát hiện vi phạm ban hành kháng nghị, quan tâm kiểm sát biên bản phiên tòa

sau khi xét xử (đây là chỉ tiêu mới bổ sung Viện trưởng VKSND tối cao yêu cầu

toàn ngành thực hiện) để đảm bảo việc ban hành bản án của TA, kháng nghị của

Kết luận Chương 2

Chương 2 của luận văn đã nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận về bổ

sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm, trong đó đã đưa ra khái niệm bổ sung

kháng nghị phúc thẩm, thay đổi kháng nghị phúc thẩm, rút kháng nghị phúc thẩm; ý

nghĩa của việc quy định bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm; phân biệt

những điểm khác nhau giữa bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm. Đồng

thời, phân tích, làm rõ các quy định của pháp luật TTHS (chủ yếu là BLTTHS năm 2015) về bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự.

Trên cơ sở lý luận và quy định của pháp luật TTHS về bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm, Chương 2 đã nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực tiễn áp

dụng bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự của VKS các cấp từ

năm 2018 đến năm 2020. Qua khảo sát cho thấy, đại đa số các quyết định bổ sung,

thay đổi, rút kháng nghị của VKS các cấp được thực hiện nghiêm túc, nội dung thay

đổi, bổ sung, rút kháng nghị là có căn cứ, đều dựa trên bản án của TA cấp sơ thẩm,

phù hợp với các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, thủ tục, thời hạn đảm bảo theo quy định của pháp luật, giúp cho công tác kháng nghị phúc thẩm của VKS được chất lượng, hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, việc bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị của VKS vẫn còn những

hạn chế cần phải khắc phục, cũng như có một số quy định của pháp luật thực hiện

trong thực tiễn còn vướng mắc cần phải điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung. Những hạn

chế trên do các nguyên nhân như: một số quy định của BLTTHS năm 2015 về bổ

sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm còn chưa cụ thể, rõ ràng, chưa phù hợp

với thực tiễn; một số KSV cịn hạn chế về trình độ, năng lực, kỹ năng, làm việc chưa hết trách nhiệm; quan hệ công tác, quan hệ phối hợp giữa VKS cấp dưới và

VKS cấp trên chưa được thực hiện nghiêm túc, thực hiện chưa tốt…Từ đó, Chương 2 đã đề xuất các biện pháp về sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn pháp luật quy định về bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm, cũng như các biện pháp bảo đảm hiệu quả áp dụng các quy định này trong thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả áp dụng bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự.

KẾT LUẬN

Cơng tác kháng nghị phúc thẩm của VKS các cấp đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, khắc phục được nhiều vi phạm của các bản án, góp phần giải quyết vụ án, vụ việc đúng quy định của pháp luật và kịp thời, đảm bảo sự công bằng của

pháp luật, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay. Tuy vậy, thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật TTHS về căn cứ, thời hạn kháng nghị phúc thẩm, bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm của VKS các cấp còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Việc nghiên cứu về lý luận, quy định của pháp luật TTHS và thực tiễn áp dụng căn cứ, thời hạn, bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm của VKS các cấp là rất cần thiết để đánh giá đúng thực tiễn, chỉ ra những tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất, kiến nghị các biện pháp bảo đảm áp dụng căn cứ, thời hạn, bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm chất lượng, hiệu quả là rất cần thiết,

cấp bách.

Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã khảo sát, đánh giá về thực tiễn áp

dụng căn cứ, thời hạn, bổ sung, thay đổi và rút kháng nghị phúc thẩm của VKS các

cấp, từ đó đã rút ra kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân

của hạn chế, vướng mắc, từ đó đề xuất các biện pháp bảo đảm hiệu quả áp dụng căn cứ, thời hạn, bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm như: sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn cụ thể các quy định của pháp luật liên quan đến căn cứ, thời hạn, bổ

sung, thay đổi và rút kháng nghị phúc thẩm; các biện pháp về sửa đổi, bổ sung một số quy định của ngành Kiểm sát liên quan đến kháng nghị phúc thẩm, THQCT và KSXX phúc thẩm vụ án hình sự; nâng cao trình độ, năng lực, ý thức trách nhiệm

của đội ngũ KSV, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo VKS các cấp đối

Một phần của tài liệu Kháng nghị phúc thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 59 - 66)