Lịch sử phát triển

Một phần của tài liệu khảo sát quá trình lên men malolactic rượu vang chanh dây (Trang 53)

Năm 1916, Nelson và Griffin đã tiến hành thí nghiệm với enzyme invertase của nấm men, và nhận thấy khi hấp phụ vào than thì vẫn có khả năng thủy phân đường

saccharose. Sau đó trên thế giới người ta đã nghiên cứu tìm ra được rất nhiều enzyme có thể cố định trên các loại chất mang và hoàn toàn có thể lên men tốt bình thường, thậm chí một số cho hiệu quả lên men tốt hơn. Và dựa trên phương pháp cố định

enzyme người ta tiến hành cố định tế bào. Với một loạt những nghiên cứu tế bào vi sinh vật, hiện nay phương pháp cốđịnh tế bào vi sinh vật đang rất được phát triển.

Năm 1960, Hattori và Furusaka đã cố định tế bào E.Coli hấp thụ trên Dowex 1 và vẫn duy trì hoạt động trao đổi chất.

Năm 1964, công nghệ hiện đại sử dụng tế bào cố định đầu tiên đã được thực hiện tại nhà máy U.A Squibb. Đó là sự biến đổi sinh học của steroid hormone bởi tế

bào chịu nhiệt.

Năm 1966, Mosbach đã đề ra lần đầu tiên phương pháp bọc tế bào trong hệ

thống lỗ xốp, đó là bọc trong gel polyacrylamide.

Năm 1985, Klein và Vorlop đã phát triển phương pháp này, đồng thời bổ sung nhiều kĩ thuật mới, điều này đã đem lại nhiều lợi thếhơn hẳn các phương pháp khác.

Năm 1973, nhà máy Nhật Tanabe Seyaku đã sử dụng gel arylamide và

carrageenan để cố định tế bào nhằm sản xuất liên tục acid L-aspartic, sản phẩm L- malic từ acid fumaric vào năm 1974 và sản phẩm L-alanine từ acid L-malic vào năm

1982.

Năm 1973, Chibata và các cộng tác viên cũng đã thành công trong việc cốđịnh tế bào vi sinh vật đầu tiên để sản xuất L-aspartate từ ammonium fumarate bằng gel acrylamide.

Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng kĩ thuật cốđịnh tế bào vi sinh vật để sản xuất như lên men bia, cồn, hay thu nhận enzyme…

Một phần của tài liệu khảo sát quá trình lên men malolactic rượu vang chanh dây (Trang 53)